Chuyên gia kinh tế đưa ra những phân tích, giải thích, nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 45 - 49)

đánh giá

Chuyên gia với đặc thù là những người có chun mơn sâu, am hiểu tường tận về lĩnh vực mình nghiên cứu, cơng tác, vì vậy, ý kiến chuyên gia thường được khai thác ở góc độ giải thích những nội dung mới, những thuật ngữ chuyên môn. Đối với báo chí kinh tế, các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hay những thuật ngữ của lĩnh vực đang được nhiều người quan tâm là mảng thông tin cần phải chuyển tải đến cơng chúng. Ví dụ, để lý giải những nội dung mới của Quyết định 51 của Thủ tướng Chính phủ, cho phép các doanh nghiệp Nhà nước được thoái vốn dưới mệnh giá và giá trị sổ sách, tháo gỡ điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước thối vốn ngồi ngành, Thời báo Kinh tế Việt Nam có bài “Gỡ vướng cho doanh

nghiệp cổ phần hóa” (Số 249+250, ngày 17-18/10/2014), trong đó đăng 6 ý kiến

độc lập về vấn đề này. Ơng Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban chứng khốn Nhà nước giải thích những nội dung mới của Quyết định 51: “Quyết định 51 tạo ra nhiều đột phá

như vấn đề doanh nghiệp lỗ vẫn có thể chào bán, thối vốn cổ phần hóa, các nội dung liên quan đến gắn kết cổ phần hóa với niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng đã được tháo gỡ một cách bài bản. Tuy nhiên, vẫn còn vướng mắc như doanh nghiệp thực hiện chào bán ra công chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay cơng ty kiểm tốn doanh nghiệp phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận”. Ý kiến của ông Vũ Bằng nêu ra những điểm

cốt lõi của Quyết định 51, những nét khái quát nhất về nội dung mới trong quyết định này, giúp độc giả có thể hình dung một cách sơ lược kể cả với những người chưa được tiếp xúc với văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cũng trong bài viết này, ý kiến của TS Vũ Đình Ánh lý giải tại sao phải ban hành Quyết định 51: Một khi chủ trương quyết tâm thối vốn ngồi

ngành thì các doanh nghiệp phải thực hiện triệt để vì vấn đề quan trọng nhất là dứt điểm tình trạng đầu tư ngồi ngành để từ đó các doanh nghiệp tập trung hoạt động kinh doanh chính của mình. Danh sách 432 doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa trong 2 năm 2014-2015 là một con số rất cụ thể, đây là một danh sách có tên họ địa chỉ rõ ràng, không thể gạch tên này thay tên khác. Từ danh sách này có thể quy trách nhiệm cá nhân với từng trường hợp DN trì hỗn cổ phần hóa.

Một số văn bản mới ban hành cần được chuyên gia làm rõ những điểm khác biệt so với quy định cũ để người dân, doanh nghiệp và những đối tượng ảnh hưởng có thể theo dõi, áp dụng. Như trường hợp Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 29- 1-2015 của Bộ Tài chính về thanh tốn tiền mặt, Luật sư Đặng Lam Giang, Cơng ty Luật TNHH Inteco đã có những giải thích cụ thể: “Khoản 1, điều 3 Thông tư số

09/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại điều 6, Nghị định số 222 nói trên đã quy định rõ: “Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác”. Nghĩa là điều 6 của Nghị định 222 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp khi có hoạt động góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, cịn với cá nhân thì có thể tự do lựa chọn phương thức thanh toán. Chỉ việc bổ sung một từ “khác” ở đây nhưng quy định đã hoàn toàn rõ nghĩa, gỡ rối cho các doanh nghiêp cũng như cơ quan quản lý”. (Bài “Thêm một chữ, gỡ được rối”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Online ngày 19/2/2015)

Đối với giải thích thuật ngữ mới, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã phỏng vấn PGS. TS Trần Hồng Ngân, Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội trong bài

“Xử lý sở hữu chéo không đơn giản” (Số 281, ngày 24/11/2014) về vấn đề sở hữu

chéo trong ngân hàng. PGS. TS Trần Hồng Ngân giải thích sự nguy hiểm của sở hữu chéo trong ngân hàng: “Ví dụ ngân hàng nước ngồi mua cổ phần ngân hàng

sở hữu chéo làm cho vốn điều lệ của ngân hàng phồng lên nhưng lại khơng phải là vốn thực thì đó là tiêu cực hay những khoản cho vay qua lại với nhau để che dấu khoản nợ thực”.

Cũng về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu trong bài “Sở hữu chéo

trong ngân hàng vẫn phức tạp” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 275, ngày

17/11/2014) làm rõ: “Tại Mỹ, để tìm ra sở hữu chéo, cơ quan thanh tra đi vào tận

các ngân hàng tìm hiểu em tiền của các cổ đông mua cổ phần là từ đâu, tiền trên tài khoản phải là tiền tiết kiệm hoặc từ các nguồn thu bán các tài sản khác để mua cổ phần, cổ phiếu... nếu các khoản tiền mua cổ phần, cổ phiếu là tiền đi vay ngay lập tức cơ quan này sẽ yêu cầu cổ đơng đó phải thối vốn”. Qua các giải thích từ chun gia có thể thấy, “sở hữu chéo” trong ngân hàng là tình trạng cổ đơng vay của ngân hàng nọ để mua cổ phần, cổ phiếu hoặc góp vốn vào ngân hàng khác, tạo ra những “sợi dây” liên kết nhằng nhịt, rối rắm, khiến cho tổng tài sản của ngân hàng có vẻ tăng lên trên sổ sách nhưng thực tế chỉ là biến báo số liệu, khi một ngân hàng gặp sự cố về thanh khoản nguy cơ làm ảnh hưởng dây chuyền.

Chuyên gia cũng là người đưa ra các đánh giá, phân tích về những vấn đề thực tế xảy ra trong đời sống kinh tế để cơng chúng có cái nhìn tồn diện hơn. Trong bài “Ngỡ ngàng với lạm phát thấp” (Số 1+2+3 (4502 - 4504) ngày 1- 3/1/2015), PGS.TS Ngơ Trí Long đánh giá về số liệu lạm phát của năm 2014 vừa được công bố: “Đây là mức lạm phát thấp kỷ lục, thấp hơn nhiều so với nghị quyết

của Quốc hội đã đề ra (lạm phát 4,09% năm 2014) và thấp ngoài dự kiến. Nếu so với mặt bằng chung về mức lạm phát của khu vực và thế giới là tương đồng. Lạm phát khơng cịn là con ngựa bất kham. Cần thấy rõ bản chất lạm phát quá thấp là do tổng cầu chưa được cải thiện, không phải do năng suất chất lượng trong sản xuất kinh doanh được nâng lên làm cho chi phí sản xuất và giá thành hạ. Việc kiểm sốt lạm phát lúc này chỉ mới thành cơng một nửa do tăng trưởng kinh tế chưa được cải thiện rõ rệt”. Cũng về vấn đề này, TS Vũ Đình Ánh đánh giá ở góc độ

tích cực hơn: Đây là một trong những thành tích kinh tế nổi bật của năm, lạm phát đã được kiềm chế một cách vững chắc, thơng qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ.

Hay để làm rõ vấn đề có hay khơng hành vi trốn thuế tiêu thụ đặc biệt của Tổng cơng ty Bia Sài Gịn (Sabeco), Bản tin Tài chính Kinh doanh ngày 7/7/2015 đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam: “Giải thích của Sabeco về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào sản xuất chứ không phải vào thương mại là chưa đủ. Trong trường hợp các đơn vị bán qua các công ty thương mại, ở khâu sản xuất giảm giá xuống sau đó nâng giá dần dần và người tiêu dùng chịu giá bán cao còn thu thuế thấp. Không thu ở khâu thương mại nhưng giá khâu sản xuất phải phù hợp thị trường. Đối với cơng ty con nếu có tình trạng lợi dụng thuế ở khâu sản xuất để giảm giá xuống, luật có ràng buộc khơng được thấp hơn 10% so với giá bán ra ngoài hệ thống. Nếu bán thấp hơn cơ quan thuế có quyền truy thu”. Giải thích của bà Nguyễn Thị Cúc cho thấy cách thức để Sabeco “lách”

thuế, doanh nghiệp đóng thuế thấp nhưng sản phẩm bán cho người tiêu dùng vẫn ở mức cao.

Báo chí cũng khai thác chun gia ở góc độ đánh giá, phân tích chun sâu, có tính tổng hợp về một vấn đề của đời sống kinh tế. Những thông tin chuyên sâu này thường xuất hiện trên báo in, báo điện tử qua các bài viết do chuyên gia đứng tên tác giả. Có thể lấy bài viết “Tác động của giá dầu đến ngân sách” của TS Vũ Đình Ánh đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam (số 40 - 47, ngày 16-24/2/2015) làm ví dụ. Tác giả phân tích về vai trị của dầu thơ trong nền kinh tế bằng các số liệu: “Từ năm 2002 đến nay chỉ duy nhất năm 2009 thu ngân sách Nhà nước từ

dầu thô không đạt dự tốn cịn lại năm nào cũng vượt thu như năm 2004 vượt 90% hay năm 2003 vượt 60%. Năm 2014, thu ngân sách từ FDI đạt 846.000 tỷ đồng, đóng góp 27,5%; trong đó riêng dầu thơ đóng góp 107.000 tỷ đồng, chiếm 20%, chủ yếu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên. Quy mơ đóng góp của

dầu thô vào ngân sách Nhà nước tăng liên tục từ 26,5 nghìn tỷ đồng năm 2002 lên 89,6 nghìn tỷ đồng năm 2008 và 140 nghìn tỷ đồng năm 2012”. Một loạt các số

liệu chuyên gia đưa ra nhằm khẳng định nguồn thu từ dầu thơ đóng góp tỷ trọng rất lớn vào thu ngân sách. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc quá lớn của cơ cấu thu ngân sách Nhà nước vào dầu thô, dẫn đến những bất cập, thiếu bền vững.

Từ những phân tích trên, TS Vũ Đình Ánh cho rằng: Bộ Tài chính cần lập các phương án quy mô hụt thu khác nhau tương ứng giả định giá dầu thơ và giá xăng dầu năm 2015. Đánh giá tồn diện tác động của từng phương án giá dầu thô đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, xuất khẩu và tiêu dùng. Chủ động đề xuất phương án bù đắp thiếu hụt nguồn thu tạm thời và không tạm thời từ khai thác các nguồn thu khác.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w