Sau khi phân tích thực trạng, ngun nhân, thơng thường chuyên gia sẽ đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để giải quyết vấn đề. Qua khảo sát cho thấy, giải pháp chuyên gia đưa ra có những giải pháp vĩ mơ, đề nghị thay đổi cả cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, cũng có các nhóm giải pháp cụ thể cho từng đối tượng với những bước đi thích hợp.
Trong bài “Ngăn chặn tội phạm ngành ngân hàng” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 13, ngày 15/1/2015), tác giải bài viết đi tìm giải pháp để ngăn chặn tình trạng tội phạm ngành ngân hàng tăng mạnh với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Từng giữ cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện đang là đại biểu Quốc hội cũng là chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, ông Cao Sỹ Kiêm đề xuất một số giải pháp: “Giai đoạn sắp tới nhất là trong năm
2015 cần tiếp tục nâng cao tính hiệu quả, khả năng quản trị, của hệ thống ngân hàng thương mại kể cả liên doanh, cổ phân và nước ngoài để tạo yếu tố an toàn. Ngoài ra chúng ta hải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nếu phát hiện vi phạm phải kịp thời xử lý”.
Đối với một số lĩnh vực cụ thể về tài chính – ngân hàng, giải pháp chuyên gia đưa ra cũng rõ ràng theo từng lộ trình, bước đi thích hợp. Ý kiến của TS Võ Trí
Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trong bài
“Giải tỏa ách tắc vốn trong nền kinh tế” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 19, ngày
22/1/2015) đã nêu từng giải pháp để khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế: “Thứ
nhất, tái cấu trúc hệ thống tài chính theo hướng cân đối hơn thơng qua lành mạnh hóa tổ chức tín dụng và nâng cao vào trị thị trường chứng khoán. Thứ hai, áp dụng rộng rãi chuẩn mực quốc tế và bảo đảm tính trung thực, hiệu quả chế tài thực thi cao. Thứ ba, thực hiện tái cơ cấu thị trường tín dụng ngân hàng. Thứ 4,
tái cơ cấu thị trường chứng khoán theo hướng lành mạnh hóa thị trường cổ phiếu, trái phiếu. Thứ năm, đổi mới mơ hình và cách thức giám sát thị trường tài chính”.
Trong thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng gặp khó khăn với việc thanh lý tài sản thế chấp khi người vay tiền khơng cịn khả năng trả nợ. Để giải quyết vấn đề này, Luật sư Lương Văn Trung, Công ty Luật Bross & Partners đưa ra một số giải pháp: “Có thể đưa thêm điều khoản “đến hạn khi bán” (due-on-sale) vào thỏa
thuận thế chấp để cho phép ngân hàng có quyền thanh lý hợp đồng vay nếu bên vay bán tài sản mà ngân hàng thấy rủi ro về khả năng tiếp tục trả nợ. Cũng cần có cơ chế đặc thù do Chính phủ hoặc các bộ, ngành liên quan ban hành để kiểm soát giao dịch tài sản thế chấp là động sản trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Về phần mình, các ngân hàng nên càng sớm càng tốt đánh giá lại chính sách cho vay, kiểm sốt rủi ro và các cơ chế tự vệ hợp pháp” (Bài “Bán tài sản thế chấp: nên công bằng hơn với bên vay”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 10/8/2014). Giải
pháp của Luật sư Lương Văn Trung đưa ra đề cập đến cả cơ quan quản lý Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong việc xử lý tài sản thế chấp. Trong đó, lưu ý cần có khung pháp lý cho phép ngân hàng thanh lý hợp đồng nếu thấy có rủi ro về việc trả nợ. Đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cần có cơng cụ để kiểm sốt hoạt động thế chấp tài sản.
Liên quan đến quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, TS Trần Hồng Ngân kiến nghị 5 giải pháp cụ thể để đẩy nhanh quá trình này: Thứ nhất, một vài ngân hàng sau tái cơ cấu cịn khó khăn, chưa khỏe hẳn cần tiếp tục chăm sóc đặng biệt, thậm chí thực hiện quốc hữu hóa. Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành để giúp việc xử lý tài sản thế chấp cầm cố một cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất. Thứ ba, tích cực tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát. Thứ 4, trao quyền chủ động nhiều hơn cho công ty quản lý tài sản. Thứ 5, cần giảm tỷ lệ trích dự phịng rủi ro đối với khoản nợ xấu được chuyển giao cho công ty quản lý tài sản.
(Bài “Tái cơ cấu ngân hàng vào chặng nước rút”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 40 - 47, ngày 16-24/2/2015)
Tương tự, ông Phùng Quốc Hiển cũng đề xuất những bước đi cụ thể để giảm nợ cơng: “Lộ trình giảm nợ cơng bắt buộc phải thực hiện 3 bước cơ bản là cơ cấu
lại nợ, giảm dần bội chi ngân sách, tăng cường kiểm soát vay. Đồng thời, kiến nghị cụ thể là ngân sách Nhà nước phải được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, công khai minh bạch. Việc quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng ngân sách Nhà nước phải bảo đảm cân đối đủ vốn trước khi quyết định đầu tư”
(Bài “Ba bước cho lộ trình giảm nợ cơng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 60, ngày 11/3/2015)
Giải pháp chuyên gia đưa ra trong nhiều trường hợp là những lời tư vấn để cơ quan quản lý Nhà nước, các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh tế tham khảo. Những ý kiến đó có thể gợi mở cách làm hay, phù hợp với thực tế, giúp giải quyết được vấn đề. Khi quan sát từ bên ngồi, chun gia có cái nhìn khách quan hơn, nhìn thấy những vấn đề mà người trong cuộc có khi chưa nghĩ đến.
2.2.4.7 Chuyên gia đưa ra dự báo, nhận định xu hướng phát triển
Những dự báo, nhận định xu hướng mà chuyên gia đưa ra thường là một kênh tham khảo rất quan trọng đối với nhiều vấn đề kinh tế-xã hội. Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, ý kiến của chuyên gia được nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân và cả cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm bởi phục vụ trực tiếp cho mục đích của từng đối tượng. Chuyên gia đưa ra dự báo, nhận định trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng thực tế cũng như vận dụng kiến thức chuyên môn chứ khơng phải cảm tính. Chính vì vậy, ý kiến của chun gia càng có giá trị hơn.
Trước hết là các vấn đề liên quan đến thị trường như giá vàng, tỷ giá, lãi suất. Như đã nói, thị trường thường xuyên biến động, do vậy để dự báo thị trường không phải dễ dàng. Chuyên gia có thể đưa ra dự báo căn cứ vào cách thức điều hành của cơ quan quản lý, ví dụ như Chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực đã từng
nhận định về tỷ giá: “Xét trên yếu tố cung cầu, diễn biến tỷ giá cũng được dự báo
sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2015. Có lẽ Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành thị trường ngoại hối theo cách đã làm giống như năm 2014” (Bài “Tỷ giá tiếp tục xu hướng ổn định”, Thời báo Kinh tế Việt Nam,số 4, ngày 5/1/2015).
Có trường hợp, dự báo của chuyên gia lại căn cứ vào diễn biến thị trường. Cũng theo ý kiến của chuyên gia Cấn Văn Lực trong bài “Thị trường vàng đang đi
ngang” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 200, ngày 21/8/2014), dự báo giá vàng
theo xu hướng thị trường: “Mặc dù giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao so với
giá thế giới nhưng chủ yếu là do vấn đề chi phí sản xuất và chi phí thẩm định giá vàng. Hơn nữa giá vàng trong hơn một tháng trở lại đây khá ổn định và đi ngang nên không tạo hấp dẫn lớn cho thị trường. Có thể về lâu dài giá vàng sẽ đi lên nhưng để đầu tư ngắn hạn thì khơng cịn nhiều tính hấp dẫn. Thời gian qua người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư vào bất động sản, chứng khốn thay vì đầu tư trên thị trường vàng như những năm trước đây”. Dự báo của chuyên gia Cấn Văn Lực vừa cho giai đoạn trước mắt và cả dài hạn. Về trước mắt, chuyên gia cho rằng giá vàng ổn định, cịn về lâu dài giá vàng có thể đi lên.
Cũng liên quan đến giá vàng, dự báo của chuyên gia thậm chí được nhận định cho giai đoạn ngắn trong tương lai như ý kiến của TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế: “Trong ngắn hạn, nhận định giá vàng vẫn sẽ ổn định, dù giá có
thể nhích nhẹ khi nhu cầu cuối năm tăng lên. Nếu giá vàng tăng cũng không tạo ra cú sốc nặng cho nền kinh tế Việt Nam như trước đây. Mặc dù vậy, nếu giá vàng tăng cũng sẽ có những tác động tiêu cực và tăng áp lực lên tỷ giá USD/VND, tình trạng bn lậu vàng sẽ tăng lên, thậm chí sẽ có hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng ra để đầu tư sang thị trường vàng”. (Bài “Vàng tăng nhẹ lên 35,2 triệu đồng/lượng”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 312, ngày 30/12/2014)
Dự báo của chun gia cịn có thể đưa ra được những con số rất cụ thể, làm tham chiếu cho diễn biến thực tế của thị trường. Chuyên gia tài chính ngân hàng
Nguyễn Trí Hiếu dự báo về lãi suất: “Mặt bằng lãi suất có thể giảm thêm trong
năm 2015. Nếu lạm phát trong năm 2015 quanh mức 4% thì lãi suất huy động đầu vào có thể giảm thêm từ 0,5 đến 1%”. (Bài “Lãi suất cho vay có cơ hội giảm nhẹ”,
Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 11 ngày 13/1/2015).
Phân tích ở góc độ khác, TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia dự báo lãi suất sẽ tăng do áp lực từ tăng lãi suất trái phiếu Chính phủ: “Nếu Chính phủ phát hành trái phiếu năm sau nhiều hơn năm
trước thì lãi suất sẽ phải tăng, nếu không, không ai mua. Việc kéo dài kỳ hạn trái phiếu đồng nghĩa Chính phủ phải chấp nhận mức lãi suất cao thì mới bán được hàng. Tơi dự đốn q 4 năm nay sẽ hình thành một mặt bằng lãi suất mới và cao hơn mức hiện tại”. (Bài “Lo trái phiếu làm khổ lãi suất”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 68+69, ngày 20-21/3/2015). Cũng về vấn đề dự báo lãi suất, trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 23/1/2015 trong bài “Dự báo lãi suất cho vay sẽ tăng
vào cuối năm”, ơng Lê Xn Nghĩa phân tích cụ thể hơn: Trong năm nay, lạm phát
được dự báo vào khoảng 3% và cao nhất là 3,3%. Do đó, lạm phát là điều khơng đáng lo trong năm 2015. Trong khi đó, lãi suất phụ thuộc nhiều vào lạm phát và lượng cung tiền của Ngân hàng Nhà nước… Nếu trái phiếu chính phủ tiếp tục được phát hành nhiều như hiện nay, và khơng có sự phối hợp chặt chẽ các chính sách thì đến cuối năm 2015, có thể sẽ hình thành một mặt bằng lãi suất mới, cao hơn hiện tại.
Đối với thị trường chứng khoán, sau khi trải qua những diễn biến trồi sụt của năm 2014, chuyên gia đã đưa ra dự báo tích cực, khả quan cho năm 2015 khi nhiều rào cản đã được loại bỏ. Trong đó, có ý kiến của ơng Nguyễn Thanh Lâm – Phó phịng Phân tích CTCK May Bank KimEng: “15 ngày cuối cùng của tháng
12/2014 thật sự đã giúp nhen nhóm lại “ngọn lửa hy vọng” của các nhà đầu tư. Thời điểm khó khăn nhất của thị trường đã trơi qua khi các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng lên thị trường đã dần được gỡ bỏ hoặc phản ảnh tương đối vào mặt bằng
giá… Tất cả những gì có được trong 15 ngày cuối năm giúp chúng ta “có quyền” tin tưởng vào một chu kỳ tích cực dành cho thị trường trong năm 2015 tới đây”.
Mặc dù những dự báo này còn khá chung chung nhưng điểm đáng ghi nhận là giúp thị trường bình tâm sau một thời gian trầm lắng, nhà đầu tư chứng khoán đã phải đối diện với nhiều “sóng gió”. (Bài “2014: Năm của những con sóng lớn”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ngày 31/12/2014)
Nhiều vấn đề của kinh tế thế giới có tác động, ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Tiêu biểu trong năm 2015 đó là “cuộc chiến” tiền tệ của Mỹ và Trung Quốc, trong khi Trung Quốc liên tục hạ tỷ giá để duy trì đồng Nhân dân tệ yếu, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, còn Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) lại rục rịch tăng lãi suất để thu hút dịng tiền quay về nước mình. Để tìm hiểu xu hướng về việc điều hành tiền tệ của các cường quốc trong thời gian tới, Bản tin Tài chính kinh doanh đã phỏng vấn chun gia nước ngồi, ơng David Kotox, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ đầu tư Cumberland Advisors vào ngày 13/8/2015, chỉ vài ngày trước khi FED có cuộc họp xem xét việc có tăng lãi suất cơ bản hay khơng. Ơng David Kotox nhận định:
“Mỹ sẽ khơng có động thài gì đâu vì nếu so sánh với những đợt cải tổ trước của Trung Quốc thì thực ra tỷ giá thay đổi cũng nhỏ thơi, tơi cho là khơng có cơ sở để FED thay đổi lãi suất vì FED dựa vào tăng trưởng, tỷ giá trong nước chứ khơng phải dựa vào chính sách của Trung Quốc”. Vào cuộc họp trong tháng 8/2015, FED
quyết định chưa điều chỉnh lãi suất, phải sau đó 4 tháng, vào tháng 12/2015, quyết định này mới được đưa ra với mức điều chỉnh rất thấp là 0,5%.
Về phương diện kinh tế vĩ mơ, dựa trên các số liệu có được cũng như diễn biến của nền kinh tế, chuyên gia đã đưa ra những nhận định về những chỉ số chủ chốt của nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát. TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam năm 2015: “Tăng trưởng có thể ở mức 6-6,1%, lạm phát 4-6%, bức tranh kinh tế Việt
những vấn đề chủ chốt được khơi thơng như chính sách tiền tệ về tín dụng và quản lý nợ xấu, hội nhập quốc tế, cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, đầu tư cơng và giám sát tài chính nhằm phịng ngừa rủi ro”. (Bài
“Kinh tế Việt Nam 2015: Phục hồi tốc độ tăng trưởng”, Thời báo Kinh tế Việt
Nam, số 20+21 ngày 23-24/1/2015). Thực tế, trong năm 2015, kinh tế nước ta trong năm 2015 đã có những diễn biến tương đối giống với dự báo của TS Võ Trí Thành với những bước phục hồi khả quan. Tăng trưởng đạt 6,7%, cao hơn một chút so với dự báo và lạm phát thấp hơn chỉ khoảng 1%.
Khơng ít dự báo của chun gia đã trở thành sự thật kể cả những nhận định tích cực cũng như tiêu cực. Có thể lấy ví dụ như dự báo của chun gia Nguyễn Trí Hiếu trong bài “Nhiều ngân hàng giảm lãi vì nợ xấu” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 65, ngày 17/3/2015): “Năm 2015 sẽ rất khó khăn với ngành ngân hàng và các
ngân hàng sẽ phải tranh đấu quyết liệt để có được bức tranh lợi nhuận như năm 2014. Những tác động của Thông tư 02 trong năm 2015 sẽ mạnh hơn 2014. Trong khi đó các quy định tại Thơng tư 36 cũng sẽ giới hạn nguồn thu của các ngân hàng qua các hoạt động cho vay cổ phiếu, chứng khoán và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2015”. Dự báo này đã được kiểm
chứng trong thực tế, ví dụ như trường hợp của Ngân hàng Eximbank, lợi nhuận giảm đáng kể do phải trích lập dự phịng rủi ro vì nợ xấu tăng cao, thậm chí có những q từ lãi chuyển thành lỗ.
Giá trị của các dự báo, nhận định từ chuyên gia ln được coi trọng khơng chỉ bởi tính chính xác mà cịn giúp cơng chúng hình dung được một cách tương đối những diễn biến trên các lĩnh vực nền kinh tế cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.