Kinh nghiệm của hải quan Malaysia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Trang 43)

1.6.1 .Kinh nghiệm của hải quan Hàn Quốc

1.6.2. Kinh nghiệm của hải quan Malaysia

Người khai báo phải nhập các dữ liệu khai báo dưới dạng thông tin điện tử, rồi truyền đến cơ quan hải quan thông qua mạng Dagang-net được kết nối với các Bộ Ngành (do Chính phủ xây dựng). Sau khi truyền số liệu, người khai báo đem bộ hồ sơ đến nơi làm thủ tục để kiểm tra, cán bộ hải quan sẽ kiểm tra, đối chiếu giữa bản giấy và dữ liệu khai báo điện tử (bao gồm thông tin do doanh nghiệp khai báo và các thông tin do các cơ quan khác truyền đến như cảng vụ, đại lý hãng tàu,…), trường hợp có sự sai lệch sẽ yêu cầu sửa chữa trên bản giấy.

Đối với những mặt hàng phải có phép, cơ quan cấp giấy phép gửi giấy phép dưới dạng điện tử cho hệ thống dữ liệu, thông tin về giấy phép này sẽ được truyền xuống cửa khẩu, cơ quan chuyên ngành ở cửa khẩu sẽ được quyền truy cập vào hệ thống để kiểm tra giấy phép, sau đó đóng dấu xác nhận lên tờ khai xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan chỉ thông quan sau khi có dấu xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành trên tờ khai.

Sau khi kiểm tra, cán bộ đăng ký sẽ quyết định hình thức kiểm tra của lô hàng dựa trên thông tin về quản lý rủi ro được cung cấp, tờ khai có thể được chia làm hai loại: Thơng quan ngay hoặc phải kiểm tra hàng hoá. Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển được tiến hành tại khu vực kiểm tra hàng hoá của hải quan. Kết quả kiểm tra sẽ được chuyển về cho cán bộ đăng ký để xác nhận thông quan. Sau đó, tờ khai được chuyển sang bộ phận kiểm tra tính thuế và được thơng quan sau khi đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)