CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng thanh toán học phí trực tuyến của sinh viên trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh (Trang 25 - 30)

Sau khi tổng quan lại hai mơ hình lý thuyết về sự chấp nhận sử dụng công nghệ và tổng hợp các bài nghiên cứu có liên quan ở trong và ngồi nƣớc, tác giả tập trung khái niệm lại lý thuyết cho 7 nhân tố và mối quan hệ của 7 nhân tố này với sự chấp nhận sử dụng OTP.

2.4.1 Khả năng tương thích (Compatibility)

Khả năng tƣơng thích là mức độ phù hợp của sự đổi mới cải tiến đó đối với cuộc sống của cá nhân của ngƣời sử dụng (Rogers, 2003). Khả năng tƣơng thích là mức độ thích hợp của sự đổi mới phù hợp giá trị hiện hữu, niềm tin, thói quen và những trải nghiệm trong quán khứ và hiện tại (Chen và cộng sự, 2004). Nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định khả năng tƣơng thích có tác động tới sự chấp nhận mua sắm trực tuyến - virtual store (Chen & ctg, 2004), thanh toán qua điện thoại - m-payment (Koenig-Lewis & ctg, 2010; Lin 2011), máy tính (Al-Gahtani, 2003). Do vậy, giả thuyết rằng có mối quan hệ giữa khả năng tƣơng thích và sự chấp nhận thanh tốn học phí trực tuyến trong nghiên cứu này.

H1. hả năng tương thích có ảnh hưởng thuận chiều với sự chấp nhận sử dụng thanh tốn học phí trực tuy n của sinh viên ĐH Cơng nghiệp TP. HCM.

2.4.2 Tính đơn giản (Simplicity)

Tính đơn giản là mức độ đơn giản hay phức tạp sẽ quyết định đến khả năng chấp nhận của cá nhân đối với sự cải tiến đó (Rogers, 2003). Cheung & ctg (2000) đã xác định rằng Tính đơn giản là những khó khăn trong việc hiểu và sử dụng sự đổi mới đó, họ cũng khẳng định rằng Tính đơn giản có ảnh hƣởng tới sự chấp nhận

sử dụng internet. Tính đơn giản là yếu tố chính trong sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Al-Ghaith & ctg, 2010). Có rất nhiều những nghiên cứu trƣớc đây cũng cho thấy rằng rào cản của sự chấp nhận sử dụng cơng nghệ mới đó là Tính đơn giản của nó (Richardson, 2009; Chigona & Licker, 2008; Pelletier & ctg, 2011; Al-Ghaith & ctg, 2010). Do đó, thêm một giả thuyết cho nghiên cứu này là Tính đơn giản có ảnh hƣởng tới sự chấp nhận sử dụng thanh tốn học phí trực tuyến của sinh viên.

H2. Tính đơn giản có ảnh hưởng có ảnh hưởng thuận chiều với sự chấp nhận sử dụng thanh tốn học phí trực tuy n của sinh viên ĐH Công nghiệp TP. HCM.

2.4.3 Khả năng quan sát (Observability)

Khả năng quan sát khả năng mà sự cải tiến có thể đƣợc quan sát bởi các cá nhân khác từ đó tạo đƣợc hiệu ứng lan toả qua các mạng lƣới cá nhân (Rogers 2003). Moore & BenbaSCN (1991) định nghĩa rằng khả năng quan sát thể hiện bởi hai nội dung: dễ thấy và có thể minh chứng đƣợc ngay kết quả khi sử dụng. Khả năng quan sát là có thể thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào và biết lập tức kết quả sử dụng (Al-Jabri & Sohail, 2012). Trong một số nghiên cứu cũng đã khẳng định có mối quan hệ giữa khả năng quan sát với sự chấp nhận sử dụng công nghệ thơng tin (Richardson, 2009), vi tính cơng cộng (Chigona & Licker, 2008), Banking Mobile (Al-Jabri & Sohail, 2012), hệ thống điều hành Web-based (Pelletier & ctg, 2011). Trong trƣờng hợp này, nghiên cứu đƣa ra giả thuyết có mối quan hệ giữa khả năng quan sát với sự chấp nhận sử dụng.

H3. hả năng quan sát có ảnh hưởng thuận chiều với sự chấp nhận sử dụng thanh tốn học phí trực tuy n của sinh viên ĐH Công nghiệp TP. HCM.

2.4.4 Lợi thế tương đối của công nghệ (Relative Advantage)

Lợi thế tƣơng đối sự cải tiến này là sự so sánh ƣu điểm khi sử dụng cơng nghệ mới có gì vƣợt trội hơn so với phƣơng thức đã áp dụng trƣớc đó (Rogers, 2005) và nghiên cứu của Rogers cũng khẳng định kết quả của lợi thế tƣơng đối đó là tăng hiệu quả, có lợi ích về kinh tế và nâng cao vị thế của ngƣời sử dụng (Rogers, 2003). Theo McCloskey cho rằng khi nhận thức của ngƣời sử dụng về lợi thế tƣơng đối hoặc sử hữu ích của cơng nghệ mới tăng vƣợt trội so với phƣơng thức đã sử dụng

trƣớc đó thì họ sẽ hƣớng tới để chấp nhận sử dụng (McCloskey, 2006). Lợi thế tƣơng đối trong một nghiên cứu về sự chấp sử dụng điện thoại di động trong giao dịch ngân hàng đƣợc khẳng định là những lợi ích về thuận tiện, thời gian, tài chính (Lin, 2011). Lợi thế tƣơng đối của cơng nghệ ngân hàng di động - Mobile banking chính là cách thức thuận tiện, hiệu quả, dễ kiểm soát trong quản lý tài chính (Al- Ghaith, Sanzogni, & Sandhu, 2010). Trong một nghiên cứu trƣớc đây về sự chấp nhận công nghệ cho ra kết quả rằng lợi thế tƣơng đối của một cơng nghệ mới có ảnh hƣởng tới tỉ lệ chấp nhận sử dụng nó (Moore & BenbaSCN, 1991). Do vậy, nghiên cứu đƣa ra giả thuyết rằng khi sinh viên nhận thức đƣợc những đặc trƣng của lợi thế tƣơng đối trong thanh tốn học phí trực tuyến thì họ hào hứng để chấp nhận nó.

H4. Lợi th tương đối có ảnh hưởng thuận chiều với sự chấp nhận sử dụng thanh tốn học phí trực tuy n của sinh viên ĐH Cơng nghiệp TP. HCM.

2.4.5 Khả năng trải nghiệm (Trialability)

Khả năng trải nghiệm là khả năng thử nghiệm trƣớc khi chấp nhận. Những ngƣời chấp nhận tiềm năng đƣợc phép thử nghiệm với sự cải tiến và họ cảm thầy thoải mái hơn và sẵn sàng cho sự chấp nhận (Agarwal & Prasad 1998; Rogers 2003). Trong một báo cáo của Tan & Teo (2000) cho rằng nếu nhƣ một khách hàng đƣợc thử nghiệm sự đổi mới, họ khơng cịn cảm giác lo sợ cho lần sử dụng kế tiếp thì họ sãn sàng để chấp nhận sử dụng sự cái tiến đó. Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định khả năng trải nghiệm có ảnh hƣởng tới sự chấp nhận sự đổi mới về công nghệ thơng tin (Richardson, 2009), máy tính cơng cộng (Chigona & Licker, 2008), hệ điều hành Web-based (Pelletier & ctg, 2011). Do vậy, nghiên cứu đƣa ra giả thuyết sau

H5. hả năng trải nghiệm có ảnh hưởng thuận chiều với sự chấp nhận sử dụng thanh tốn học phí trực tuy n của sinh viên ĐH Công nghiệp TP. HCM.

2.4.6 Ảnh hưởng xã hội (Social Influence)

Ảnh hƣởng xã hội đƣợc định nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận thấy rằng những những ngƣời quan trọng tin rằng nên sử dụng hệ thống mới và vai trò của ảnh hƣởng xã hội trong các quyết định chấp nhận công nghệ là rất phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các ảnh hƣởng ngẫu nhiên (Venkatesh & ctg., 2003). Ảnh

hƣởng xã hội là một trong những yếu tố chính làm tăng mức độ chấp dịch vụ thanh toán điện tử của ngƣời sử dụng (Kiattisin & Leelasantitham, 2013). Có nhiều những nghiên cứu cũng đã khẳng định ảnh hƣởng xã hội là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của sự đổi mới công nghệ (Jeremy Light, 2015); Jansorn, & ctg., 2013; Saleh Alwahaishi, 2013; Kaitawarn, 2015). Trong nghiên cứu này thì yếu tố ảnh hƣởng xã hội là mức tác động của những ngƣời có ảnh hƣởng (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, giảng viên, nhà trƣờng…) nghĩ rằng ngƣời sử dụng nên dùng công nghệ mới này.

H6. Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với sự chấp nhận sử dụng thanh toán học phí trực tuy n của sinh viên ĐH Cơng nghiệp TP. HCM.

2.4.7 Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions)

Điều kiện thuận lợi là mức độ mà cá nhân tin rằng tồn tại cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức để hỗ trợ cho việc sử dụng hệ thống (Venkatesh & ctg., 2003). Định nghĩa này đƣợc thể hiện bằng 3 cấu trúc của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi trong lý thuyết TPB (Ajen, 1985; 1991); TAM (Davis & ctg., 1989; 1993), yếu tố điều kiện thuận lợi trong mơ hình MPCU (Thompson & ctg., 1991). Venkatesh (2000) đã tìm thấy sự ủng hộ về sự tác động của điều kiện thuận lợi lên ý định và hành vi sử dụng bởi kỳ vọng nỗ lực. Theo Will & Allan (2011) thì có tất cả các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hệ thống ĐTTT nhƣ phần cứng, phần mềm và sự hỗ trợ kỹ thuật. Trong nghiên cứu này thì điều kiện thuận lợi là mức độ sẵn sàng của các công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức cho việc sử dụng thanh tốn học phí trực tuyến là hỗ trợ của mạng internet, mạng wifi.

H7. Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng thuận chiều với sự chấp nhận sử dụng thanh tốn học phí trực tuy n của sinh viên ĐH Cơng nghiệp TP. HCM.

2.4.8 Sự chấp nhận (Acceptance of Innovation)

Sự chấp nhận là phản ứng của mỗi cá nhân trong việc áp dụng công nghệ mới trong các hoạt động trong cuộc sống (Viswanath Venkatesh, 2003). Sử dụng cơng nghệ trong mơ hình UTAUT là khi ngƣời dùng quyết định sử dụng hệ thống công nghệ mới sau khi suy xét các tính năng, ƣu điểm để đạt kết quả cao trong hoạt động (Tossy, 2014). Là sự tin tƣởng sử dụng khi nhận ra khả năng áp dụng công nghệ

mới trong môi trƣờng giáo dục (Akbar, 2013). Tính ứng dụng, hiệu quả của cơng nghệ thanh tốn trực tuyến khuyến khích ngƣời dùng tin tƣởng sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (Jansorn, Kiattisin, & Leelasantitham, 2013). Sự suy xét giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hƣởng đến việc áp dụng các dịch vụ Mobile payment tác động đến sự chấp nhận sử dụng (Abrahão, Moriguchi, & Andrade, 2016). Là dấu hiệu cho thấy đại bộ phận ngƣời dùng chấp nhận sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến trong tƣơng lai gần (Muhayiddin, Ahmed, & Ismail, 2011). Trong nghiên cứu này, sự chấp nhận đƣợc xác định là sự thực thi, sử dụng, tin dùng hay sự thỏa mãn khi áp dụng công nghệ thanh tốn mới để thanh tốn học phí của sinh viên. Rogers (2003) xác định rằng sự chấp nhận nhƣ là một quyết định tận dụng triệt để việc sử dụng sự đổi mới. Chấp nhận là khi ngƣời sử dụng cho rằng quyết định sử dụng của họ là đúng đắn, họ hài lịng với những gì mà sự đổi mới đó đem lại và họ có hành vi giới thiệu cho ngƣời khác (Lee & Chung, 2009; Al-Jabri & Sohail, 2012). Và trong nhiều nghiên cứu sự chấp nhận đƣợc xác định là sự thực thi, sử dụng, sự dùng hay sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn thƣờng đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu nhƣ là một biến phụ thuộc cho sự thành công của công nghệ (Montazemi 1988; Raymond 1990).

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này ngƣời nghiên cứu đã thực hiện xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan đến sự chấp nhận sử dụng OTP. Các khái niệm cho các thuật ngữ liên quan đƣợc. Sau đó giới thiệu hai mơ hình lý thuyết về sự chấp nhận sử dụng công nghệ/ sự cải tiến đó là Mơ hình lan toả sự đổi mới (Diffusion of Innovations Theory - DIT) và Mơ hình thống nhất sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT). Tiếp sau đó là tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đã sử dụng hai mơ hình này thực hiện việc nghiên cứu của họ. Cuối cùng là tổng hợp các khái niệm cho các nhân tố và biến quan sát để đề xuất trong mơ hình nghiên cứu.

CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng thanh toán học phí trực tuyến của sinh viên trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)