Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của CN

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM

2.2. Giới thiệu ngân hàn gÁ Châu – CN Phan Đăng Lưu

2.2.4.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của CN

− Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đều hướng về một mục tiêu chung là có được một kết quả kinh doanh tốt nhất.

Bảng 2.2.4.3.. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của CN Phan Đăng Lưu

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tổng doanh thu 126.107 256.104 523.373 129.997 103,08 267.269 104,36 Thu từ lãi 115.490 239.441 478.654 123.951 107,33 239.213 99,90 Thu từ hoạt động dịch vụ 6.880 11.007 15.850 4.127 59,99 4.843 43,50 Thu từ hoạt động khác 3.737 5.656 8.869 1.919 51,35 3.213 56,81 2. Tổng chi phí 103.255 221.803 456.614 118.548 114,81 234.811 105,86 Chi về huy động vốn 82.920 168.708 363.391 85.788 103,46 215.051 115,40 Chi phí khác 20.335 53.095 93.223 32.760 161,10 40.128 75,58

3. Lơi nhuận trước chi phí dự phịng rủi ro

22.852 34.301 46.759 11.449 50,10 12.458 36,32

Trang 27

phòng rủi ro

5. LN (3-4) 21.049 31.499 38.433 10.450 49,65 6.934 22,01

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm của ACB-Phan Đăng Lưu) − Hiện nay thu nhập của chi nhánh đến từ ba nguồn chính: thu nhập từ bán vốn

huy động cho Hội Sở, thu lãi tín dụng và thu phí dịch vụ. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể: doanh thu đạt 126.107 triệu đồng năm 2010, đạt 256.104 triệu đồng năm 2011, tăng 103,08% tương ứng 129.997 triệu đồng so với năm 2010 và doanh thu đạt ở mức 523.373 triệu đồng năm 2012, tăng 104,36% tương ứng 267.269 triệu đồng so với năm 2011. Doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 và 2010 chủ yếu là do thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng vượt bậc (tăng 111,19%). Với tinh thần hăng say làm việc của tập thể nhân viên, đường lối lãnh đạo đúng đắn của ban quản trị và việc thiết lập các giải thưởng có giá trị dành cho khách hàng, chi nhánh đã thu hút được lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn khơng chỉ trong mà cịn ngồi quận Bình Thạnh. Đồng thời thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2012 cũng tăng khá cao (43,50%), nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập (tương ứng 3,03%), chưa đáp ứng được nhu cầu tận dụng và phát triển nguồn thu ít rủi ro này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng thu nhập lại chậm hơn so với tốc độ gia tăng chi phí.

− Cuối năm 2012, tình hình kinh tế với nhiều biến động trái chiều, ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn, 3 q đầu năm tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đang trên đà tăng trưởng tuy có hơi chậm. Tuy nhiên, quý IV/2012, sau vụ việc Bầu Kiên – nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bị khởi tố và bắt giam để điều tra về “hoạt động kinh tế”; ngân hàng ACB nói chung và chi nhánh Phan Đăng Lưu nói riêng gặp nhiều khó khăn dù được NHNN và các cơ quan chức năng hỗ trợ, nhưng vẫn có khá nhiều người dân với tâm lý lo sợ đến rút tiền. Ngân hàng buộc phải liên tục điều chỉnh mức giải ngân để đảm bảo tính thanh khoản cho tiền gửi của khách hàng. Nghĩa là ngân hàng ACB nói chung – Chi nhánh Phan Đăng Lưu nói riêng đã hi sinh quyền lợi của mình để đáp ứng lợi ích của khách hàng khi gửi vào có thể rút ra, tập trung cho mục tiêu trọng tâm là đảm bảo thanh khoản và khả năng chi trả cho khách hàng. Dẫn đến thu nhập năm 2012 của chi nhánh tăng không cao hơn so với năm 2010 và 2011 chỉ 104,36% tương ứng 267.269 triệu đồng.

− Trước tình hình đó việc huy động vốn để đảm bảo tính thanh khoản cho tiền gửi của của khách hàng và uy tín của ngân hàng cũng kéo theo phát sinh thêm

Trang 28 lượng chi phí hoạt động khá cao. Năm 2012 là 476.982 triệu đồng, tăng 115,05% so với năm 2011 tương đương tăng 255.179 triệu đồng.

− Cũng trong năm 2012, tình hình kinh tế khá phức tạp nên việc huy động vốn trở nên khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn tăng cao, để thu hút khách hàng đến gửi tiền và sử dụng dịch vụ tại chi nhánh, chi nhánh đã áp dụng lãi suất huy động cao hấp dẫn, thực hiện nhiều chương trình dự thưởng bằng những phần quà giá trị cao nên làm tăng chi phí đầu vào và nâng lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho các hoạt động của chi nhánh tốt hơn, chi nhánh đã tăng cường các thiết bị kĩ thuật, đào tạo cán bộ công nhân viên nên làm chi phí năm 2012 khá cao cụ thể là 476.982 triệu đồng, tăng 115,05% so với năm 2011 tương đương tăng 255.179 triệu đồng.

− Tổng doanh thu tăng đáng kể nhưng tốc độ tăng của chi phí cũng rất cao nên điều này đã kiềm hãm lợi nhuận của chi nhánh. Lợi nhuận có tăng nhưng chỉ tăng gần 50%, tương ứng 10.450 triệu đồng trong năm 2011. Năm 2012 do phải đối phó và giải quyết những vấn đề khó khăn nên lợi nhuận của chi nhánh chỉ tăng 22,01% tương ứng 6.934 triệu đồng.

− Nhìn chung qua 3 năm (2010-2011-2012), tình hình hoạt động của chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Để đạt được kết quả khả quan như trên là do chi nhánh đã vạch ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cộng với sự nổ lực của tập thể nhân viên trong ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng trong nước cộng với các tổ chức tài chính đang cải thiện và khơng ngừng nâng cấp về quy mơ lẫn chất lượng, ACB nói chung, chi nhánh nói riêng cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các hoạt động thế mạnh của ACB để lợi nhuận luôn gia tăng không ngừng.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 35 - 37)