CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
3.5.2. Những mặt hạn chế
3.5.2.1. Nguồn vốn trung – dài hạn tại chi nhánh cịn thiếu:
Chi nhánh có lượng vốn huy động có khả năng tài trợ cho hoạt động tín dụng nhưng phần lớn nguồn vốn huy động được là các khoản tiền gửi ngắn hạn của khối khách hàng cá nhân. Người dân vẫn giữ thói quen nắm giữ tiền mặt hay một số khác dùng vào việc cho vay bên ngoài để kiếm được lãi cao hơn so với lãi suất của ngân hàng. Đây là vấn đề khó khăn cho ngân hàng bởi các khoản cho vay phần lớn là trung và dài hạn.
Chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay trung và dài hạn, như vậy sẽ rủi ro hơn so với vay kỳ hạn ngắn. Mặt khác, các khoản vay có kỳ hạn dài, việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến đổi bất lợi về tình hình kinh tế, mơi trường…làm suy giảm thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng
Trang 57 Hiện nay, chính sách tín dụng mà chi nhánh áp dụng khá chặt chẽ, với những tiêu chuẩn, yêu cầu để cho vay khá cao. Đặc biệt là các tiêu chí về tài chính, tài sản đảm bảo làm cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng gặp khó khăn.
Bên cạnh đó việc giám sát các khoản vay sau giải ngân chưa được thực hiện đều đặn, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức. Điều này một phần do một nhân viên tín dụng phải quản lý nhiều khách hàng, mặt khác do tâm lí chủ quan khi các năm qua tỷ lệ nợ xấu giảm cũng không phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới trong thời gian gần đây. Một phần nữa là bởi ngân hàng thường chủ quan vì n tâm do có TSTC, cầm cố mà thiếu sự giám sát đối với các khoản vay trong khi TSTC, cầm cố có thể bị đánh giá sai lệch.
3.5.2.3. Cơng tác tư vấn, chăm sóc khách hàng chưa hiệu quả
Chính sách chăm sóc khác hàng hiện nay của ACB Phan Đăng Lưu chưa thật sự hiệu quả, theo đó việc phân chia khách hàng chủ yếu vào một số tiêu chí như: số dư tiền gửi của khách hàng, số sản phẩm khách hàng sử dụng, dư nợ hiện tại, phí dịch vụ mà khách hàng sử dụng… cách xác định như vậy nhìn chung vẫn đặt lợi ích của ngân hàng lên trên lợi ích của khách hàng, với chính sách này chi nhánh rất dễ đánh mất khách hàng tiềm năng, nhất là trong thời buổi “ra ngõ gặp ngân hàng” như hiện nay.
3.5.2.4. Sản phẩm cho vay chưa hoàn thiện và mức độ ưa chuộng giữa các sản phẩm cho vay tiêu dùng không đồng đều. giữa các sản phẩm cho vay tiêu dùng không đồng đều.
Sản phẩm cho vay chưa phổ biến và mức độ ưa chuộng giữa các sản phẩm không đồng đều. Dư nợ CVTD tập trung chủ yếu vào sản phẩm cho vay mua nhà và nền nhà. Điều này một phần do trước đây khi mới đi vào hoạt động chi nhánh làm đại lý cơng ty địa ốc Á Châu (ACBRS) dưới hình thức sàn giao dịch, khi khách hàng mua nhà có nhu cầu vay được trực tiếp giới thiệu tại chi nhánh. Hiện nay tuy khơng cịn làm đại lý nhưng chi nhánh vẫn duy trì mối quan hệ tốt với ACBRS, khi khách hàng trên địa bàn có nhu cầu mua nhà, nền nhà sẽ được giới thiệu về chi nhánh vay vốn. Một nguyên nhân khác là do các khoản cho vay mua nhà thường có giá trị lớn hơn nhiều so với các khoản vay tiêu dùng như cho vay thấu chi, mua xe, du học… để nhanh chóng đạt chỉ tiêu kinh doanh, đa số nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) thường chú trọng vào việc tìm kiếm đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó cơng tác tìm kiếm, tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm CVTD khác tại chi nhánh chưa thực sự phát triển mạnh.
Chi nhánh đã triển khai và cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ homebanking, direct banking,…nhưng trên thực tế tại địa bàn ít có nhu cầu, chỉ sử dụng những sản phẩm dịch vụ truyền thống hoặc mức thu phí dịch vụ ít như thanh toán, chuyển tiền, ATM, thanh toán lương tự động,…
Trang 58
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI CN
PHAN ĐĂNG LƯU