CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
4.2. GIẢI PHÁP
4.2.1. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn
Hiện nay, các khoản vay của chi nhánh phần lớn là trung và dài hạn nhưng nguồn vốn huy động vào phần lớn là ngắn hạn, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng do đó, việc áp dụng những biện pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động trung - dài hạn là giải pháp cần thiết để mở rộng quy mơ tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để tăng cường công tác huy động vốn, chi nhánh cần tập trung thực hiện một số giải pháp:
− Có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt qua từng thời kỳ và thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đưa ra các mức lãi suất tiết kiệm phù hợp nhằm thu hút tầng lớp dân cư gửi nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng.
Trang 60 − Hiện nay, sự phát triển mạnh của mạng lưới các công ty bảo hiểm, các quỹ phát triển đầu tư đã thu hút được một lượng vốn lớn từ dân cư. Ngân hàng có thể tái sử dụng nguồn vốn này thơng qua hình thức phát hành trái phiếu.
− Tạo ra các công cụ tiết kiệm mới với thời hạn tương đối dài như việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, phát triển các loại hình tiết kiệm gắn với cho vay như: tiết kiệm đầu tư cho đi học, tiết kiệm nhà ở…kết nối và chuyển hoá hài hoà giữa huy động với CVTD. Những nhu cầu tiêu dùng chưa xuất hiện khi tích luỹ chưa đủ thì ngân hàng có thể cho khách hàng vay, một mặt ngân hàng vừa gia tăng doanh số một mặt đơn giản về thủ tục do tài sản đảm bảo là tiền gửi tại ngân hàng. Hơn nữa, khi gửi tiền tại ngân hàng thì người gửi có tâm lí muốn sẽ được ngân hàng cho vay vốn khi mình có nhu cầu.
Hơn nữa khi xác định TSĐB cần chú trọng tính thanh khoản và giá trị thực của tài sản để đáp ứng việc thu hồi nợ sau này nếu khách hàng khơng có khả năng trả được nợ.