Phân tích tình hình tài chính thơng qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE (Trang 29 - 34)

1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.4.3 Phân tích tình hình tài chính thơng qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thơng qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng các nhà đầu tư, Nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra dịng tiền từ hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời đó cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh tốn của mình.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để dự đốn các dịng tiền của doanh nghiệp, trợ giúp các nhà quản lý trong công tác hoạch định và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp.Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ra quyết định có thể đánh giá thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp để ra các quyết định kịp thời.

a. Phân tích dịng tiền từ hoạt động kinh doanh

Phân tích dịng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động khác.

Các tài khoản phải thu và lưu chuyển tiền tệ:

Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dịng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán

Khóa luận tốt nghiệp 20 SVTH: Trần Thị Lan Nhi

hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu khơng phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau:

Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng ln lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ:

Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì.Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đơỉ trong cả TK hàng hố và TK phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi mua hàng (lượng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm hàng tồn kho và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.

Chi phí trả trước và dịng lưu chuyển tiền tệ:

Theo phương pháp kế tốn ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dịng tiền

liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh tốn trước khi nó được ghi nhận (ví dụ: tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm.

Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản sản xuất kinh doanh, số tiền chi phí trả trước ln nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nó phải ghi trừ.

Chú ý: một sự tăng trong TK hàng hố khơng dự tính trước có thể là một nguyên nhân

Khóa luận tốt nghiệp 21 SVTH: Trần Thị Lan Nhi

Sự gia tăng hàng hố có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thực hiện.

Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác:

Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những

tài sản khác (khơng phải tài sản hiện tại) có thể hoặc khơng thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng.

Tương tự với các khoản phải thu, khi các tài khoản này phản ánh một sự tăng rịng, số tiền thu được ln nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm.

Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó khơng được coi thuộc khoản dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

Mối quan hệ giữa dòng tiền và các tài khoản phải trả:

Như đã nói trong phần trước, hầu hết hàng hố đều được mua chịu. Do đó, khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng.

Khi có sự tăng trong tài khoản phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên tài khoản; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại.

Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dịng tiền:

Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận (như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh tốn, các chi phí này giảm.

Khi có sự tăng rịng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí ln nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ.

So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Để đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Các khoản chi phí giảm trừ thường được gọi là chi phí phi tiền bởi nó khơng trực tiếp ảnh hưởng đến dịng tiền.Dịng tiền ra liên quan đến các khoản giảm trừ xảy ra khi có yêu cầu giảm tài sản liên quan.Vào mỗi thời kì ghi nhận khoản giảm trừ, khơng xảy ra việc thanh

Khóa luận tốt nghiệp 22 SVTH: Trần Thị Lan Nhi tốn tiền.Hầu hết các chi phí khác đều gây ra dịng tiền ra. Ví dụ: chi phí lương. Một vài

người nhầm lẫn rằng “giảm trừ sinh ra tiền” do họ thấy các khoản giảm trừ được cộng thêm vào phần dòng tiền từ hoạt động SXKD của bảng lưu chuyển tiền tệ. Khoản giảm trừ không phải là nguồn gốc của tiền, chỉ khi nào hàng hoá hoặc dịch vụ được mua hoặc bán thì nó mới phát sinh tiền.Một doanh nghiệp với một lượng giá trị chi phí giảm trừ lớn khơng tạo ra một lượng tiền lớn hơn so với một doanh nghiệp có chi phí giảm trừ nhỏ hơn (giả sử các khoản tạo dòng tiền khác giống nhau). Các khoản giảm trừ làm giảm lượng tiền phát sinh của doanh nghiệp bởi vì nó là chi phí phi tiền do đó trên bảng lưu chuyển tiền tệ chi phí giảm trừ được cộng vào thu nhập để tính dịng tiền từ hoạt động SXKD. Đối với thuế: mặc dù các khoản giảm trừ là chi phí phi tiền tệ nhưng thơng qua thuế nó có ảnh hưởng đến dịng tiền. Các khoản giảm trừ là các chi phí có thể ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Chi phí giảm trừ càng lớn thì thuế TN càng thấp. Do thuế được thu bằng tiền nên một sự giảm thuế dẫn đến tăng dòng tiền ra của doanh nghiệp.

b. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:

Phần này liên quan đến các tài khoản mua và thanh lí các cơng cụ sản xuất của doanh nghiệp, các khoản đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác và các khoản cho khách hàng vay. Các tài khoản trên bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn và quyền sở hữu, đất đai nhà xưởng, thiết bị. Các mối quan hệ giữa các TK trên bảng cân đối kế tốn và ảnh hưởng lên dịng tiền thường gặp là:

+ Quyền sở hữu đất đai, trang thiết bị : Mua(dòng tiền ra) và Bán(dòng tiền vào). + Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn: Mua(dòng tiền ra) và Bán(dòng tiền vào). Phần dòng tiền từ các hoạt động đầu tư cho thấy thông tin quan trọng về chiến lược của

doanh nghiệp.Với nhiều doanh nghiệp, tỉ lệ tài sản hữu hình có thể cho thấy đó là các

khoản đầu tư ít rủi ro. Khi một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xây dựng công suất quá mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì chi phí để duy trì và tài trợ cho dự án đó có thể đẩy doanh nghiệp đến phá sản.

Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng tỉ lệ nguồn vốn thu được để đánh giá khả năng tài trợ vốn để thực hiện dự án và mua thiết bị cho SXKD.

c. Dịng tiền từ hoạt động tài chính:

Phần này phản ánh những thay đổi trong hai khoản trách nhiệm pháp lí ngồi vốn, những chứng từ phải trả (hay các khoản nợ dài hạn), các khoản nợ dài hạn đến hạn trả cũng như những thay đổi của các tài khoản vốn cổ đơng và trách nhiệm pháp lí dài hạn. Những TK

Khóa luận tốt nghiệp 23 SVTH: Trần Thị Lan Nhi

trong bảng cân đối kế toán này liên quan đến việc phát hành và thanh tốn ccác món nợ và cổ phiếu và chi trả các lợi tức. Các mối quan hệ chủ yếu bao gồm các mối quan hệ sau:

+ Vay nợ ngắn hạn hay dài hạn ngân hàng : Giấy nợ nhận tiền(dòng tiền vào) và thanh tốn nợ(dịng tiền ra).

+ Phát hành cổ phần: Phát hành cổ phiếu(dòng tiền ra) và mua lại cổ phiếu bằng tiền(dòng tiền vào).

Các hoạt động tài chính liên quan đến phát sinh vốn từ các chủ nợ hoặc chủ sở hữu:

- Phát sinh từ phát hành khoản nợ ngắn và dài hạn: nhận tiền từ việc đi vay NH hoặc

các tổ chức tín dụng khác hoặc phát hành trái phiếu ra cơng cộng. Nếu các khoản nợ

được phát hành để nhận các tài sản khác không phải là tiền thì khơng được coi thuộc phần dịng tiền từ hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ.

- Việc chỉ trả gốc các khoản nợ ngắn và dài hạn: các dòng tiền ra liên quan đến các khoản nợ gồm khoản tiền trả gốc thường kì cũng như việc trả nợ trước thời hạn. Phần tiền trả nợ gốc được coi là thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính, phần tiền trả lãi là dịng tiền từ hoạt động SXKD.

- Phát sinh từ phát hành cổ phiếu: liên quan đến các khoản tiền nhận từ việc bán các

cổ phiếu thơng thường cho nhà đầu tư. Nó khơng gồm các khoản cổ phiếu phát hành chi trả cho các món khác khơng phải tiền như phát hành cổ phiếu trả lương công

nhân.

- Mua cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu: dòng tiền ra bao gồm khoản trả bằng tiền để mua

lại cổ phiếu của doanh nghiệp từ cổ đông.

- Tiền trả cổ tức: là khoản tiền trả cổ tức cho các cổ đông trong năm. Nhiều người phân vân tại sao khoản tiền lãi trả cho chủ nợ thuộc dòng tiền từ hoạt động SXKD còn tiền trả cổ tức lại thuộc dịng tiền từ hoạt động tài chính. Nhớ rằng lãi suất được ghi trên báo cáo kết quả kinh doanh trực tiếp liên quan đến thu nhập (là hoạt động SXKD). Cịn cổ tức thì khơng bởi chúng là sự phân phối thu nhập.

Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thơng tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp 24 SVTH: Trần Thị Lan Nhi

Như vậy, việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp chúng ta kiểm tra tính trung thực của tất cả các thơng tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng thanh tốn của cơng ty.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)