Chỉ tiêu Đơn vị tính:
VNĐ
Giá trị 2012-2013 Biến động 2011-2012 Biến động
2013 2012 2011 Giá trị % Giá trị % ĐT CT Con 0 0 0 0 - 0 - ĐT CTLK 2,848,097,188,076 1,248,240,496,932 1,163,232,776,682 1,599,856,691,144 128.17% 85,007,720,250 7.31% ĐTDH khác 854,925,101,755 1,473,482,202,307 811,875,012,585 (618,557,100,552) -41.98% 661,607,189,722 81.49% DP GG ĐTDH (74,176,184,910) (75,474,661,749) 0 1,298,476,839 -1.72% (75,474,661,749) - Cộng 3,628,846,104,921 2,646,248,037,490 1,975,107,789,267 982,598,067,431 37.13% 671,140,248,223 33.98%
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngơ Hồng Điệp
Khóa luận tốt nghiệp 46 SVTH: Trần Thị Lan Nhi
Qua bảng phân tích ta thấy được các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty trong giai đoạn đang được xem xét bao gồm 2 mảng đầu tư chính đó là: đầu tư vào cơng ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác.
Đầu tư vào công ty liên kết
Khoản mục đầu tư vào công ty liên kết chiếm hơn 75% trong các khoản đầu tư dài hạn của công ty. Năm 2011 giá trị đầu tư vào công ty liên kết là 1,163,232,776,682 đồng đến năm 2012 tăng nhẹ thêm 7.31% ứng với mức tăng 85,007,720,250 đồng thành
1,248,240,496,932đồng nhưng đến năm 2013 đầu tư vào công ty liên kết tăng vọt thêm
128.17% ứng với mức tăng 1,599,856,691,144 đồng tăng giá trị của khoản mục này lên
thành 2,848,097,188,076 đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty tăng lượng cổ phiếu
sở hữu tại các công ty đã liên kết: Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (tăng tỷ lệ sở hữu từ 39.22% lên 46.37%), Cơng ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (tỷ lệ sở hữu tăng từ 24.32% lên thành 29.44%) và Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn (tỷ lệ
sở hữu tăng từ 22.78 lên thành 27.96%). Bên cạnh đó sự tăng vọt ở năm 2013 là do các
khoản đầu tư vào các công ty: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng, Công ty Cổ phần Than Núi Béo, Công ty Cổ phần Than Đèo
Nai và Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã được phân loại lại từ các khoản đầu tư dài
hạn vì trong năm REE đã đạt mức ảnh hưởng trọng yếu thông qua việc mua thêm cổ phiếu của các công ty này.
Đầu tư dài hạn khác
Đầu tư dài hạn khác tăng lên ở năm 2012 với tỷ lệ tăng là 81.49% làm cho giá trị khoản mục tăng từ 811,875,012,585 đồng ở năm 2011 lên thành 1,473,482,202,307 đồng ở năm 2012. Nhưng đến năm 2013 giảm với tỷ lệ 41.98% còn lại 854,925,101,755 đồng so với năm 2012. Khoản đầu tư mà REE đã đầu tư vào Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh và Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức không thay đổi trong giai đoạn 2011-2013, sự biến động ở khoản mục này do REE đã tiến hành mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhỏ khác, năm 2012 REE mua thêm cổ phiếu đến năm 2013 bán ra bớt lượng cổ phiếu đã nắm giữ vì năm 2012 đã phải trích dự phịng khá lớn.
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Dự phịng giảm giá năm 2011 khơng trích lập đến năm 2012 dự phịng được trích lập là
75,474,661,749 đồng đến năm 2013 dự phịng được trích lập là 74,176,184,910 đồng. Có
thể nhận định rằng các khoản đầu tư tài chính dài hạn của REE tăng mạnh trong giai đoạn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngơ Hồng Điệp
Khóa luận tốt nghiệp 47 SVTH: Trần Thị Lan Nhi
nhưng dự phịng được trích lập ít hơn, điều đó chứng tỏ được hiệu quả đầu tư dài hạn của REE trong năm 2013.
Tài sản dài hạn khác
Tài sản dài hạn bao gồm khoản trả trước dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải thu và các tài sản dài hạn khác, trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng từ 11,464,231,736 đồng năm 2011 lên 33,899,892,373 đồng. Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản dài hạn nên tác động khoản mục này không ảnh hưởng nhiều đến tài sản dài hạn.
NHẬN XÉT: Tình hình tổng tài sản của cơng ty tăng qua các năm, qua phân tích ta thấy được REE đã có kế hoạch tăng các tài sản cần thiết để mở rộng quy mơ kinh doanh của mình. Năm 2012, tình hình tài sản ngắn hạn có sự thay đổi đáng chú ý ở khoản mục tiền và tương đương tiền khi công ty dự trữ nhiều tiền mặt hơn, nợ phải thu nhiều hơn. Trong 2 năm 2012 và 2013, REE đặc biệt chú trọng vào việc tăng đầu tư dài hạn vào công ty liên kết với kỳ vọng các cơng ty này kinh doanh có lời.
2.2.1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản
Nguồn hình thành tài sản còn được gọi là nguồn vốn của doanh nghiệp, để phân tích nguồn vốn nhà phân tích sẽ tiến hành phân tích cơ cấu và sự biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Thơng qua việc phân tích ta có thể thấy được tài sản tăng lên trong kỳ báo cáo được hình thành bởi nguồn nào, bên cạnh đó nhà đầu tư cũng có thấy được nguồn vốn mà họ đầu tư được công ty sử dụng hiệu quả hay không.
Khóa luận tốt nghiệp 48 SVTH: Trần Thị Lan Nhi