II 1 Học sinh có thê trình bày theo những ý khác nhau, những vân phải đảm bảo theo hướng tích cực Dưới đây là một số gợi ý:
e. a Khái quát:
b. Bốn câu thơ đầu:
- Trên con đường từ Bắc vào Nam tác giả đặt chân tới Đèo Ngang vào thời điểm bóng xế. Đây là thời điểm cuối ngày khi hồng hơn bng xuống, nắng nhạt màu sắp tắt đó là khoảng thời gian gợi buồn cho lòng người nhất là với người lữ khách trên chặng đường xa.
- Hai câu thơ đầu đã phô bày sự hoang dã núi rừng, cái ngút ngàn của câu cỏ. Trong không gian ấy, tâm trạng bắt đầu hé mở.
c. Bốn câu thơ cuối:
- Đằng sau bức tranh tả cảnh là nỗi niềm của người lữ khách có chút gì đó buồn thương cho cuộc sống nơi đây.
- Tiếng chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lịng thiết tha của nhà thơ nhớ gia đình, nhớ về một thời vàng son của đất nước đã qua. Hai từ "quốc quốc, gia gia" vừa tả thực nói về hai loại chim, cũng là một hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới "quốc -gia", Tổ Quốc và gia đình, nước và nhà đã và đang cất tiếng kêu.
- Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng. Ngịi bút tả cảnh ngụ tình chuyển sang ngịi bút tâm trạng hướng vào nội tâm. Đứng trước cảnh "trời, non, nước" bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảm thấy mình như nhỏ bé hẳn lại, nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, thẳm sâu. Vậy mà khơng có ai, khơng tìm được ai để san sẻ tâm tình chỉ cịn" ta với ta". Ở đây lại xuất hiện sự đối lập của cảnh
"trời, non, nước" rộng lớn với "một mảnh tình riêng" nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ " ta với ta" bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Nhưng đây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bị lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ Thanh Quan đối với đất nước, đối với gia đình, đáng cảm thông và trân trọng.