III. Kết đoạn: cảm nghĩ về mùa xuân quay về.
3. Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần chủ ngữ
chủ ngữ
- Rút gọn như vậy mang đến tác dụng:
+ Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ (phù hợp với đặc điểm của tục ngữ)
+ Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi người
4. - BPNT: ẩn dụ
+ Sóng cả: những khó khăn mà trong cuộc sống chúng ta phải đương đầu
+ Tay chèo: bng bỏ, nản lịng.
5. Tương tự:
+ Uống nước nhớ nguồn
VĂN BẢN “TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA”ĐỀ SỐ 1: ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Cho đoạn văn:
"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước
của nhân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà trưng, Bà Triệu, trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng."
(Ngữ văn 7 - tập 2 ) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
c. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
d. Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên?
GỢI Ý:
1 - Văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh. 2 - PTBĐ: Nghị luận
3 - BPTT: liệt kê
- Tác dụng: để diễn tả đầy đủ và sâu sắc lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc.
4 - Công dụng của dấu chấm lửng: còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
ĐỀ SỐ 2:
ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2:
Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của văn bản đó?
Câu 3:
Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào?
Câu 4:
Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào?
Câu 5: Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng
câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
Câu 6: Qua việc đọc, hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự
hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy viết bài văn chứng minh làm rõ câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền
thống quý báu của dân tộc ta”.
GỢI Ý: