Miêu tả đồ dùng của quan phụ mẫu khi đi hộ đê

Một phần của tài liệu BO DE DOC HIEU NGU VAN 7 (Trang 193 - 196)

I. Văn – Tiếng việt:

4. Miêu tả đồ dùng của quan phụ mẫu khi đi hộ đê

ĐỀ SỐ 5:

Phần I. Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ơi! Sức người khó lòng đich nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

(Trích Sống chết mặc bay, Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Có mấy câu đặc biệt trong đoạn trích trên? Sự xuất hiện của những câu đặc

biệt đó có tác dụng gì?

Câu 3. Nêu nội dung chính đoạn văn trên?

Câu 4. Đoạn trích trên có gì đặc biệt về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt

của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

Câu 5. Từ văn bản Sống chết mặc bay, theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế và

giảm thiểu tác hại của lũ lụt?

1. - Miêu tả, biểu cảm, tự sự

2. - Có 3 câu đặc biệt.

- Những câu đặc biệt thể hiện được thái độ, cảm xúc của người kể chuyện cũng như những người dân hộ đê: lo lắng, bất an vì nguy cơ vỡ đê. Sự xuât hiện của những câu đặc biệt này cịn giúp người đọc hình dung được hiện trạng nguy ngập của cảnh mưa lũ, đê sắp vỡ.

3. - Đoạn trích tái hiện cảnh người dân hộ đê trong đêm mưa lũ và nguy cơ vỡ đê

4. - Đoạn trích có nhịp kể nhanh, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm; thủ pháp tương phản, những câu đặc biệt, cảm thán được sử dụng liên tiếp.

- Những biện pháp nghệ thuật trên đã giúp tác giả tái hiện chân thực cảnh tượng, khơng khí hộ đê: căng thẳng , vất vả, nhốn nháo, gấp gáp vì đê sắp vỡ. Sự đối lập, tương phản giữa sức dân thì đã yếu ớt với mưa cứ tầm tã trút xuống, nước sông cứ cuồn cuộn dâng lên càng làm rõ sự lo lắng, bất lực của người dân trước nguy cơ vỡ đê

- Nhứng câu đặc biệt, cảm thán được sử dụng liên tiếp để thể hiện được xúc cảm của người kể chuyện: lo lắng, thương cảm, xót xa, trước nỗi thống khổ của người dân.

5. Hs trình bày được những biện pháp để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt. Chẳng hạn như:

- Tăng cường trồng cây gây rừng, trồng rừng chắn sóng, phủ xanh đồi trọc.

- Khơng khai thác rừng bừa bãi, không được chặt phá rừng. Bởi thảm thực vật của rừng, những cây xanh, rừng phòng hộ sẽ giảm thiểu thiệt hại của lũ lụt, lũ cuốn, sạt lở đất.

- Nguyên nhân sâu xa của lũ lụt là do mơi trường bị ơ nhiễm. Nó là hệ quả tất yếu của việc tàn phá mơi trường, biến đổi khí hậu. Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ mơi trường sống(đất, nước, khơng khí) làm cho mơi trường ln trong lành.

Chủ động phòng ngừa thiên tai, mưa lũ, tăng cường xây dựng và bảo vệ đê điều, ứng cứu kịp thời khi có thiên tai, mưa lũ...

VĂN BẢN “NHỮNG TRỊ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU”ĐỀ SỐ 1: ĐỀ SỐ 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ơ ! Ơng nghe tơi, ơng Phan Bội Châu này ! Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩa phục thù của ông hãy từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ơng nổi lên chống lại chúng tôi nữa ; trái lại, ông hãy báo cho họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ơng !

«Về chuyện này, tơi có thể cho ông nghe gương của một trong những trợ thủ cũ của ông, là ông Nguyễn Bá Trác; ông biết đấy, ông này đã biết điều rồi và hiện nay thì đã đứng về phía chúng tơi. Nhưng nếu gương của người đồng bào ơng, ơng cho là chưa đủ, thì tơi xin kể gương đồng bào của chính tơi cho ơng nghe, gương các bạn học từ hồi lúc còn nhỏ, các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtit, An-be và Lê-ông. Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tơn thờ và đang tơn thờ những cái mà mình đốt cháy ».[…]

« Nhưng sao thế, ơng hãy nhìn tơi này, ơng Phan Bội Châu ! Trước tôi là đảng viên xã hội, và giờ đây tơi làm Tồn quyền… ! »

(Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1.

Nhân vật tơi trong đoạn trích là ai ? Hắn đang thuyết phục cụ Phan Bội Châu điều gì? Qua cách thuyết phục của nhân vật, em hiểu gì về bản chất của hắn?

Câu 2.

Để thuyết phục cụ Phan, nhan vất tôi đã dùng phép lập luận nào em đã học? Căn cứ vào đâu em biết?

Câu 3.

Đoạn văn trên có một câu đặc biệt, em hãy viết lại câu đó.

Trong câu «Nhưng nếu gương của người đồng bào ơng, ơng cho là chưa đủ,

thì tơi xin kể gương đồng bào của chính tơi cho ơng nghe, gương các bạn học từ hồi lúc còn nhỏ, các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtit, An-be và Lê-ông», dùng phép tu tù nào, xác định và nêu tác dụng của phép tu từ ?

GỢI Ý:

Một phần của tài liệu BO DE DOC HIEU NGU VAN 7 (Trang 193 - 196)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w