Xây dựng kế hoạch đánh giá năng lực thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc tạicông ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ đông á luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 27)

1.2. Nội dung công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc

1.2.2. Xây dựng kế hoạch đánh giá năng lực thực hiện công việc

1.2.2.1 Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá

Quá trình đánh giá bắt đầu bằng việc xây dựng mục tiêu đánh giá. Nhà quản trị cần xác định các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào. Tiêu chuẩn thực hiện công việc là hệ thống các chỉ tiêu hoặc tiêu chí thể hiện yêu cầu hồn thành một cơng việc cả về số lượng và chất lượng. Đó chính là các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế tiến hành công việc của NLĐ. Để đảm bảo tính chính xác và cơng bằng khi đánh giá, thì mọi tiêu chuẩn đều cần được xây dựng một cách

17

hợp lý và khách quan, nghĩa là phải phản ánh rõ ràng các kết quả cũng như hành vi cần có để thực hiện thắng lợi một cơng việc. Do đó, u cầu đối với các tiêu chuẩn thực hiện công việc là:

 Tiêu chuẩn phải cho thấy những gì NLĐ cần làm trong cơng việc và làm tốt đến mức độ nào?

 Các tiêu chuẩn phải phản ánh hợp lý các mức yêu cầu về sô lượng, chất lượng thực hiện công việc và phù hợp với đặc điểm của từng công việc.

1.2.2.2 Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp

Trong thực tế tồn tại rất nhiều phương pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc. Tuy nhiên, không phương pháp nào được xem là tốt nhất đối với mọi tổ chức. Ngay ở nội bộ một doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng các phương pháp không như nhau để đánh giá năng lực thực hiện công việc cảu mỗi bộ phận, đơn vị, hoặc đối tượng lao động khác nhau (nhân viên bán hàng, sản xuất, tiếp thị, hành chính, …). Cần lưu ý rằng, tùy thuộc vào mục tiêu quản lý cũng như mục đích đánh giá mà các nhà quản trị lựa chọn phương pháp và thiết kế nội dung đánh giá sao cho phù hợp.

1.2.2.3 Huấn luyện những người làm công tác đánh giá

Thông thường, lãnh đạo trực tiếp là người đánh giá chủ yếu, cần thiết và có hiệu quả nhất về năng lực thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên, một số cán bộ, cá nhân khác cũng hay được lựa chọn làm người đánh giá với nhiều phương án kết hợp với nhau như: bạn cùng làm việc, nhân viên dưới quyền của người được đánh giá. Hiệu quả của công tác ĐGNLTHCV phụ thuộc nhiều vào những người làm cơng tác đánh giá, vì thế họ phải được huấn luyện kỹ năng và nghệ thuật đánh giá.

18

Đây là khâu rất quan trọng đối với yêu cầu đảm bảo hiệu quả đánh giá. Người đánh giá cần được đòa tạo, huấn luyện để hiểu biết về hệ thống và mục đích đánh giá, hiểu rõ cách đánh giá và tính nhất qn trong q trình đánh giá. Có hai hình thức đào tạo, huấn luyện người đánh giá, đó là:

 Cung cấp các văn bản hướng dẫn  Tổ chức các lớp huấn luyện, tập huấn

1.2.2.4 Thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá.

Thông thường, ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, NLĐ đã được nhà quản trị thông báo về các tiêu chuẩn, phạm vi, nội dung đánh giá. Tuy nhiên, trước khi thực hiện đánh giá năng lực thực hiện công việc, nhà quản trị vẫn phải thông báo lại phạm vi, nội dung đánh giá, đồng thời chỉ rõ lĩnh vực cần đánh giá, đánh giá như thế nào, chu kỳ thực hiện đánh giá, tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với doanh nghiệp và đối với NLĐ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc tạicông ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ đông á luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)