1. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên: Đau Yếu chi Tê bì
3.3. Đặc điể mu trong tủy trên cộng hưởng từ
3.3.1. Vị trí trên cộng hưởng từ
Bảng 3.6. Vị trí khối u trên cộng hưởng từ
Vị trí u trên cộng hưởng từ n Tỷ lệ % Hành tủy cổ 3 7,5 Cổ 15 37,5 Cổ ngực 6 15 Ngực 8 20 Ngực chóp tủy 3 7,5 Chóp tủy 5 12,5 40 100 Nhận xét:
U xuất hiện ở vùng hành tủy chiếm tỷ lệ 7,5%
U ở vị trí vùng tủy cổ chiếm 37,5%, vùng tủy ngực 20%.
Số lượng u nằm ở vùng ngực chóp tủy chiếm tỷ lệ 7,5%, ở vị trí chóp tủy có 7,5%.
3.3.2. Chiều dài u
Chiều dài của u tính theo số lượng đốt sống tương ứng với vị trí có sự hiện diện của khối u dao động từ 1 đến 7 (hành tủy được coi như một đốt sống)
Bảng 3.7. Chiều dài trung bình của u tính theo đốt sống
U màng ống nội tủy 3,24 ± 1,55 1 7
U tế bào hình sao 4,14 ± 1,77 2 7
U nguyên bào mạch máu 4,50 ± 2,12 3 6
U mạch thể hang 2,23 ± 0,6 2 3 U thần kinh đệm ít nhánh 3 U lipoma 2 U nang bì 2 Tất cả các loại u 3,51 ± 1,67 1 7 Nhận xét:
Chiều dài trung bình của u là 3,51 ± 1,67 đốt sống, khoảng dao động từ 1 – 7 đốt sống.
3.3.3. Tính chất của u
Bảng 3.8. Một số đặc điểm hình ảnh học trên phim cộng hưởng từ của hai loại u thường gặp Đặc điểm U màng ống nội tủy (n = 21) U tế bào hình sao (n = 9) n % n % Ranh giới Rõ ràng 12 57,14 5 55,55 Không rõ ràng 9 42,86 4 45,45 Khu trú Đồng tâm 11 52,38 3 33,33 Lệch tâm 10 47,62 6 66,67 Bắt thuốc Ngấm mạnh 6 28,57 7 77,78 Ngấm vừa 5 23,81 1 11,11 Không ngấm 10 47,62 1 11,11 Nhận xét:
Ranh giới u màng ống nội tủy được thấy rõ trên hình ảnh cộng hưởng từ chiếm tỷ lệ 57,14%, đối với u tế bào hình sao chiếm tỷ lệ này là 55,55%.
Khu trú đồng tâm: đối với u màng ống nội tủy là 52,38%, tỷ lệ này ở u tế bào hình sao là 33,33%.
Mức độ bắt thuốc mạnh, đối với u màng ống nội tủy chiếm tỷ lệ 28,57%, tỷ lệ này ở u tế bào hình sao là 77,78%. Tỷ lệ khơng ngấm thuốc ở u màng ống màng nội tủy là 47,62%, u tế bào hình sao là 11,11%.
3.4. Đánh giá kết quả phẫu thuật
3.4.1. Mức độ lấy u
Bảng 3.9. Mức độ lấy u trong phẫu thuật
Mức độ lấy u n Tỷ lệ % Lấy hết u và gần hết u 22 55 Lấy một phần u 10 25 Sinh thiết 8 10 Tổng 40 100 Nhận xét: Tỷ lệ lấy hết u và gần hết u chiếm 55%. Lấy một phần u chiếm tỷ lệ 25%.
Sinh thiết chiếm tỷ lệ 10%.
Bảng 3.10. Mức độ lấy u đối với hai loại u thường gặp
Mức độ lấy u U màng ống nội tủyn Tỷ lệ % U tế bào hình saon Tỷ lệ %
Lấy hết u và gần hết u 14 66,66 4 44,44
Lấy 1 phần u 5 23,8 3 33,33
Sinh thiết 2 9,54 2 22,23
Tổng 21 100 9 100
Nhận xét:
Phẫu thuật lấy hết u và gần hết u ở màng ống nội tủy chiếm tỷ lệ 66,66%, ở u tế bào hình sao tỷ lệ này chiếm 44,44%.
Lấy một phần u đối với u màng ống nội tủy và u tế bào hình sao, chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,8% và 33,33%.
Tỷ lệ sinh thiết của u màng ống nội tủy là 9,54%, u tế bào hình sao là 22,23%.
3.4.2. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.11. Thời gian phẫu thuật
Thời gian n Tỷ lệ %
< 3h 24 60
≥ 3h 16 40
Nhận xét:
Thời gian phẫu thuật < 3h chiếm tỷ lệ 60%. Thời gian phẫu thuật ≥ 3h chiếm 40%.
3.4.2.2. Thời gian phẫu thuật trung bình
Thời gian phẫu thuật trung bình: 155,3 ± 33,9 phút.
Thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 120 phút, dài nhất là 300 phút.
3.4.3. Biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 3.12. Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng sớm n Tỷ lệ %
Chảy máu sau mổ 0
Nhiễm khuẩn vết mổ 2 5 Viêm phổi 6 15 Biến chứng muộn Rò dịch 1 2,5 Áp xe tủy - màng tủy 0 Nhận xét:
Biến chứng sớm, nhiễm khuẩn vết mổ và viêm phổi mỗi biến chứng lần lượt chiếm tỷ lệ là 5% và 15%.
Biến chứng muộn, 1 trường hợp rò dịch não tủy chiếm 2,5%.
/
Biểu đồ 3.7. Thời gian nằm viện trung bình
Nhận xét:
Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 7,14 ± 3,52, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 18 ngày.
3.4.5. Kết quả lâm sàng
3.4.5.1. Kết quả phẫu thuật về chức năng thần kinh
Bảng 3.13: Kết quả phẫu thuật về mặt chức năng thần kinh với từng loại u
Loại u Hồi Phục Không thay đổi Suy giảm
U tế bào sao Độ I – II 4 4 3 4 0 1
Độ III-IV 0 1 1
U màng ống nội tủy Độ I – II 9 10 6 8 2 3
Độ III- IV 1 2 1
U nguyên bào mạch máu 3 1
U thần kinh đệm ít nhánh 1 U mạch thể hang 2 1 U mỡ 1 U nang bì 1 Tổng 22 14 4 Tỷ lệ 55% 35% 10% Nhận xét:
Tỷ lệ phục hồi nói chung đối với các loại u là 55%. Cao nhất là nhóm u nguyên bào mạch máu và u mạch thể hang với tỷ lệ lần lượt là 75% và 66,67%. Tiếp đến là nhóm U màng ống nội tủy và u tế bào hình sao với tỷ lệ 47,6% và 44,4%.
Đối với nhóm chức năng thần kinh khơng thay đồi u tế bào hình sao chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,44% và u màng ống nội tủy chiếm tỷ lệ 38%.
Đối với nhóm chức năng thần kinh suy giảm sau mổ: cả 4 trường hợp đều rơi vào nhóm u thần kinh có độ ác tính cao. Với 3 bệnh nhân thuộc nhóm U tế bào ống nội tủy và 1 bệnh nhân thuộc nhóm u tế bào hình sao.
3.4.5.2. Kết quả phẫu thuật với khả năng lấy u
Bảng 3.14. Hồi phục chức năng thần kinh với khả năng lấy u
Độ McCormick Khả năng lấy u
Hồi phục Không thay đổi Suy giảm
n % n % n % Lấy hết u và gần hết 18 45 3 7,5 1 2,5 Lấy một phần u 2 5 7 17,5 1 2,5 Sinh thiết 2 5 4 10 2 5 Tổng 22 55 14 35 4 10 Nhận xét:
Trong tổng số 22/40 trường hợp lấy hết u, có 18 trường hợp lấy hết u hồi phục chức năng thần kinh sau phẫu thuật chiếm 45%, không thay đổi 3 trường hợp chiếm 7,5%, suy giảm 1 trường hợp chiếm 2,5%.
Trong 10/40 trường hợp lấy một phần u, hồi phục chức năng thần kinh có 2 trường hợp, khơng đổi có 7 trường hợp chiếm tỷ lệ trường hợp và có tỷ lệ 17,5% và suy giảm có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 5%.
Trong 8/40 trường hợp sinh thiết có 2 trường hợp hồi phục chức năng thần kinh chiếm tỷ lệ 5%, không thay đổi 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 10% và suy giảm 2 trường hợp chiếm 10%.
Bảng 3.15: Kết quả phẫu thuật đối với khả năng lấy hết u với nhóm U màng ống nội tủy và U tế bào hình sao
Độ McCormick Khả năng
lấy u
Hồi phục Không thay đổi Suy giảm
n % n % n % Lấy hết u và gần hết 12 40 5 16,67 1 3,33 Lấy một phần u 1 3,33 6 20 1 3,33 Sinh thiết 1 3,33 1 3,34 2 6,68 Tổng 14 46,66 12 40 4 13,34 Nhận xét:
Trong tổng số 18/30 trường hợp lấy hết u, có 12 trường hợp lấy hết u hồi phục chức năng thần kinh sau phẫu thuật chiếm 40%, không thay đổi 5 trường hợp chiếm 16,67%, suy giảm 1 trường hợp chiếm 3,33%.
Trong 8/40 trường hợp lấy một phần u, hồi phục chức năng thần kinh có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,33%, khơng đổi có 6 trường hợp chiếm tỷ lệ là 20% và suy giảm có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,33%.
Trong 4/30 trường hợp sinh thiết chỉ có 1 trường hợp hồi phục chức năng thần kinh chiếm tỷ lệ 3,33%, không thay đổi 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 6,67% và suy giảm 1 trường hợp chiếm 3,33%.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1. Tần suất u trong tủy sống trong u tủy chung
Kết quả nghiên cứu (biểu đồ 3.1) cho thấy tỷ lệ mắc u trong tủy sống trong tổng số u tủy chung chiếm tỷ lệ 20,4%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Võ Xuân Sơn (2006) tỷ lệ u trong tủy sống trong tổng số u tủy chung chiếm 20,2% [7], McCormick (1996) và Hobbs (2016) u trong tủy sống chiếm 20 - 25% trong tổng số u tủy chung.
Tỷ lệ mắc u trong tủy trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Guidetti (1967) tỷ lệ u trong tủy chiếm 30,1% [35]. Nhưng tỷ lệ u trong tủy sống trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn đáng kể so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Nguyễn Hùng Minh (1997) tỷ lệ u trong tủy chiếm 5,2% [83], Nguyễn Hùng Minh (2004), Võ Xuân Sơn (1998), cùng có tỷ lệ u trong tủy chiếm 1,4% trong tổng số u tủy chung [40].
4.1.2. Giới
Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp tỷ lệ nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ tương ứng là 65% và 35% (1,85/1) kết quả biểu đồ 3.4.
Theo nghiên cứu của Võ Xuân Sơn (2006) nữ chiếm 34,1% và nam 65,9% [7], HeJazi (1998) nữ chiếm 46%, nam chiếm 54% [84]. Fischer (1996) nữ chiếm 47%, nam chiếm 53% [48] (kết quả biểu đồ 4.1).
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nam – nữ của một số tác giả
Võ Xuân Sơn (2006) [7]: n = 44, Fischer (1996) [48]: n = 171, HeJazi (1998) [84]: n = 80
4.1.3. Tuổi
Biểu đồ: 3.2. Cho thấy tuổi mắc bệnh u trong tủy sống thấp nhất là 14 tháng, cao nhất là 70 tuổi. Tuổi trung bình mắc bệnh là 41,4 ± 15,16. Trong khi đó ở biểu đồ: 3.3 cho thấy nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm tuổi trung niên từ 36 – 55 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 50%.
Theo tác giả Võ Xuân Sơn (2006), thì u trong tủy phân bố đồng đều trong mọi lứa tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình là 30 ± 14,06 [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi có sự khác biệt so với tác giả cả về sự phân bố u theo nhóm tuổi và độ tuổi trung bình mắc bệnh.
Tuổi trung bình nghiên cứu u trong tủy của Fischer (1996) là 37 ± 16 [48], thấp hơn so với mẫu nghiên cứu của chúng tôi.
4.1.4. Khởi phát bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.1), triệu chứng khởi phát đau chiếm tỷ lệ 60%, rối loạn vận động chiếm 22,5%, rối loạn cảm giác chiếm
17,5%, khơng có trường hợp nào khởi phát bằng rối loạn cơ tròn. Kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Sơn (2006), triệu chứng khởi phát đau chiếm 43,2%, rối loạn vận động chiếm 29,5%, rối loạn cảm giác chiếm 27,3%, khơng có trường hợp nào khởi phát bệnh bằng rối loạn cơ trịn. Có 8 trường hợp dưới 16 tuổi, 4 trường hợp khởi phát bằng đau và 4 trường hợp còn lại khởi phát bằng các rối loạn vận động [7].
Khởi phát bệnh bằng triệu chứng đau trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với khởi phát bệnh bằng triệu chứng đau của Fischer (1996) là 59% [48], McCormick (1996) tỷ lệ khởi phát bệnh bằng đau chiếm 60 – 70 % [9].
Có 4 trường hợp dưới 16 tuổi mỗi trường hợp khởi phát bệnh bằng một triệu chứng lâm sàng khác nhau, một khởi phát bằng đau, hai bằng rồi loạn vận động và một bằng rối loạn cảm giác. Đa số các tác giả cho rằng triệu chứng khởi phát thường gặp nhất là yếu vận động hoặc rối loạn về dáng đi, Fischer (1996) cho rằng triệu chứng khởi phát ở trẻ em thường là chứng vẹo cột sống, còn Constatini (1996) cho rằng nếu nghiên cứu với một mẫu lớn sẽ thấy triệu chứng khởi phát ở trẻ em thường là đau dọc theo cột sống [37],[48].
4.1.5. Thời gian ủ bệnh
Kết quả nghiên cứu 35 trường hợp u trong tủy sống: thời gian ủ bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu này là 13,43 ± 19,2 tháng, với thời gian ủ bệnh ngắn nhất là 1 tháng, dài nhất là 84 tháng. Điều này cho thấy u trong tủy tiến triển chậm, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài và ít gây ra những triệu chứng buộc bệnh nhân phải đến nhập viện sớm.
Thời gian ủ bệnh trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi ngắn hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Sơn (2006) dao động từ 4 ngày đến 132 tháng, trung bình là 19 ± 31,03 tháng [7].
Biểu đồ 3.5 cho thấy có 10% trường hợp của nhóm nghiên cứu đến nhập viện trong vòng 1 tháng, người bệnh thường đến nhập viện trong khoảng thời gian trước 6 tháng chiếm tỷ lệ 57,5%.
Thời gian ủ bệnh trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Xuân Sơn (2006), khoảng thời gian dao động cũng ngắn hơn [7]. Có lẽ sự khác nhau này là do ở hai thời điểm nghiên cứu khác nhau. Tại thời thời điểm nghiên cứu của chúng tôi, cộng hưởng từ đã được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán từ tuyến tỉnh đến tuyến trung ương nên việc chẩn đoán xác định bệnh được dễ dàng hơn, đặc biệt là nhận thức của người bệnh về y học cũng có sự cải thiện rất lớn do đó người bệnh đến khám và nhập viện sớm hơn so với trước đây.
Nhìn chung u trong tủy sống tiến triển chậm, thời gian ủ bệnh kéo dài với các triệu chứng khởi phát bệnh không đặc hiệu, thường lẫn lộn với các bệnh u tủy chung và đặc biệt một số bệnh lý khác về cột sống, nên việc chẩn đoán sớm về bệnh lý u trong tủy gặp nhiều khó khăn.
4.1.6. Lý do vào viện
Tuy đau là triệu chứng khởi phát bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 60% nhưng triệu chứng khiến bệnh nhân phải nhập viện lại là rối loạn vận động chiếm tỷ lệ cao nhất 42,5%, ngồi ra cũng có thể gặp những lý do khác khiến bệnh nhân phải nhập viện như là rối loạn cảm giác chiếm 20%, rối loạn cơ trịn 7,5%, rối loạn hơ hấp 5% (kết quả bảng 3.2). Điều này có thể là do tình trạng bệnh lý của u trong tủy sống tiến triển âm thầm, ngày một tăng dần, chỉ khi nào bệnh lý u trong tủy sống có ảnh hưởng đến các chức năng sống hay chức năng thần kinh thì người bệnh mới nhập viện.
4.1.7. Kết quả phân loại mô bệnh học
Kết quả Bảng 3.3. Cho thấy u màng ống nội tủy chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5%, u tế bào hình sao chiếm tỷ lệ 22,5%, u nguyên bào mạch máu chiếm
10%, u mạch thể hang chiếm 7,5%. Kết quả này phù hợp với Mayo Clinic u màng ống nội tủy chiếm phần lớn với 56,2%, u tế bào sao chiếm tỷ lệ 28,6%, u nguyên bào mạch máu chiếm tỷ lệ 3,3%.
Tỷ lệ u màng ống nội tủy trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu về u màng ống nội tủy của Brassier (1996) và cộng sự cho kết quả là 34,6%, nhưng loại u tế bào hình sao nghiên cứu của chúng tôi lại cho tỷ lệ thấp hơn so với nghiên cứu của Bassier có kết quả là 30,3% [36].
Theo tác giả Võ Xuân Sơn (2006) thì u ống nội tủy chiếm tỷ lệ 22,7%, u tế bào sao chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 43,2%, u nguyên bào mạch máu chiếm tỷ lệ khá lớn 20,5% [7], so với kết quả trong nghiên cứu này thì có sự khác nhau về tỷ lệ giải phẫu bệnh của từng loại u.
Theo Guidetti (1981) thì u màng ống nội tủy 23,9%, u tế bào hình sao 33% [35]. Nghiên cứu của Fischer (1996) cho tỷ lệ u mang ống nội tủy là 37,4%, u tế bào hình sao là 24% [31].
Nhìn chung qua nhiều thập kỷ và nhiều nghiên cứu của các tác giả, ở nhiều giai đoạn khác nhau thì về mặt phân loại giải phẫu bệnh của u trong tủy vẫn chủ yếu là ba loại u thương gặp là u màng ống nội tủy, u tế bào hình sao, u nguyên bào mạch máu chiếm tỷ lệ gần như toàn bộ.
4.2. Triệu chứng lâm sàng
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng trước mổ
4.2.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Bảng 4.1. Triệu chứng lâm sàng của một số tác giả khác
Triệu chứng HeJazi Alvisi Võ Xuân Sơn
Đau 68% 60% 62,8%
Rối loạn vận động 93% 70% 95%
Rối loạn cảm giác 86% 70% 95%
Rối loạn cơ tròn 66% 70% 75%
Kết quả biểu đồ 3.6. cho thấy tỷ lệ các triệu chứng trước mổ của bệnh nhân u trong tủy sống lần lượt là: đau 62,5%, rối loạn vận động 87,5%, rối