Mức độ Lâm sàng
Hồi phục sau mổ (hay còn gọi là hồi phục)
Mọi mức độ hồi phục sau mổ (có sự cải thiện của các triệu chứng lâm sàng).
Không thay đổi sau mổ (hay cịn gọi là khơng đổi)
Khơng có sự thay đổi của các triệu chứng lâm sàng
Suy giảm sau mổ (hay còn gọi là suy giảm)
Mọi mức độ xấu hơn sau mổ (có sự gia tăng các rối loạn sẵn có hay xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mới).
- Biến chứng sau mổ. - Thời gian nằm viện.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật về mặt chức năng thần kinh sau mổ dựa trên thang chia độ của Mac Cormick: được đánh giá có hồi phục (giảm độ McCormick), khơng thay đổi (khơng thay đổi độ McCormick) hay suy giảm (tăng độ McCormick) so với trước mổ.
- Đánh giá kết quả về mặt chức năng thần kinh đối với mô bệnh học của hai loại u thường gặp.
- Đánh giá kết quả về mặt chức năng thần kinh với khả năng lấy u. 2.5. Chẩn đốn mơ bệnh học
Dựa vào kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật của khoa giải phẫu bệnh bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.6. Đánh giá tử vong
Bệnh nhân tử vong được ghi nhận theo tiêu chuẩn của Guidetti:
- Những bệnh nhân tử vong được xác định là có lý do hồn tồn khơng liên quan đến phẫu thuật như tự sát hoặc bị sát hại, chấn thương… hoặc do
bệnh lý khác không do ảnh hưởng của bệnh lý u trong tủy và quá trình điều trị u trong tủy sống gây ra được cho là tử vong do nguyên nhân khác.
- Những bệnh nhân tử vong trong thời gian 4 tuần đầu sau mổ được coi là tử vong do biến chứng phẫu thuật.
- Những bệnh nhân tử vong trong thời gian 4 tuần sau mổ được tính vào kết điều trị chung.
2.7. Thu thập và xử lí số liệu
- Phân tích số liệu dựa trên phần mềm thống kê y học SPSS 16.0.
- Tính tỷ lệ các biến định tính, các biến danh mục, biến thứ hạng.Tính giá trị trung bình (TB), độ lệch chuẩn (SD), giá trị tối thiểu (Min), tối đa (Max).
2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Các thông tin của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án hoàn toàn bảo mật và chỉ sử dụng trong nghiên cứu.
- Bệnh nhân và người nhà đồng ý tham gia nghiên cứu, có thể đề nghị chấm dứt nghiên cứu.
- Bệnh nhân không tham gia nghiên cứu không bị đối xử phân biệt trong q trình điều trị.
- Luận văn được thơng qua hội đồng xét duyệt của trường Đại học Y Hà Nội.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu 40 trường hợp u trong tủy sống được phẫu thuật và điều trị tai Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y từ 01/2014 đến 12/2015 chúng tôi thu được kết quả sau:
3.1. Đặc điểm chung
3.1.1. Tỷ lệ phần trăm u trong tủy sống trong số u tủy chung
/
Biểu đồ 3.1. Tần xuất u trong tủy sống trong u tủy chung
Nhận xét:
Trong thời gian nghiên cứu chúng tơi thấy có 40 trường hợp mắc u trong tủy trong số 196 trường hợp u tủy nghiên cứu chiếm tỷ lệ 20,4%.
3.1.2. Tuổi
Biểu đồ 3.2. Tuổi mắc bệnh trung bình của u trong tủy sống
Nhận xét:
Tuổi mắc bệnh trung bình của u trong tủy sống là 41,4 ± 15,16 tuổi, bệnh nhân nhỏ nhất gặp trong nghiên cứu là 14 tháng, tuổi cao nhất là 74 tuổi.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc u trong tủy sống theo nhóm tuổi
Nhận xét:
U trong tủy gặp nhiều nhất ở độ tuổi 36 - 55 tuổi chiếm tỷ lệ 50 nhóm tuổi 17 – 35 chiếm tỷ lệ 20%.
Nhóm tuổi ít gặp u trong tủy là 16 tuổi chiếm tỷ lệ 10%, có 1 trường hợp trên 70 tuổi.
3.1.3. Giới
/
Biểu đồ 3.4. Phân bố mắc bệnh theo giới
Nhận xét :
Tỷ lệ mắc u trong tủy sống ở nam có 14 trường hợp chiếm tỷ lệ 35% , trong khi đó có 26 trường hợp là nữ chiếm tỷ lệ là 65%.
3.1.4. Triệu chứng khởi phát bệnh
Bảng 3.1. Triệu chứng khởi phát
Triệu chứng n Tỷ lệ %
Đau 24 60
Rối loạn vận động 9 22,5
Rối loạn cảm giác 7 17,5
Tổng 40 100
Nhận xét:
Khởi phát bệnh bằng triệu chứng đau chiếm tỷ lệ 60% rối loạn vận động chiếm tỷ lệ 22,5% rối loạn cảm giác chiếm tỷ lệ 17,5%.
Có 3 trường hợp dưới 16 tuổi, khởi phát bệnh bằng rối loạn đau, rối loạn vận động và rối loạn cảm giác mỗi loại gặp 1 trường hợp chiếm 2,86%. Khơng có trường hợp nào khởi phát bệnh bằng triệu chứng rối loạn cơ tròn.
3.1.5. Lý do vào viện