1. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên: Đau Yếu chi Tê bì
2.3. Các biến số nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
* Tuổi * Giới
2.3.2. Lý do vào viện và thời gian diễn tiến bệnh
* Lý do vào viện: Đau, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ trịn, teo cơ, rối loạn hơ hấp.
* Thời gian diễn tiến của bệnh.
2.3.3. Triệu chứng lâm sàng
Những bệnh nhân được hồi cứu triệu chứng lâm sàng theo bệnh án và theo mẫu thống nhất.
Đánh giá các triệu chứng lâm sàng
* Triệu chứng đau được đánh giá có đau hay khơng đau và được chia thành 3 loại:
- Đau tại cột sống. - Đau theo rễ thần kinh. - Đau tại một khu vực xa.
Đánh giá mức độ đau chủ yếu phụ thuộc vào chủ quan người bệnh, kể cả các đánh giá sau mổ (so sánh với trước mổ).
* Các rối loạn cảm giác (cho cả hai loại cảm giác nông và cảm giác sâu) được đánh giá có rối loạn hay khơng và được chia thành 4 loại
- Dưới mức tổn thương. - Theo rễ.
- Nửa người.
- Tại một vị trí xa.
Đánh giá cảm giác sau mổ so sánh với trước mổ dựa và sự lan rộng hay thu hẹp của khu vực rối loạn cảm giác.
*Các rối loạn vận động được ghi nhận dựa trên sự xuất hiện của yếu tố cơ, phản xạ bất thường của gân cơ và sự suy giảm chức năng của cơ. Các rối loạn vận động được chia thành 3 loại:
- Dưới tổn thương. - Theo rễ.
- Nửa người.
Sức cơ được đánh giá theo thang chia độ gồm 6 mức độ sau:
Bảng 2.1. Thang chia độ sức cơ
Độ Lâm sàng của bệnh nhân
0/5 Khơng có sự vận động cơ
1/5 Có sự vận động cơ nhưng khơng thắng được trọng lực
2/5 Có sự vận động cơ thắng được trọng lực nhưng khơng thắng được lực cản.
3/5 Có sự vận động cơ thắng được lực cản nhẹ
4/5 Có sự vận động cơ thắng được lực cản khá mạnh 5/5 Vận động bình thường
Các biểu hiện của rối loạn vận động: phản xạ gân xương tăng hay giảm, liệt có hay khơng liệt cứng hay mềm, liệt ngọai vi hay trung ương, tăng hay giảm trương lực cơ.
Đánh giá sự tiến triển của vận động sau mổ dựa trên sự thay đổi của sức cơ và sự thay đổi của khu vực bị rối loạn so sánh với giai đoạn trước mổ.
* Teo cơ được đánh giá có hay khơng.
* Cơ trịn được ghi nhận có hay khơng có rối loạn cơ trịn.
Đánh giá sự tiến triển của rối loạn cơ trịn sau mổ có hay khơng và số lượng cơ trịn bị rối loạn. Biểu hiện của rối loạn cơ trịn: bí đái, táo bón đại tiểu tiện khơng tự chủ.
* Rối loạn hơ hấp được đánh giá theo 4 mức độ.
Bảng 2.2. Đánh giá tình trạng hơ hấp
Mức độ rối loạn hơ hấp Tình trạng lâm sàng Khơng rối loạn hơ hấp Hơ hấp bình thường
Rối loạn hơ hấp nhẹ Thường có cơn khó thở nhẹ gây mệt
Rối loạn hơ hấp trung bình Thường có đợt khó thở kéo dài hoặc thở bụng hoặc nhịp thở bất thường
Rối loạn hô hấp nặng Tự thở rất yếu hoặc ngừng thở, phải hô hấp hỗ trợ bằng thở máy hay bóp bóng
Đánh giá chức năng thần kinh
Đánh giá chức năng thần kinh dựa trên thang chia độ của Mac Cormick
Bảng 2.3. Thang điểm Mac Cormick
Độ Lâm sàng của bệnh nhân
Độ I: Chức năng thần kinh bình thường
Sự khiếm khuyết hạn chế ở mức độ nhẹ, tác động ít liên quan đến chi, tăng trương lực cơ nhẹ hoặc phản xạ bất thường, đi lại bình thường
Độ II: Có thiếu hụt cảm giác và vận động tác động lên chức năng của chi.
Đi lại khó khăn ở mức độ nhẹ, đến vừa, đau nhiều hoặc hội chứng biến dạng (tư thế) làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, vẫn còn tự đi lại được và thực hiện các chức năng khác.
Độ III: Thiếu hụt chức năng thần kinh trầm trọng hơn
Cần phải chống gậy hoặc nẹp (chân) mới đi lại được hoặc suy giảm trầm trọng chức năng hai tay. Có hay khơng có khả năng tự phục vụ
Độ IV: Thiếu hụt chức năng trầm trọng hơn
Phải di chuyển bằng xe lăn hoặc chống gậy hoặc nẹp (chân) cùng suy giảm chức năng hai tay, không thể tự phục.
2.3.4. Đặc điểm chẩn đoán trên cộng hưởng từ
Tất cả các bệnh nhân đều có phim cộng hưởng từ và kết quả phim. Chẩn đoán xác định u dựa trên cộng hưởng từ T1,T2 và hình ảnh sau tiêm thuốc đối quang từ. Hình ảnh cộng hưởng từ được khảo sát trên các mặt phẳng dọc, mặt phẳng trán và mặt phẳng ngang. U trên phim cộng hưởng từ được đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Vị trí u trên phim cộng hưởng từ.
- Độ dài u được tính theo số lượng đốt sống có sự hiện diện của u. - Mật độ u: đồng nhất hay không đồng nhất.
- Ranh giới u: rõ ràng hay không rõ ràng.
- Mức độ khu trú của u: đồng tâm hay lệch tâm. - Bắt thuốc: ngấm mạnh, ngấm vừa, khơng ngấm.
- Tín hiệu u trên T1, T2 so với tổ chức xung quanh: tăng tín hiệu, giảm tín hiêu, đồng tín hiệu, hay hỗn hợp.
/
Hình 2.1: U trong tủy sống C1 – C2 U màng ống nội tủy trên cộng hưởng từ
/
/
Hình 2.3: Hình ảnh U nguyên bào mạch máu trên cộng hưởng từ
/ Hình 2.4: U nguyên bào mạch máu nhìn đại thể