1. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên: Đau Yếu chi Tê bì
3.3. Đặc điể mu trong tủy trên cộng hưởng từ
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng trước mổ
4.2.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Bảng 4.1. Triệu chứng lâm sàng của một số tác giả khác
Triệu chứng HeJazi Alvisi Võ Xuân Sơn
Đau 68% 60% 62,8%
Rối loạn vận động 93% 70% 95%
Rối loạn cảm giác 86% 70% 95%
Rối loạn cơ tròn 66% 70% 75%
Kết quả biểu đồ 3.6. cho thấy tỷ lệ các triệu chứng trước mổ của bệnh nhân u trong tủy sống lần lượt là: đau 62,5%, rối loạn vận động 87,5%, rối loạn cảm giác 75%, rối loạn cơ tròn 37,5%, teo cơ chiếm tỷ lệ 37,5%. So sánh từng tỷ lệ tương ứng với kết quả bảng 4.1 của các tác giả khác, cho thấy các triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân nhập viện điều trị trong nghiên cứu của chúng tơi khơng có sự khác biệt với các tác giả Võ Xuân Sơn (2006) [7], HeJazi (1998) [84], Alvisi (1984) [85].
Đau là một triệu chứng khởi phát xuất hiện sớm thường thấy ở các bệnh nhân, nhưng triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất ở bệnh nhân nhập viện lại là các rối loạn về vận động.
4.2.1.2. Đặc điểm của các triệu chứng lâm sàng
Kết quả bảng 3.4 cho thấy đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của các loai u trong tủy sống:
Rối loạn đau:
Đau là một triệu chứng khá phổ biến trong u tủy sống gặp trong 62,5%. Farrokh (2001) cho thấy tỷ lệ có đau ở bệnh nhân u trong tủy sống là 75 % [58].
Đặc điểm đau tại một vị trí nhất định của cột sống là chính, xảy ra trên hầu hết các bệnh nhân có đau khi nhập viện (45%), đặc điểm đau này chúng tôi gặp nhiều hơn so với tác giả Võ Xuân Sơn (2006) gặp 38,6% trường hợp có đau tại một vị trí nhất định của cột sống [7]. Ngồi ra rối loạn đau còn gặp đau theo rễ (12,5%) và đau tại một ví trí xa rất hiếm gặp chỉ có một trường hợp chiếm tỷ lệ 5%.
Đa số các tác giả Brotchi (1996), McCormick (1996), Constatini (1996) nhận định rằng dấu hiệu đau ở bệnh nhân u trong tủy khơng có giá trị nhiều trong việc chẩn đốn, khơng đặc chưng cho bệnh lý u trong tủy, chỉ khi có các rối loạn khác kèm theo thì việc chẩn đốn mới được đặt ra [3],[9],[48]. Nhưng đau lại thường là triệu chứng khởi phát bệnh lý u trong tủy, điều này dẫn đến
bệnh nhân u trong tủy được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn khởi phát bệnh là rất hiếm và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên ngày nay cộng hưởng từ được triển khai rộng khắp thì việc chỉ định cho chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bệnh sớm là việc nên làm.
Rối loạn cảm giác
Rối loạn cảm giác cùng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân u trong tủy (75% kết quả biểu đồ 3.8.) tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả của Võ Xuân Sơn (2006) gặp 95% các trường hợp có rối loạn cảm giác [7].
Rối loạn cảm giác với các biểu hiện như dị cảm (tê bì, kiến bị…), tăng, giảm, mất cảm giác, phân ly cảm giác.
Kết quả bảng 3.4. rối loạn cảm giác xuất hiện dưới tổn thương chiếm tỷ lệ 60%, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Sơn (2006) là 79,5%. Trong nghiên cứu này, chúng tơi thấy rất ít gặp rối loạn cảm giác kiểu nửa người hay tại một vị trí xa sự phân bố của thần kinh tương ứng với vị trí xuất hiện của u, điều này phù hợp với nhân định của Colosimo (2003).
Rối loạn vận động
Rối loạn vận động là triệu chứng gặp nhiều nhất ở những bệnh nhân bị u trong tủy sống đến nhập viện chiếm 87,5% (kết quả biều đồ 3.8.). Trong nghiên cứu của Võ Xn Sơn (2006) thì có 95% bệnh nhân nhập viện có rối loạn vận động [7], tỷ lệ này cao hơn so với kết quả nghiên cứu này.
Rối loạn vận động với các biểu hiện lâm sàng như teo cơ, tăng, giảm hay mất phản xạ gân xương, yếu liệt chi hay nhóm cơ nhất định.
Kết quả bảng 3.4 cho thấy rối loạn vận động thường xảy ra dưới tổn thương chiếm tỷ lệ 70%, kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Sơn (2006) là 77,3% [7].
Nhìn chung thì rối loạn cảm giác và rối loạn vận động sảy ra dưới tổn thương (hội chứng tủy cắt ngang) chiếm đa số của bệnh nhân u trong tủy sống
đến nhập viện. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Xuân sơn (2006) và nhận định của McCormick (1996), Fischer (1996). Khi các tác giả trên đều cho rằng hội chứng tổn thương tủy sống của bệnh lý u trong tủy sống thường là hội chứng cắt ngang tủy sống, rất ít khi biểu hiện bằng hội chứng tủy trung tâm và càng hiếm gặp trường hợp tổn thương nửa tủy biểu hiện bằng hội chứng Brown Sequard [7],[48].
Rối loạn cơ tròn
Kết quả bảng 3.4 cho thấy rối loạn cơ tròn gặp 37,5% trường hợp đến nhập viện, kết quả này thấp hơn so với Võ Xuân Sơn (2006) tỷ lệ có rối loạn cơ trịn chiếm 75%. Điều này có thể do nhiều bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của Võ Xuân Sơn đến nhập viện ở giai đoạn muộn hơn so với những bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi [7].
Trong một số trường hợp thì rối loạn cơ trịn là một triệu chứng bắt buộc bệnh nhân phải nhập viện điều trị như những trường hợp đại tiểu tiện khơng tự chủ, ngồi ra rối loạn cơ trịn cịn biểu hiện bằng bí đái, táo bón và thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh.
Rối loạn hô hấp
Trong 40 trường hợp của nhóm nghiên cứu, chúng tơi gặp 2 trường hợp rối loạn hô hấp chiếm 5%, một rối loạn hô hấp nhẹ, một rối loạn hô hấp vừa cả hai trường hợp này đều hồi phục tốt ở giai đoạn sau mổ. Kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Sơn (2006) có tỷ lệ rối loạn hơ hấp là 6,82%, tác giả gặp cả trường hợp rối loạn hô hấp nặng phải thở máy và bóp bóng hỗ trợ [7].