Đặc điểm hình ảnh

Một phần của tài liệu U nội tuỷ Luận văn thạc sĩ y học (Trang 71 - 73)

1. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên: Đau  Yếu chi  Tê bì 

4.3. Đặc điểm hình ảnh

4.3.1. Phân bố u

Do u trong tuỷ phát triển theo chiều dọc của tủy sống, một u có thể trải dài trên nhiều đoạn tủy khác nhau. Đa số các tác giả dựa trên vị trí xuất phát và kết thúc của u mà chia ra làm các loại sau:

(1) Hành tủy (2) Hành tủy ngực (3) Cổ (4) Cổ ngực (5) Ngực (6) Chóp tủy sống (7) Toàn tủy

Một số tác giả chia u trong tủy làm hai loại, loại toàn thể bao gồm cả hành tủy và loại tồn tủy là từ vùng cổ xuống chóp tủy [50],[86].

Bảng 3.6. Cho thấy tỷ lệ u trong tủy trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi, gặp ở vùng hành tủy là 7,5%, vùng cổ là 37,5% chiếm tỷ lệ nhiều nhất, vùng ngực 15%, chóp tủy 12,5%. Kết quả này tương tự như kết quả của các tác giả như, Võ Xuân Sơn (2006) u vùng hành tủy chiếm 13,6%, vùng cổ

58%, vùng ngực chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 61,4%, chóp tủy là 11,4% và tác giả Fischer (1996) cho kết quả là vùng hành tủy chiếm 15,3%, vùng cổ 60,8%, vùng ngực 55,1%, chóp tủy 16,4% [7],[48].

Điểm chung của nghiên cứu này và hai tác giả trên là u trong tủy phân bố chủ yếu ở vùng cổ và vùng ngực vì thực chất phần lớn tủy sống được tạo nên bởi hai đoạn này, phần hành tủy và chóp tủy chiếm những đoạn rất ngắn so với toàn tủy sống.

4.3.2. Độ dài u trên cộng hưởng từ

Kết quả bảng 3.7. cho thấy chiều dài khối u dao động từ 1 đến 7 đốt sống, khơng có trường hơp nào u tồn tủy, độ dài trung bình của u là

3,51 ± 1,67 đốt sống.

Tác giả Võ Xuân Sơn năm (2006) gặp cả những trường hợp u tồn tủy với 22 đốt sống và độ dài trung bình của u là 5,8 ± 4,4 đốt sống [7]. Trong đó độ dài của khối u tính theo đốt sống dao động từ 1 đến 22 đốt. Tỷ lệ này trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn và không gặp trường hợp nào u toàn tủy.

4.3.3. Đặc điểm trên cộng hưởng từ của hai loại u thường gặp

Kết quả bảng 3.8. cho thấy đặc điểm của hai loại u trên hình ảnh cộng hưởng từ:

U màng ống nội tủy trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thấy rõ ranh giới trên cộng hưởng từ chiếm 57,14%, khu trú chiếm 52,38%, tỷ lệ không bắt thuốc 47,62%, tỷ lệ tương ứng trong nghiên cứu của Võ Xuân Sơn (2006) là ranh giới rõ 10%, khu trú 50%, không bắt thuốc 60% [7].

Đối với u tế bào hình sao thấy rõ ranh giới trên cộng hưởng từ có 55,55%, mức độ khu trú cũng có tỷ lệ 33,33%, tỷ lệ bắt thuốc đối với loại u này khá cao 77,78%.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của McCormick (1996), Froment (1996) [9],[55]. Các tác giả trên thấy rằng u màng ống nội tủy thấy rõ ranh giới, khu trú đồng tâm và bắt thuốc kém hơn so với u tế bào hình sao.

4.4. Kết quả phẫu thuật

Một phần của tài liệu U nội tuỷ Luận văn thạc sĩ y học (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w