Thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 160 - 177)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG

3.3.3.4.Thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm

Cần không ngừng rút kinh nghiệm các hoạt động nghiệp vụ mà trên thực tế còn là hết sức mới mẻ đối với cả người mua- người bán và người trung gian, cũng như các cơ quan quản lý chứng khoán. Kết hợp học tập kinh nghiệm nước ngoài để ngày càng hoàn thiện môi trường kinh doanh chứng khoán Việt Nam và tìm ra, sử dụng hiệu quả các “thanh hãm” an toàn cho sự vận hành của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài ra, cần nâng cao các tiêu chuẩn thành lập và kiểm tra chất lượng hoạt động của các CTCK, đề cao các yêu cầu về cơ sở hạ tầng- kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh, thực hiện triệt để việc tách tài khoản tiền chứng khoán của các nhà đầu tư sang ngân hàng, hạn chế sự lợi dụng tài khoản của nhà đầu tư của một số nhân viên CTCK để trục lợi… Thị trường chứng khoán nước ta còn quá nhỏ bé và dễ bị tổn thương, việc tăng cường chất lượng công tác thông tin và giám sát, xử phạt các vi phạm hành chính, củng cố lòng tin cho nhà đầu tư là việc làm thiết thực và cấp bách để củng cố sự phát triển lành mạnh và vững chắc của thị trường chứng khoán nói riêng, nền kinh tế thị trường Việt Nam nói chung.

3.4. LỘ TRÌNH TỔNG QUÁT VỀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN HÓA

Xuất phát từ thực tế nền kinh tế Việt Nam, từ hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và những bài học kinh nghiệm từ Mỹ, từ Malaysia có thể đưa ra một lộ trình tổng quát để thực hiện chứng khoán hóa một cách vững chắc như sau:

3.4.1. Từ năm 2014 đến năm 2017 chuẩn bị các văn bản dưới luật, các điều kiện khác và ứng dụng thí điểm kỹ thuật chứng khoán hóa khác và ứng dụng thí điểm kỹ thuật chứng khoán hóa

Từ năm 2014 đến năm 2017 là thời gian chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật cho việc ứng dụng chứng khoán hóa trong nền kinh tế Việt Nam. Để ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa ở Việt Nam trước hết cần xây dựng bổ sung hệ thống luật pháp, nhất là những văn bản pháp quy để tạo nên sự đồng bộ và tính khả thi cao. Có thể nói đây là một trong những vần đề Việt Nam còn không ít những hạn chế, do vậy đây là vấn đề có tính chất quyết định cho hoạt động chứng khoán hóa nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách ổn định.

Thực hiện thí điểm ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa. Theo đó, có thể chọn một bộ phận của Công ty quản lý tài sản nợ của các TCTD (VAMC) như đã áp dụng đối với Ngân hàng người nghèo thuộc NHNo&PTNT Việt Nam trước đây, sau này tách ra thành Ngân hàng Chính sách – Xã hội Việt Nam.

Như đã đề cập, mô hình hoạt động của VAMC có những nét tương đồng nhất định của Tổ chức trung gian chuyên trách. Hoạt động của VAMC là mua nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp là bất động sản của các NHTM và thanh toán bằng tiền hoặc trái phiếu đặc biệt. Có thể coi đó là tiền đề cho hoạt động của công ty chứng khoán hóa.

Điểm khác của công ty VAMC là mua nợ xấu và cơ chế mua bán, thanh toán đặc biệt hơn và công ty này là công ty của Nhà nước (vốn nhà nước – công ty trực thuộc NHNN Việt Nam) và mục đích hoạt động khác với công ty chứng khoán hóa. Song điểm chung là đều mua bán nợ và các khoản nợ liên quan đến bất động sản của các NHTM.

Do đó sau thời gian VAMC được chọn làm thí điểm, khi thành công sẽ tách bộ phận này ra khỏi VAMC để thành lập Tổ chức trung gian chuyên trách đúng nghĩa của nó.

Song song đó là chuẩn bị các điều kiện quan trọng khác như sự tương hợp về đặc tính và chất lượng của tài sản được chứng khoán hóa như về thời hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo… chuẩn bị cơ sở hạ tầng về thông tin sao cho kịp thời, đầy đủ và minh bạch trên thị trường.

Chính phủ cần có kế hoạch một cách rõ ràng và có sự chuẩn bị chu đáo để khi cần thiết can thiệp một cách nhanh chóng, bài bản vào thị trường để giữ vững thị trường trong những lúc gặp khó khăn như Chính phủ Mỹ đã từng xử lý.

Cần chú trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho các chủ thể tham gia vào chứng khoán hóa. Đồng thời có biện pháp thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, đồng bộ hóa công nghệ tin học cho hoạt động chứng khoán hóa.

Đối tượng chứng khoán hóa là những hợp đồng cho vay mua nhà ở của các NHTM đồng nhất, cùng loại vay, cùng thời hạn và có cùng lãi suất cho vay.

Địa bàn thí điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bởi hai thành phố này có sự phát triển khá và hiện là trung tâm kinh tế, tài chính, ngân hàng của cả nước.

3.4.2. Từ năm 2018 chính thức ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa trước hết là những khoản cho vay bất động sản có tài sản thế chấp những khoản cho vay bất động sản có tài sản thế chấp

Khi có các Tổ chức trung gian chuyên trách có uy tín, việc cơ cấu lại hệ thống các định chế tài chính, nhất là NHTM và các tổ chức định mức tín nhiệm, bảo lãnh phát hành… cùng những điều kiện khác cho việc ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa sẽ chính thức ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa tại Việt Nam.

3.4.3. Từ năm 2019 đến năm 2023 tiếp tục hoàn thiện thị trường và từ 2024 mở rộng chứng khoán hóa rộng chứng khoán hóa

Từ 2019 tiếp tục hoàn thiện thị trường, chú trọng phát triển mạnh chứng khoán hóa các khoản cho vay bất động sản, nhất là các khoản cho vay mua nhà ở có thế chấp tài sản, nhằm đảm bảo cho thị trường ổn định và rút kinh nghiệm cho việc mở rộng đối tượng chứng khoán hóa.

Trong giai đoạn này cần chú trọng hoàn thiện các điều kiện cần thiết ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn để có thể thực hiện mở rộng chứng khoán hóa sang các đối tượng khác một cách vững chắc.

Từ năm 2024 trên cơ sở đã có kinh nghiệm từ hoạt động chứng khoán hóa các tài sản bất động sản có thể mở rộng chứng khoán hóa cho các tài sản khác, kể cả lãi suất, tỷ giá…

Lộ trình tổng quát trên được đưa ra trong điều kiện hiện nay trên cơ sở dự báo những năm tiếp theo. Tuy nhiên, khi cần thiết có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo phát triển ổn định, bền vững thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.

3.5. GIẢI PHÁP VĨ MÔ KHÁC NHẰM HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN HÓA Ở VIỆT NAM

3.5.1. Hoàn thiện luật pháp

Cần sớm chuẩn bị để có thể có những nội dung quy định cụ thể về lĩnh vực chứng khoán hóa, làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam. Cụ thể các vấn đề sau:

- Quy định về các tổ chức được tham gia trong chứng khoán hoá, trách nhiệm và quyền hạn.

- Quy định cụ thể về hoạt động của công ty chứng khoán hoá.

- Quy định về các loại tài sản được phép chứng khoán hoá, điều kiện đối với các loại tài sản này, trước mắt là các khoản cho vay mua nhà nói chung, vì những khoản tín dụng này rất thuận lợi cho chứng khoán hoá thành công.

- Tiếp tục bổ sung để hoàn thiện các quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, hiện nay là Nghị định 178/1999/NĐ-CP, Nghị định 85/2002/NĐ-CP về tài sản đảm bảo nợ vay và xử lý TSBĐ nợ vay ngân hàng.

3.5.2. Tự do hóa thị trường

Chỉ có tự do mua bán, chuyển nhượng các khoản nợ nói chung và các khoản tín dụng bất động sản nói riêng mới cho phép triển khai thực hiện việc áp dụng kỹ thuật

này. Do đó, cần có những điều chỉnh cần thiết để việc mua bán tài sản, hàng hóa trên cơ sở quan hệ hàng hóa – tiền tệ trên thị trường dưới sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

3.5.3. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân tham gia trên thị trường chứng khoán hóa khoán hóa

Chính phủ xem xét để có thể giảm thuế thu nhập đối với các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh nhằm tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức này tham gia áp dụng và thực hiện kỹ thuật chứng khoán hoá nói chung và các khoản tín dụng bất động sản nói riêng.

3.5.4. Thành lập Tổ chức trung gian chuyên trách

Chứng khoán hoá là một kỹ thuật tài chính phức tạp – là kỹ thuật mới, rất mới đối với thị trường tài chính nước ta, nền kinh tế nước ta. Chính vì lẽ đó sự thành công trong lần đầu tiên khi áp dụng có ý nghĩa quyết định, ý nghĩa quan trọng. Do đó, để đảm bảo tính khả thi cao khi triển khai thực hiện kỹ thuật này, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến hoạt động này. Trong đó, xem xét thành lập Tổ chức trung gian chuyên trách của Nhà nước (vốn thuộc sở hữu Nhà nước). Sự ra đời của Tổ chức trung gian chuyên trách Nhà nước sẽ có những ưu điểm, thuận lợi vượt trội so với các công ty chứng khoán hoá tư nhân. Điều này xuất phát từ chính các ý nghĩa sau:

Tổ chức trung gian chuyên trách Nhà nước sẽ có được niềm tin nơi công chúng, mang lại uy tín cao nhất trong việc phát hành các loại trái phiếu, nhờ tạo niềm tin, tạo uy tín nơi nhà đầu tư ngay từ ban đầu.

Tổ chức trung gian chuyên trách Nhà nước nên việc giải quyết các quan hệ pháp lý đối với các cơ quan nhà nước khác trong quá trình chứng khoán hóa sẽ đồng bộ và nhanh chóng hơn.

Việc áp dụng kỹ thuật chứng khoán hoá còn mới mẻ nên giai đoạn đầu cần thiết phải tạo lập sự ổn định cho thị trường. Một Tổ chức trung gian chuyên trách Nhà nước sẽ góp phần ổn định hơn đối với cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp đối với các khoản phải thu, các khoản nợ.

3.5.5. Tiếp tục thực hiện đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhất là tái cơ cấu các trung gian tài chính trong đó có hệ thống ngân hàng thương mại cơ cấu các trung gian tài chính trong đó có hệ thống ngân hàng thương mại

Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhất là tái cơ cấu các trung gian tài chính trong đó đặc biệt là hệ thống NHTM là giải pháp quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường tài chính phát triển, thúc đẩy các hoạt động tài chính phát triển nói chung và chứng khoán hóa các tài sản tài chính nói riêng.

3.5.6. Giải pháp đối với các tổ chức tín nhiệm

Cần tăng cường hơn nữa các giải pháp về chính sách để thúc đẩy sự phát triển của công ty định mức tín nhiệm. Trong đó, khuyến khích thành lập và sử dụng các định mức tín nhiệm là rất quan trọng.

Ban hành quy định, tiêu chuẩn cho hoạt động của các công ty định mức tín nhiệm. Đặc biệt, có quy định về hành lang pháp lý để công ty thành lập và hoạt động: quy định về vốn tối thiểu; quy định về phổ biến thông tin và phân bổ nguồn lực...

3.5.7. Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở tiến đến thành lập Ngân hàng cho vay mua nhà ở nhà ở

Trước mắt có thể thành lập 02 quỹ tiết kiệm nhà ở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì 02 thành phố này vừa có điều kiện phát triển và cũng là 02 thành phố có nhu cầu vay mua nhà ở rất cao so với các tỉnh thành khác trong nước. Thành lập 02 quỹ này không chỉ góp phần ổn định thị trường bất động sản, bảo đảm an sinh xã hội mà còn là cơ sở vững chắc cho chất lượng các khoản tín dụng bất động sản, tạo điều kiện rất lớn cho kỹ thuật chứng khoán hóa các khoản vay bất động sản phát triển. Trong tương lai nên xem xét xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên trách cho vay nhà ở của Việt Nam. Như đã đề cập Ngân hàng nhà ở vốn đã có ở Việt Nam, nay cần thiết phải khôi phục lại mô hình ngân hàng này, bởi có lợi cho quốc kế dân sinh và cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản cho vay nhà ở, một nhu cầu và cũng là chiến lược an sinh dân chúng của Nhà nước.

3.5.8. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC

VAMC có nhiệm vụ chủ yếu, trước hết là xử lý nợ xấu. Như đã phân tích, VAMC thực hiện các khoản nợ mua (các khoản nợ xấu), trên cơ sở đó VAMC phát

hành trái phiếu đặc biệt thanh toán cho các TCTD – để tạo thanh khoản. Song có thể nhận thấy về bản chất VAMC đã và đang “manh nha” tạo hàng hóa cho thị trường. Tuy khác rất nhiều về bản chất, về mô hình, về cơ chế hoạt động; song hoạt động của VAMC cũng có một số mục tiêu phản ánh vấn đề mà chứng khoán hóa cần giải quyết. Do đó, hiệu quả hoạt động của VAMC sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu đối với Tổ chức trung gian chuyên trách trong thực hiện chứng khoán hóa khi được thành lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, sự hoạt động của VAMC gia tăng và nâng cao chất lượng tín dụng, có tác động tích cực đến thị trường tài chính, hoạt động ngân hàng và đến việc ứng dụng chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 luận án tập trung cho chủ đề nghiên cứu là đưa ra các giải pháp ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, luận án thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một: Đưa ra những dự báo và nhận định khả năng ứng dụng chứng khoán hóa ở Việt Nam, với những nội dung: Thị trường tài chính Việt Nam đã định hình và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới. Những dự báo và đánh giá về thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và những tác động từ các yếu tố liên quan, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn 2020. Những cơ hội và thách thức ngày càng cao và tác động ảnh hưởng nhanh hơn, rộng hơn và sâu hơn cùng những rủi ro từ biến động thị trường hàng hoá là rất lớn. Độ mở của nền kinh tế lớn và những biến động ngày càng phức tạp của thị trường chứng khoán do tác động nhiều hơn bởi các yếu tố thị trường tài chính quốc tế và thị trường hàng hóa toàn cầu.

Luận án đưa ra những dự báo về khả năng thích ứng và phát triển của thị trường tài chính Việt Nam như sẽ tiếp tục phát triển với quy mô hoạt động mở rộng gắn với việc hình thành các định chế tài chính ngày càng đa dạng về loại hình hoạt động; mở rộng về phạm vi cung cấp dịch vụ ngân hàng của các hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam; phát triển nhanh về dịch vụ ngân hàng điện tử gắn liền với ứng dụng

công nghệ ngân hàng hiện đại; Thị trường chứng khoán sẽ phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững hơn.

Hai: Luận án đưa ra các giải pháp ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, bao gồm: Giải pháp hoàn thiện và thành lập các định chế tài chính thực hiện chứng khoán hóa. Giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng gắn liền với cơ cấu lại hệ thống các định chế tài chính, tăng cường hợp tác, gắn kết giữa các ngân hàng và định chế tài chính khác đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. Giải pháp phát triển đa dạng hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trên cơ sở

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 160 - 177)