Từ năm 2014 đến năm 2017 chuẩn bị các văn bản dưới luật, các điều

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 161 - 162)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG

3.4.1.Từ năm 2014 đến năm 2017 chuẩn bị các văn bản dưới luật, các điều

khác và ứng dụng thí điểm kỹ thuật chứng khoán hóa

Từ năm 2014 đến năm 2017 là thời gian chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật cho việc ứng dụng chứng khoán hóa trong nền kinh tế Việt Nam. Để ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa ở Việt Nam trước hết cần xây dựng bổ sung hệ thống luật pháp, nhất là những văn bản pháp quy để tạo nên sự đồng bộ và tính khả thi cao. Có thể nói đây là một trong những vần đề Việt Nam còn không ít những hạn chế, do vậy đây là vấn đề có tính chất quyết định cho hoạt động chứng khoán hóa nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách ổn định.

Thực hiện thí điểm ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa. Theo đó, có thể chọn một bộ phận của Công ty quản lý tài sản nợ của các TCTD (VAMC) như đã áp dụng đối với Ngân hàng người nghèo thuộc NHNo&PTNT Việt Nam trước đây, sau này tách ra thành Ngân hàng Chính sách – Xã hội Việt Nam.

Như đã đề cập, mô hình hoạt động của VAMC có những nét tương đồng nhất định của Tổ chức trung gian chuyên trách. Hoạt động của VAMC là mua nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp là bất động sản của các NHTM và thanh toán bằng tiền hoặc trái phiếu đặc biệt. Có thể coi đó là tiền đề cho hoạt động của công ty chứng khoán hóa.

Điểm khác của công ty VAMC là mua nợ xấu và cơ chế mua bán, thanh toán đặc biệt hơn và công ty này là công ty của Nhà nước (vốn nhà nước – công ty trực thuộc NHNN Việt Nam) và mục đích hoạt động khác với công ty chứng khoán hóa. Song điểm chung là đều mua bán nợ và các khoản nợ liên quan đến bất động sản của các NHTM.

Do đó sau thời gian VAMC được chọn làm thí điểm, khi thành công sẽ tách bộ phận này ra khỏi VAMC để thành lập Tổ chức trung gian chuyên trách đúng nghĩa của nó.

Song song đó là chuẩn bị các điều kiện quan trọng khác như sự tương hợp về đặc tính và chất lượng của tài sản được chứng khoán hóa như về thời hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo… chuẩn bị cơ sở hạ tầng về thông tin sao cho kịp thời, đầy đủ và minh bạch trên thị trường.

Chính phủ cần có kế hoạch một cách rõ ràng và có sự chuẩn bị chu đáo để khi cần thiết can thiệp một cách nhanh chóng, bài bản vào thị trường để giữ vững thị trường trong những lúc gặp khó khăn như Chính phủ Mỹ đã từng xử lý.

Cần chú trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho các chủ thể tham gia vào chứng khoán hóa. Đồng thời có biện pháp thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, đồng bộ hóa công nghệ tin học cho hoạt động chứng khoán hóa.

Đối tượng chứng khoán hóa là những hợp đồng cho vay mua nhà ở của các NHTM đồng nhất, cùng loại vay, cùng thời hạn và có cùng lãi suất cho vay.

Địa bàn thí điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bởi hai thành phố này có sự phát triển khá và hiện là trung tâm kinh tế, tài chính, ngân hàng của cả nước.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 161 - 162)