7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG
2.3.2.1. Về tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn 2008-2013
Kinh tế Việt Nam, nếu tính bắt đầu đi vào đổi mới từ năm 1986 đến nay đã trên 25 năm. Nhìn chung sự nghiệp đổi mới của đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, trong đó, nửa giai đoạn đầu của quá trình này, nền kinh tế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ở mức trên dưới 10%. Tuy nhiên, quá trình đổi mới của đất nước vẫn có những bất ổn và những vấn đề đang đặt ra, nhất là chưa đạt được sự phát triển bền vững cần thiết. Điều này càng thấy rõ hơn khi mà đất nước chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính mang tính toàn cầu xảy ra vào năm 2008. Những khó khăn về kinh tế nói chung, những khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính, thị trường hàng hóa thông thường và đặc biệt là sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản. Tình hình kinh tế giai đoạn khoảng 5 năm trở lại đây cho thấy mức tăng trưởng kinh tế tuy vẫn nằm ở con số dương nhưng thấp và chậm lại. (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tình hình GDP của Việt Nam (2008 - 2013)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam [7]
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.1: Tình hình GDP của Việt Nam (2008 - 2013)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam [7]
Từ bảng 2.1 , Biểu đồ 2.1 cho thấy, GDP của Việt Nam từ 2008 đến nay giảm khá mạnh so với giai đoạn 2000 đến 2007, giai đoạn này GDP tăng khá ổn định, đạt mức trung bình 8,44%. Nhưng từ năm 2008 GDP bắt đầu chậm lại, năm này GDP chỉ đạt 6,31%; năm 2009 GDP giảm so với năm 2008; năm 2010 GDP đạt 6,78%, nhưng đến năm 2011 chỉ đạt 5,89% và năm 2012 là 5,03%. Song năm 2013, tình hình cải thiện hơn, GDP năm 2013 đạt mức tăng 5,42%
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), trong 02 năm tiếp theo là 2014 và 2015, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều không vượt quá 5,5% với tốc độ tăng GDP lần lượt là 5,4% và 5,5% [43]. Theo thông tin được Thủ tướng cập nhật tại Diễn đàn VDPF, quy mô nền kinh tế trong năm 2013 đã đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD. Quy mô quỹ dự trữ ngoại hối tiếp tục mở rộng và đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho ít nhất cho 12 tuần nhập khẩu. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,4% trong năm 2013, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 03 năm 2011-2013 đạt 5,6%. [17]
Từ đó cho thấy, tuy mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam tuy có chậm lại, song vẫn đạt được sự tăng trưởng dương, hơn nữa trong tương lai khả năng sự tăng trưởng sẽ tốt trở lại, do vậy vẫn tạo được khả năng duy trì được mức tăng thu nhập trong công chúng và đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chứng khoán hóa của Việt Nam.
0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 GDP