Kinh nghiệm từ Malaysia

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 57)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG

1.4.1.2.Kinh nghiệm từ Malaysia

Thứ nhất, khi đi vào thực hiện chứng khoán hóa các tài sản tài chính vào năm 1987, trước đó Chính phủ Malaysia đã có sự chuẩn bị khá chu đáo về các điều kiện cho hoạt động chứng khoán hóa bao gồm chọn Tổ chức trung gian chuyên trách; xây dựng hệ thống pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa.

Thứ hai, Chính phủ Malaysia xây dựng một kế hoạch rõ ràng, lựa chọn bước đi hợp lý cho ứng dụng chứng khoán hóa. Theo đó, từ năm 1987 Malaysia đã tiến hành chứng khoán hóa với sự mua lại các khoản cho vay mua nhà có tổng giá trị là 110 triệu ringgit, với thời hạn 5 năm và phát hành ra 100 triệu ringgit trái phiếu loại CMO đa hạng (hay còn gọi là CMO dạng “thanh toán có trật tự”), với lãi suất cố định.

Năm 1989 - 1990 Cagamas Berhad (một dạng SPV ở Malaysia) thực hiện mua lại các khoản cho vay mua nhà với thời hạn 3 - 7 năm. Cagamas là công ty thế chấp quốc gia. Trong đó, cổ đông lớn nhất của Cagamas là Ngân hàng Negara Malaysia sở hữu 20% cổ phần, các NHTM khác chiếm 45%, các công ty tài chính sở hữu 25% và các ngân hàng bán buôn sở hữu 10% cổ phần của Cagamas.

Năm 1992, Cagamas lần đầu tiên phát hành 465 triệu Ringgit trái phiếu dựa trên các khoản cho vay thế chấp nhà ở với lãi suất thả nổi (được điều chỉnh 6 tháng một lần). Ngoài ra, công ty này còn phát hành các giấy nợ chiết khấu ngắn hạn với tổng giá trị 500 triệu Ringgit. Đồng thời, cung cấp cho những người đầu tư vào các trái phiếu đã phát hành quyền được hoán đổi từ trái phiếu có lãi suất cố định sang trái phiếu có lãi suất thả nổi trong thời gian lưu hành.

Năm 1994 Camagas đã chọn các tổ chức định mức tín nhiệm có tên gọi là Rating Agency Malaysia Berhad (RAM) và Malaysian Rating Corporation Berhad (MARC) để đánh giá các chứng khoán nợ do công ty này phát hành.

Thứ ba, tại Malaysia cũng như một số nước ở Châu Á nhìn vào các tài sản thế chấp có thể điều chỉnh lãi suất ngắn hạn, một trong các tài sản sinh lợi nhiều nhất và rủi ro thấp nhất trong bảng cân đối kế toán của các NHTM và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng; không áp dụng chứng khoán hóa với những khoản vay có tài sản thế chấp ngắn hạn. Ngân hàng áp dụng với các khoản vay nhà ở có lãi suất cố định, với mức lãi suất chỉ được duy trì trong 03 năm. Sau thời hạn đó, lãi suất sẽ được điều chỉnh. Các khoản thế chấp ngắn hạn không tạo ra chi phí cho việc phòng hộ rủi ro hay chứng khoán hóa, đó chính là lý do mà các NHTM nắm giữ những khoản cho vay có tài sản thế chấp ngắn hạn. Điều này khác với Mỹ, những khoản cho vay có tài sản thế chấp dường như được thực hiện chứng khoán hóa, do vậy khi rủi ro là rất cao và trên diện rất rộng.

Thứ tư, khi đi vào chứng khoán hóa Malaysia đã chú trọng đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho các chủ thể tham gia vào chứng khoán hóa.

Thứ năm, khi đi vào chứng khoán hóa Malaysia cũng đã chú trọng triển khai hiện đại hóa và đồng bộ hóa công nghệ tin học cho hoạt động của thị trường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 57)