Các rủi ro phát sinh trong kỹ thuật chứng khoán hoá

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 39)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG

1.2.2.3.Các rủi ro phát sinh trong kỹ thuật chứng khoán hoá

Cũng như mọi kỹ thuật tài chính khác, chứng khoán hoá cũng có thể gặp phải những rủi ro do sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường, do những yếu tố trong quản lý… Cụ thể:

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương mại. Rủi ro về lãi suất thường xảy ra khi có sự biến động lớn về lãi suất đầu vào và đầu ra, sự chênh lệch giữa các mức lãi suất huy động lớn cũng như chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư, cho vay ra thị trường. Nói chung, rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Khi lãi suất giảm đến một mức nào đó người vay sẽ trả hết nợ để vay món mới với lãi suất thấp hơn. Cũng có trường hợp người vay trả hết nợ trước thời hạn. Những trường hợp như vậy làm cho kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng bị động, làm giảm nguồn thu của ngân hàng, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Mặt khác, việc trả trước hạn cũng làm nảy sinh nhiều rủi ro khác có liên quan.

Rủi ro do lãi suất cũng xảy ra trong chứng khoán hóa. Khi lãi suất thị trường diễn biến theo xu hướng giảm và rớt đến một điểm nào đó thì cũng xảy ra trường hợp người đi vay có xu hướng trả nợ trước hạn hoặc thanh toán hết nợ cũ và vay mới để giảm chi phí trả lãi. Biểu hiện rõ nét của rủi ro lãi suất trên thị trường chứng khoán là sự rớt giá của các loại chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản nợ vay này. Tất cả các trường hợp đó đều tạo ra dòng tiền mặt không theo kế hoạch. Kết quả là người

đầu tư sẽ phải nhận được một dòng tiền không như dự tính, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia trong quá trình chứng khoán hoá.

Rủi ro tín dụng

Nói một cách tổng hợp và bản chất thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro không trả được nợ. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn mà các NHTM phải đối mặt. Rủi ro tín dụng thường từ xuất phát những nguyên nhân như pháp lý, cơ cấu nợ, các nguyên nhân về tác nghiệp và nguyên nhân khách quan khác.

Yếu tố pháp lý chi phối rất mạnh trong hoạt động tín dụng, nó là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng. Những quy định về mặt pháp lý tác động và làm thay đổi có tính hệ thống và rộng lớn bởi nó bao trùm lên toàn bộ hoạt động tín dụng. Chẳng hạn, khi có những thay đổi về mặt pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng như tăng, giảm lãi suất cơ bản, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng, quỹ dự trữ xử lý rủi ro, thay đổi cách phân loại nợ… đều buộc các định chế tài chính phải điều chỉnh theo quy định mới và không ít những thay đổi đó dẫn đến rủi ro tín dụng. Do vậy, việc quy định một cách rõ ràng, minh bạch, phù hợp nhất là về thời gian có hiệu lực để các định chế tài chính có đủ thời gian điều chỉnh thay đổi, như vậy có thể sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng, trong đó có những khoản chứng khoán hóa.

Cơ cấu nợ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho tín dụng. Do vậy, cơ cấu nợ theo kỳ hạn nợ, theo cơ cấu ngành nghề nợ, theo cơ cấu giá trị nợ, theo cơ cấu đối tượng nợ… rất quan trọng. Nếu có cơ cấu dư nợ phù hợp sẽ có tác dụng giảm thiểu rủi ro tín dụng, trong đó có các khoản chứng khoán hóa.

Rủi ro cơ cấu và rủi ro pháp lý luôn đi liền nhau, do vậy nếu có một khuôn khổ pháp luật rõ ràng, khả năng thực thi cao thì sẽ có khả năng hạn chế được rủi ro cho hoạt động tín dụng.

Rủi ro tác nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng và đương nhiên bao hàm cả các khoản chứng khoán hóa. Có 04 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm: do con người cố ý hoặc vô tình gây ra, do hệ thống công nghệ thông tin, do quy

trình, quy chế và do các yếu tố khách quan khác. Trong đó, đặc biệt là nguyên nhân từ con người, nhất là ở cấp trực tiếp tác nghiệp.

Như vậy, rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro do vận hành của con người, công nghệ, quy trình quy chế và một số yếu tố khách quan khác.

Tại các nước phát triển ghi nhận, rủi ro tác nghiệp có thể gây tổn hại khoảng 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Trong rủi ro tác nghiệp thì rủi ro về năng lực tác nghiệp và do vi phạm đạo đức là những rủi ro cần quan tâm vì có thể hạn chế đến mức tối đa nếu có được đội ngũ nhân lực có tính chuyên nghiệp cao và có cơ chế kiểm soát tốt để phát hiện, khắc phục kịp thời những sai sót.

Rủi ro tín dụng trong đó có những khoản bất động sản được chứng khoán hóa như đã đề cập có nhiều nguyên nhân gây ra và mang tính tất yếu. Con người không thể xóa bỏ được những rủi ro đó mà chỉ có thể kiểm soát để hạn chế rủi ro, hạn chế những thiệt hại có thể xẩy ra.

Có thể liên hệ từ thực tế cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ phát sinh năm 2008 xuất phát từ chính rủi ro tín dụng, từ các khoản nợ cho vay nhà ở đã được chứng khoán hóa và rủi ro lãi suất.

Trong những năm cuối thế kỷ 20 rủi ro chứng khoán hóa khó có khả năng dẫn đến khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng đầu thế kỷ 21 rủi ro trong chứng khoán hóa đã dẫn đến khủng hoảng tài chính ở Mỹ và toàn thế giới. Sở dĩ như vậy, vì quy mô chứng khoán hóa quá lớn vượt quá khả năng kiểm soát của các định chế tài chính. Toàn cầu hóa thị trường tài chính ở mức độ cao, theo đó các định chế tài chính ngoài nước Mỹ đã tham gia vào quá trình chứng khoán ở Mỹ, vì vậy rủi ro chứng khoán hóa không chỉ ảnh hưởng ở nước Mỹ mà còn tác động đến các nước khác, dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Có thể nói trong giao dịch chứng khoán hoá, luồng tiền liên quan phải trải qua một lộ trình dài và phức tạp hơn những chứng khoán phát hành theo cách thức thông thường rất nhiều. Chính sự phức tạp đó làm phát sinh các rủi ro liên quan đến việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và việc thu hồi các khoản phải thu. Theo đó, bất

kỳ sự cố nào trong quy trình nhận các khoản thanh toán từ các tài sản và thực hiện chi trả lãi và gốc chứng khoán cho nhà đầu tư đều dẫn đến rủi ro.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 39)