Bảo lãnh phát hành cổ phiếu chứng khoán hóa

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 145 - 147)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG

3.2.2.4.Bảo lãnh phát hành cổ phiếu chứng khoán hóa

- Trước hết cần bổ sung loại chứng khoán là cổ phiếu phái sinh, mà cụ thể là cổ phiếu phái sinh từ chứng khoán hóa các bất động sản có tài sản thế chấp.

- Thực hiện bảo lãnh phát hành như những loại cổ phiếu khác, tuy nhiên không phải thực hiện bước tư vấn cổ phần hóa và cổ phần hóa nữa.

Việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu chứng khoán hóa có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau:

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ cổ phiếu chứng khoán hóa phát hành cho dù có phân phối hết hay không.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số cổ phiếu chứng khoán hóa mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán cổ phiếu chứng khoán hóa ra thị trường nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành.

Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số cổ phiếu chứng khoán hóa thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu- tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả

hoặc không bán gì. Theo phương thức này, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định cổ phiếu chứng khoán hóa phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

- Thành lập tổ chức trung gian chuyên trách (gọi tắt là các SPV) – các công ty chứng khoán hoá, chuyên mua lại các khoản cho vay và phát hành các loại trái phiếu chứng khoán hoá.

Hiện tại, hoạt động của VAMC (công ty quản lý tài sản của TCTD) – là một định hướng tốt cho mô hình công ty chứng khoán hóa ứng dụng tại Việt Nam. Như đã phân tích ở phần trên về mô hình công ty chứng khoán hóa và nghiệp vụ hoạt động của công ty này. Nếu chúng ta xem xét về mô hình hoạt động của công ty VAMC- thì hai mô hình này đã và đang có những mối liên hệ nhất định. Trong đó hoạt động của VAMC: mua nợ có bảo đảm bằng TSTC là bất động sản của các NHTM và thanh toán bằng tiền hoặc trái phiếu đặc biệt – đã và đang là những “chỉ dấu”, tiền đề cho hoạt động của công ty chứng khoán hóa. Điểm khác của công ty VAMC là mua nợ xấu và cơ chế mua bán, thanh toán đặc biệt hơn và công ty này là công ty của Nhà nước (vốn nhà nước – công ty trực thuộc NHNN Việt Nam) và mục đích hoạt động khác với công ty chứng khoán hóa. Song điểm chung là đều mua bán nợ và các khoản nợ liên quan đến BĐS (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp- TSTC bằng BĐS) của các NHTM. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: nếu VAMC là công ty cổ phần và thực hiện chứng khoán hóa các khoản nợ (đã mua) và các khoản nợ này là khoản nợ trong hạn, đồng nhất (chẳng hạn nợ cho vay nhà ở). Sau đó phát hành, niêm yết và giao dịch – đó chính là hoạt động của công ty chứng khoán hóa. Điểm cơ sở và nền tảng ở đây là sự hoạt động của VAMC hiện nay sẽ mở ra những định hướng quan trọng cho việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa. Nếu đặt vấn đề triển khai thực hiện trong tương lai, bởi mô hình thực tế khởi đầu của công ty chứng khoán hóa đã xuất hiện. Bên cạnh đó những cơ sở pháp lý về mua bán nợ, về định giá cũng là những tiền đề rất quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện nếu chúng ta có ý tưởng ứng dụng kỹ thuật này tại Việt Nam trong trung dài hạn.

- Tổ chức trung gian chuyên trách ra thông báo về loại cổ phiếu phát hành; thông báo về thời gian, số lượng mệnh giá phát hành trong công chúng và đơn vị bán cổ phiếu chứng khoán hóa.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 145 - 147)