Các bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 64 - 102)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

2.2.5 Các bài học kinh nghiệm rút ra

2.2.5.1 Tăng cường cơ sở vật chất giao dịch

Cơ sở vật chất giao dịch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thị trường năng lượng phái sinh các nước Mỹ, Anh, Singapore và cả Ấn Độ. Việc áp dụng tiến bộ công nghệ vào thực hiện giao dịch (như hệ thống giao dịch bù trừ tại các sàn giao dịch tại các nước trên, hệ thống giao dịch điện tử toàn cầu – GLOBEX nối liền 12 trung tâm tài chính thế giới (Bermuda, Boca Raton, Chicago, Geneva, Hamburg, Hong Kong, London, New York, Paris, Singapore, Tokyo, Zurich) theo đó Mỹ, Anh và Singapore đều có thành viên trong GLOBEX), hệ thống SGX QUEST- hệ thống công bố giá giao dịch điện tử tại SGX,…) giúp các sản phẩm năng lượng phái sinh được trao đổi nhiều hơn, giúp không chỉ thu hút nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường hơn thông qua khả năng kết nối nhanh mà còn rút ngắn khoảng cách địa lý, từ đó làm tăng khối lượng giao dịch nhằm bảo hiểm giá năng lượng tại các nước này.

- 59 -

2.2.5.2 Phát triển thị trường giao dịch với chi phí thấp

Singapore đã nhận biết rõ ràng rằng chi phí giao dịch thấp là nhân tố quan trọng nhằm thu hút các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện giao dịch năng lượng phái sinh trên thị trường. Ngoài hệ thống giao dịch điện tử, Singapore còn tối thiểu hoá các rào cản đối với nhà môi giới và quy định tỷ lệ hoa hồng thấp, không quy định giới hạn mức hoa hồng tối thiểu, yêu cầu mức ký quỹ thấp, trả lãi cho khoản tiền ký quỹ, không thu thuế giao dịch,…. Rõ ràng, các biện pháp này của Singapore giúp thúc đẩy phát triển việc sử dụng các hợp đồng năng lượng phái sinh nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro biến động giá năng lượng.

2.2.5.3 Liên kết với quốc tế

Các nước Mỹ, Anh, Singapore đều tiến hành liên kết với quốc tế thông qua các hệ thống liên kết như hệ thống bù trừ lẫn nhau (Mutual Offset System – MOS), hệ thống giao dịch điện tử toàn cầu GLOBEX, … Các hệ thống liên kết quốc tế này giúp khách hàng thiết lập, chuyển giao, đóng trạng thái tại một trong hai trung tâm giao dịch vào bất kỳ lúc nào và kết thúc một trạng thái đang hoạt động khi đến hạn với cùng một mức giá với các trung tâm giao dịch khác. Thành công của các hệ thống này là vì chúng có thể xác định được số lượng các hợp đồng năng lượng phái sinh giao dịch “bù trừ” với các hợp đồng giao dịch tại các trung tâm giao dịch khác.

2.2.5.4 Tăng tính thanh khoản của thị trường

Tính thanh khoản của thị trường phản ánh số lượng và quy mô của các giao dịch. Kinh doanh năng lượng phái sinh là ngành kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng nên các giải pháp nhằm làm tăng tính thanh khoản của thị trường đóng vai trò rất quan trọng. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trên thị trường năng lượng phái sinh được áp dụng tại Mỹ là quy định ký quỹ thực hiện giao dịch, thanh toán bù trừ, hệ thống đan xen tài chính… Còn Singapore thì áp dụng các biện pháp như khuyến khích các nhà đầu tư lớn tham gia thị trường năng lượng phái sinh, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, thực hiện thanh toán bù trừ,… để tăng tính thanh khoản của thị trường năng lượng phái sinh.

- 60 -

2.2.5.5 Áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với những người kinh doanh các mặt hàng năng lượng phái sinh

Như đã nêu ở trên, các nước Mỹ, Anh, Singapore đều có chính sách thuế rất ưu đãi dành cho những người kinh doanh các mặt hàng năng lượng. Chính những chính sách rất ưu đãi này đã tạo động lực rất lớn cho các nhà kinh doanh, các công ty, các ngân hàng và tổ chức tài chính đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh này.

Dù Ấn Độ còn chưa ban hành chính sách thuế cụ thể, trực tiếp nào làm động lực khuyến khích phát triển các giao dịch năng lượng phái sinh, nhưng chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu quan tâm đến chính sách thuế đối với giao dịch phái sinh bằng việc gián tiếp đưa ra ưu đãi cho hoạt động này trong Luật thuế thu nhập.

2.2.5.6 Kiểm soát tốt thị trường, có các chính sách khuyến khích phát triển các giao dịch năng lượng phái sinh

Tính chất phức tạp và đa dạng của các giao dịch năng lượng phái sinh đòi hỏi không chỉ đòi hỏi sự kiểm soát nội bộ của các công ty tham gia thị trường mà còn cần phải có sự kiểm soát tốt của ngành năng lượng của mỗi nước. Tại Mỹ có Uỷ ban giao dịch hàng hoá tương lai (CFTC) là cơ quan kiểm soát hoạt động của thị trường năng lượng phái sinh và có một cơ quan chuyên trách là Uỷ ban quản trị rủi ro cao cấp (Committee of Chief Risk Officers – CCRO) chuyên dự đoán các rủi ro tín dụng và các rủi ro chức năng trên thị trường năng lượng phái sinh. Còn ở Singapore, các giao dịch phái sinh, bao gồm các giao dịch năng lượng phái sinh chịu sự điều hành của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS). Ở Ấn Độ, Ủy ban Chứng khoán Ấn Độ (SEBI) đóng vai trò là cơ quan quản lý các hoạt động phái sinh,… Tất cả các cơ quan này đều thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát hoạt động của thị trường năng lượng phái sinh, định hướng và hỗ trợ thị trường này phát triển lành mạnh. Do vậy, các cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại mỗi nước.

- 61 -

2.2.5.7 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong hoạt động chống rủi ro gian lận tại các công ty năng lượng

Vụ sụp đổ của Tập đoàn năng lượng Enron và hàng loạt các công ty năng lượng tại Mỹ vào đầu thế kỷ 21 là một bài học lớn cho nước Mỹ trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các công ty mẹ-con nói chung và trong các tập đoàn năng lượng nói riêng. Trong một thời gian ngắn 15 năm, Enron đã bắt đầu từ con số không để trở thành một công ty lớn thứ bảy ở Mỹ và là nhà cung cấp năng lượng nổi tiếng thế giới. Họ sử dụng hơn 21 nghìn nhân viên và hiện diện ở hơn 40 nước trên toàn thế giới. Trong nhiều năm, Enron chứng tỏ họ là một công ty lớn mạnh và có lợi nhuận cao. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty đã mở rộng dần từ vận chuyển và phân phối khí đốt sang buôn bán xăng dầu và khí đốt, xây dựng các nhà máy điện và cung cấp điện. Trên con đường phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động, việc kinh doanh của Enron ngày càng mang thêm nhiều rủi ro. Trong việc kinh doanh vận chuyển qua hệ thống đường ống, cả lượng và giá đều ổn định. Nhưng trong lĩnh vực buôn bán khí đốt và xăng dầu, giá cả dao động rất mạnh đồng thời số lượng cũng dao động do sức ép cạnh tranh. Cuối năm 2001, giá năng lượng biến động rất mạnh nhưng Enron vận phải bán năng lượng với giá cố định cho các khách hàng đã ký hợp đồng từ trước. Tập đoàn này đã áp dụng các công cụ phái sinh trong kinh doanh năng lượng không hợp lý dẫn đến thua lỗ hàng trăm triệu USD trong một quý trong năm 2001. Và rồi trong thời gian 2001-2002, những chứng tỏ này hóa ra chỉ là dối trá - một vụ dối trá lớn nhất trong lịch sử các công ty. Những công bố về lợi nhuận của công ty được minh chứng là không có thật, họ có những món nợ khổng lồ không được thể hiện trong sổ sách của công ty. Vụ tai tiếng của Enron cũng có những dính líu chính trị trong đó bởi những quan hệ gần gũi của công ty này với Nhà Trắng. Enron đã sử dụng những mối quan hệ chính trị của mình để có được các chính sách nới lỏng kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn này. Hơn nữa, vụ tai tiếng Enron có liên quan đến việc kiểm toán. Đặc biệt là việc che giấu hồ sơ liên quan đến tài khoản và những món nợ khổng lồ của Enron, một thực tế về sự đồng lõa của công ty kiểm toán.

Sự sụp đổ của Tập đoàn năng lượng Enron đã khiến Chính phủ Mỹ nhận thức được rằng Tất cả các tổ chức kinh tế đều chịu rủi ro về gian lận, gian lận quy mô lớn sẽ

- 62 -

dẫn tới sự suy thoái của toàn bộ tổ chức, thua lỗ tràn lan, chi phí lớn về mặt pháp lý, bào mòn kỳ vọng trên thị trường vốn. Do vậy, để giải quyết vấn đề này, Quốc hội Mỹ đã phải ra một luật mới về quy chế tài chính cho công ty mẹ - con, và trách nhiệm của kiểm toán. Đây chính là bài học lớn cho Chính phủ các nước trong hoạt động phòng chống rủi ro gian lận tại các công ty năng lượng để phát triển thành công thị trường năng lượng lành mạnh tại nước mình.

- 63 -

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƢỢNG TẠI VIỆT NAM

3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƢỢNG TẠI VIỆT NAM

3.1.1. Tổng quan về thị trƣờng năng lƣợng của Việt Nam

Thị trường năng lượng Việt Nam hiện nay gồm 3 phân ngành chính là: than, dầu khí và điện. Các phân ngành năng lượng khác hiện mới đang phôi thai hoặc có tỷ trọng không đáng kể (năng lượng gió, mặt trời, năng lượng hạt nhân …). Ba phân ngành năng lượng chính những năm qua đã có bước phát triển mạnh trong tất cả các khâu từ thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối đến xuất/nhập khẩu và về cơ bản đã đáp ứng năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Qua 20 năm đổi mới xây dựng và phát triển, năm 1990, lần đầu tiên Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu năng lượng. Từ đó đến nay về cơ bản ngành năng lượng nước ta đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Quy mô của các ngành điện, than, dầu khí đều vượt hơn hẳn 10 năm trước, khả năng tự chủ của các phân ngành từng bước được nâng lên, đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, an ninh năng lượng vẫn chưa thực sự hoàn thiện do điều kiện thời tiết thường xảy ra hạn hán kéo dài và biến động của thị trường năng lượng thế giới và tốc độ tăng trưởng, nhu cầu sử dụng năng lượng ở nước ta ngày càng đòi hỏi lớn. Để đến năm 2050 trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, nước ta đã chú trọng đầu tư phát triển thêm nguồn năng lượng mới, năng lượng nguyên tử, năng lượng tái tạo. Thực hiện được mục tiêu đó, hàng năm ngành năng lượng nước ta cần hàng chục tỷ USD để đầu tư phát triển. Mặt hàng năng lượng chủ chốt nhất tại nước ta là xăng dầu. Hiện nay, Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu, những biến động giá xăng dầu thế giới đương nhiên dẫn đến những bất ổn của giá xăng dầu trong nước. Do đó, xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc quyền Nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh

- 64 -

nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 13 doanh nghiệp đầu mối; trong đó, Petrolimex được giao với khối lượng tương ứng với thị phần 55-60%. Như vậy, Petrolimex giữ vị trí thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa. Vị trí quan trọng này do Nhà nước xác lập tương ứng với vai trò chủ đạo của Petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu cho sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ hình 3.1 mô tả kim ngạch xuất khẩu xăng dầu hàng năm của Việt nam từ năm 2004 đến tháng năm 2007, chúng ta thấy được rằng, mặc dù Việt Nam có nguồn lực tự nhiên để phát triển khai thác năng lượng, nước ta vẫn rất hạn chế trong hoạt động xuất khẩu năng lượng, các sản phẩm xuất khẩu năng lượng chủ yếu vẫn chỉ là các sản phẩm sơ chế như dầu thô.

Đơn vị: triệu USD

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2004 2005 2006 2007 Năm Tri u U S D Xăng, dầu Dầu thô

Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu hàng năm của Việt nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam hiện đạt khoảng 12 triệu tấn mỗi năm với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ nay đến 2025 ước tính đạt 8%-15%. Trong 2 đến 3 năm tới, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần như 100% các sản phẩm năng lượng. Nếu như không có biện pháp bảo đảm nào được thực hiện và giá nhập khẩu vẫn được thả nổi

- 65 -

như hiện nay, chi phí nhập khẩu sẽ cực kỳ lớn trước tình hình thị trường xăng dầu thế giới có rất nhiều biến động. Hầu hết các nhà nhập khẩu Việt Nam không có hoặc có rất ít khả năng kiểm soát giá đầu vào. Thậm chí sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ít nhất một nửa lượng xăng dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước (trong trường hợp nhà máy này hoạt động hết công suất). Tình huống đó đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước rủi ro mất khả năng kiểm soát trước những biến động khó lường trên thị trường xăng dầu thế giới.

Mặc dù trong cam kết của Việt Nam với các thành viên khác của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành năng lượng không thuộc diện điều chỉnh ngay, nhưng nó sẽ được mở cửa theo lộ trình. Sự bảo hộ dành cho các doanh nghiệp trong nước đang dần được giảm bớt, tiến tới xoá bỏ để tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO. Trong thực tế, thị trường xăng dầu đã bắt đầu hướng đến mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ 2 năm trước, trợ cấp xăng dầu đã được giảm bớt và gần đây đã hoàn toàn xoá bỏ. Giá xăng dầu nội địa đang trong tiến trình thả nổi trên thị trường quốc tế và kết quả là, các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tìm kiếm phương pháp mới để quản lý lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nếu không có các biện pháp bảo đảm kịp thời, các doanh nghiệp đó sẽ phải đối mặt trước tình hình giá cả biến động và không thể dự trù trước được lợi nhuận, chi phí của mình.

Nghị định 55/2007 NĐ-CP do chính phủ ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/05/2007) đã chính thức thả nổi giá các sản phẩm xăng dầu trên thị trường nội địa và ngừng tất cả các khoản trợ cấp đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Biện pháp triệt để này là một cú hích mạnh của Việt Nam nhằm tự do hoá thị trường nội địa. Nghị định này khi được thực thi đầy đủ sẽ đòi hỏi ngành công nghiệp dầu khí phải nâng cao tính cạnh tranh theo định hướng thị trường và tự do hoá. Điều đó đặt các doanh nghiệp xăng dầu trước rủi ro biến động giá cả và gần như không có sự bảo hộ nếu họ không tự thực hiện các biện pháp bảo đảm.

Các nhà nhập khẩu và người sử dụng cuối cùng sản phẩm xăng dầu đang chịu áp lực lớn buộc họ phải cạnh tranh, cải tổ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và không thể tiếp tục để lợi nhuận bỏ ngỏ hay trông chờ vào may rủi như trước kia. Trong tương lai,

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 64 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)