Các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 41 - 43)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

2.1.2.2Các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá

kém cạnh tranh do chủ doanh nghiệp khác có thể mua được khí tự nhiên với giá 3.70USD/Btu và bán năng lượng với giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh có giá nhập gas cao hơn 3.92USD/Btu. Ngược lại, nếu giá khí tự nhiên năm 2009 tăng lên thành 4.00USD/Btu, người bán có thể chọn cách từ bỏ hợp đồng cung cấp gas.

Các hợp đồng bảo hiểm cũng là một phương pháp được sử dụng để phòng ngừa rủi ro. Ví dụ, khi xảy ra khả năng các nhà máy gas ở ví dụ trên gặp sự cố và không có khả năng cung cấp gas, chủ nhà máy có thể mua hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường doanh thu bị mất (và có thể là các chi phí sửa chữa) trong trường hợp tổn thất ngoài ý muốn. Việc bảo hiểm giúp di chuyển rủi ro từ chủ nhà máy sang đối tác của hợp đồng (trong trường hợp này là nhà cung cấp bảo hiểm). Bên đối tác sẽ chấp nhận rủi ro nếu họ ít khả năng phải đối mặt với rủi ro hơn chủ dự án.

2.1.2.2 Các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng giá năng lượng

Các công cụ phái sinh là các hợp đồng, các công cụ tài chính thu được giá trị từ một tài sản cơ sở. Không giống như chứng khoán hay tài sản bảo đảm, một hợp đồng phái sinh không đại diện cho quyền sở hữu đối với tài sản cơ sở. Trong ngành kinh doanh năng lượng, tài sản thuộc hợp đồng phái sinh chính là hàng hoá vật chất như dầu thô, gas,... Vấn đề then chốt là giá trị hàng hoá thuộc hợp đồng phái sinh không được các bên mong muốn sở hữu thì giá trị của các các công cụ phái sinh sẽ trở nên mập mờ. Khi được sử dụng một cách khôn ngoan, các công cụ phái sinh sẽ rất hiệu quả và là công cụ hữu dụng để làm giảm rủi ro tất yếu thông qua việc bảo đảm giá (hedging)

Các đặc điểm, ưu nhược điểm riêng biệt của các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng như sau:

Hợp đồng kỳ hạn:

Trên thị trường năng lượng, công ty lọc dầu có thể tham gia vào hợp đồng kỳ hạn nhằm bảo đảm có được dầu thô cho các hoạt động trong tương lai, theo đó tránh được cả sự biến động giá dầu mỏ giao ngay lẫn sự cần thiết phải dự trữ dầu mỏ cho các thời kỳ nhất định. Một số sản phẩm năng lượng điển hình được giao dịch theo hợp đồng kỳ

- 36 -

hạn là: các mặt hàng dầu thô WTI, hỗn hợp dầu Brent Biển Bắc (dầu Brent kỳ hạn 15 ngày). Thị trường dầu Brent kỳ hạn 15 ngày là thị trường kỳ hạn dầu thô lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới.

Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng, có tính thanh khoản cao, dễ quản lý, mẫu hợp đồng và luật áp dụng đã tương đối hoàn chỉnh.

Nhược điểm: rủi ro tín dụng và rủi ro phá vỡ hợp đồng cao.  Hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai là một công cụ tự bảo hiểm hữu hiệu trong ngành kinh doanh năng lượng bởi:

 Bên quyết định giữ hợp đồng cho đến ngày đáo hạn được đảm bảo giá ở mức

mà họ đã mua ban đầu theo hợp đồng. Người mua của hợp đồng tương lai có thể luôn yêu cầu được nhận hàng, người bán của hợp đồng có thể luôn nài giao hàng.

 Bên bán của hợp đồng tương lại có thể bán dầu thậm chí khi không có quyền

sử dụng dầu. Tương tự như vậy, người mua có thể mua dầu thậm chí khi không sử dụng đến dầu.

 Hợp đồng tương lai cho phép một bên cam kết mua hay bán một lượng lớn

dầu với một cam kết ban đầu và một khoản chênh lệch ban đầu rất nhỏ. Do đó, người kinh doanh có thể kiếm được lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ lớn do sự thay đổi nhỏ của giá tương lai.

Ưu nhược điểm của hợp đồng này là:

Ưu điểm:có tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, dễ quản lý, ít rủi ro tín dụng, các bên có thể mua bán năng lượng tương lai mà không cần có nhu cầu đối với sản phẩm thực

Nhược điểm: cần giao dịch qua sở giao dịch, phải qua trung tâm thanh khoản và ít lựa chọn

Một số sản phẩm năng lượng điển hình được giao dịch theo hợp đồng tương lai là:

 Tại Thị trường Trao đổi Hàng hoá New York (NYMEX), New York giao

- 37 -

 Tại Trung tâm trao đổi dầu mỏ quốc tế (ICE), London giao dịch các mặt hàng

dầu thô Brent, Gasoil (Dầu diezel)  Hợp đồng hoán đổi :

Hợp đồng hoán đổi năng lượng đầu tiên được sử dụng tại Ngân hàng Chase Manhattan vào tháng 10/1986. Khoảng 75% các giao dịch phái sinh năng lượng trên thị trường phi tập trung của thế giới là các hợp đồng hoán đổi năng lượng, 20% là các hợp đồng quyền chọn năng lượng. còn lại là các giao dịch thỏa thuận. Do vậy, hợp đồng hoán đổi là sản phẩm tự nhiên của thị trường năng lượng với các ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm: tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, dễ quản lý, có thể quản lý rủi ro mà không cần sở hữu hàng hoá, chi phí thấp hơn chi phí giao dịch quyền chọn.

Nhược điểm: rủi ro tín dụng cao, rủi ro về khả năng thực hiện hợp đồng, số lượng tối thiểu lớn.

Một số hợp đồng hoán đổi điển hình là: hợp đồng hoán đổi MOPS dầu diezel, MOPS dầu hoả, MOPS dầu hoả/dầu diezel, MOPS dầu mazút

Hợp đồng quyền chọn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm: có tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, là công cụ rất linh hoạt, có thể giao dịch tại cả thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

Nhược điểm: khó quản lý, chi phí cao, ít công ty giao dịch.

Các hợp đồng quyền chọn điển hình được sử dụng trên thị trường gồm: giá dầu thô WTI cố định, giá dầu thô WTI trung bình 1 tháng, giá dầu thô Brent cố định, giá dầu thô Brent trung bình 1 tháng, giá dầu Diezel cố định, giá dầu Diezel trung bình 1 tháng, MOPS Diezel 1 tháng, MOPS dầu hoả 1 tháng , MOPS dầu mazút 1 tháng.

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 41 - 43)