1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng
3.4 Các kiến nghị về điều kiện thực hiện
Để thực hiện được các giải pháp nêu trên nhằm ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt Nam, tôi xin đề xuất một số điều kiện thực hiện như sau:
Về phía Chính phủ: Chính phủ cần có cơ chế điều hành kinh doanh năng lượng linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường năng lượng phản ánh đúng quan hệ cung cầu năng lượng.
Về phía các tổ chức tín dụng: Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro biến động giá năng lượng vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch phái sinh phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn giá năng lượng mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường phái sinh năng lượng quốc tế về các công cụ phái sinh vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường năng lượng và thị trường phái sinh, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường phái sinh năng lượng.
Ba là, về phương tiện, thiết bị: Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường
- 91 -
ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh năng lượng nói riêng.
- 92 -
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, hoạt động của nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới. Các nhân tố gây tác động lên hoạt động của nền kinh tế thế giới đều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của nền kinh tế Việt Nam. Sự biến động giá năng lượng là một điển hình như vậy. Năng lượng là nguồn nguyên liệu không thể thiếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới. Trong những năm gần đây, giá năng lượng biến động mạnh gây ra nhiều khó khăn cho nhiều hoạt động kinh tế, khiến việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá là một hoạt động có ý nghĩa to lớn, không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp kinh doanh năng lượng mà còn có giá trị đối với cả nền kinh tế. Nhận biết được tầm quan trọng của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng, các nước trên thế giới đều có chính sách khuyến khích việc sử dụng các công cụ này, đặc biệt là tại các trung tâm kinh doanh các công cụ phái sinh năng lượng lớn trên thế giới như Mỹ, Anh,
Singapore,… Kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh năng lượng của các nước phát triển trên thế giới chính là bài học quan trọng, có ý nghĩa lớn lao đối với các nước đi sau như Việt Nam.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau:
1. Nêu lên các vấn đề chung, khái niệm, đặc điểm của các công cụ phái sinh, rủi ro,
rủi ro biến động giá, biến động giá năng lượng và các công cụ phái sinh năng lượng
2. Nghiên cứu thị trường năng lượng, thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng và kinh nghiệm phát triển các công cụ này tại Mỹ, Anh, Singapore và Ấn Độ
3. Khái quát và đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam
4. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa
- 93 -
Với sự hiểu biết còn hạn chế, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn có điều kiện bổ sung và hoàn thiện hơn.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Thị Quy, người đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các thầy các cô giáo Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê.
2. Nguyễn Tấn Dũng (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về
việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
3. Nguyễn Tấn Dũng (2007), Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 về kinh
doanh xăng dầu , Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Dỵ (2000), Từ điển kinh tế-kinh doanh Anh-Việt, NXB Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội, trang 911.
5. Châu Giang (2007), Doanh nghiệp năng lượng trước cánh cửa WTO: Làm thế
nào giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh?, Thời báo Kinh tế Việt Nam (số 137).
6. Vũ Giang (2007), Thị trường phái sinh: Hạn chế nhưng tiềm năng, Đầu tư chứng
khoán online (trang tin điện tử http://tinnhanhchungkhoan.vn số ngày 16/11/2007).
7. Nguyễn Trọng Hải (2006), Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi
ro giá cả tài chính trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Ngoại thương.
8. Nguyễn Hoài (2007), Công cụ phái sinh: Cơ hội và rủi ro, Thời báo kinh tế Việt
Nam (trang tin điện tử http://vneconomy.vn số ngày 08/11/2007).
9. Lê Hường (2008), Công cụ phái sinh: Chọn không dễ dàng, Thời báo kinh tế Việt
Nam (trang tin điện tử http://vneconomy.vn số ngày 11/03/2008).
10. Vũ Khoan(2003), Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg về quy chế kinh doanh xăng
dầu, Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
11.Nguyễn Đại Lai (2007), Xu hướng phát triển thị trường các công cụ tài chính ở
Việt Nam, Báo Người Lao Động (số ngày 20/11/2007).
12.Nguyễn Văn Lịch (2003), Năng lượng nguyên tử của Ấn Độ và khả năng hợp tác
với Việt Nam, Năng lượng Việt Nam (Số 938) trang 18.
13.Phòng Chính sách tiền tệ - Vụ Chính sách tiền tệ (2006), Nghiệp vụ tài chính
phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hà
14.Trần Thị Thuận Thành (2007), Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam - mới hay cũ, Saga (trang tin điện tử http://www.saga.vn bài viết ngày 12/10/2007).
15. Đinh Xuân Trình (1999), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong Ngoại Thương,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tiếng Anh
16.Australian Bureau of Statistics (2006), Australian Economic Indicators Glossary
2006 , Canberra
17. Braam van den Berg(2003) Understanding Financial Markets & Instruments, Eagle Rock Financial Services , South Africa
18.Charles W. Smithson (1998), Managing Financial Risk, McGraw-Hill,
Columbus OH.
19.David Long (2002), Oil Trading Manual, Woodhead Publishing Limited,
Cambridge.
20.David W.Pearce (1992), The MIT Dictionary of Modern Economics: 4th Edition,
Massachusetts Institute of Technology Press, Cambridge, MA,p.414.
21.Dragana Pilipovic (1998), Energy Risk: Valuing and Managing Energy
Derivatives, McGraw-Hill, Columbus OH.
22.Edward N. Krapels (2004), The Past, Present and Future of Energy Trading, Energy Security Analysis Inc, Boston.
23.Energy Information Administration (2002), Derivatives and Risk Management in
Energy Industries, Washington DC.
24.Energy Information Administration (2008), Annual Energy Outlook 2008,
Washington DC.
25.Energy Information Administration (2008), Short-Term Energy Outlook 8/2008,
Washington DC.
26.Financial Markets Unit of the Supervision and Regulation Department (1995),
Energy Derivatives, Federal Reserve Bank of Chicago, Chicago. 27.Flexible Energy, Inc (2001), Energy Review, California.
28.GuideStone Funds (1997), GuideStone Investments Glossary, King of Prussia, PA
29.International Financial Services London (2007), IFSL Research: Derivatives
30.Mark Jickling (2006), CRS Report for Congress Regulation of Energy Derivatives, Government and Finance Division, Washington DC.
31.Michel Crouhy, Dan Galai and Robert Mark (2000), Risk Management,
McGraw-Hill, Columbus OH.
32.Narender L. Ahuja (2006), Commodity Derivatives Market in India:
Development,. Regulation and Future Prospects, EuroJournals Publishing, Inc., New Delhi.
33.NASEO 2008/09 Winter Fuels Outlook Conference (2008), EIA Short-Term and
Winter Fuels Outlook, Washington DC.
34.New York Mercantile Exchanges (2007), Press Release, New York.
35.Orice M. Williams (2007), Energy derivatives: Preliminary Views on Energy Derivatives Trading and CFTC Oversight, United States Government Accountability Office, Washington DC.
36.Princeton University (2006), WordNet 3.0, Princeton, NJ
37.Robert Bacon, Masami Kojima (2008), Coping with Oil Price Volatility, The International Bank for Reconstruction and Development, Washington DC.
38.Singapore Exchange Limited (2007), Annual Report 2007, Singapore.
39.TIAA-CREF Brokerage Services (2007), Investment Glossary, New York, NY.
40.UNCTAD Commodities Branch (2006), Survey of the World's Commodity
Exchanges 2005, Geneva.
41.Wiktionary, Dictionary, http://en.wiktionary.org
42.WordPress organization, Fund Investor, http://sgfundinvestor.wordpress.com