Thị trường năng lượng thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 33 - 36)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

2.1.1.1 Thị trường năng lượng thế giới

Thị trường năng lượng thế giới là một thị trường đang nổi phát triển chậm chạp bắt nguồn từ hai thập kỷ bị ám ảnh bởi đầu cơ và thương mại. Kỷ nguyên của những thương nhân năng lượng bắt đầu từ đầu những năm 1980 với việc nới lỏng kiểm soát đối với thị trường dầu mỏ của chính quyền Reagan, chính quyền Thatcher, thời kỳ phát triển sau này được đánh dấu bằng quyền lực tập trung của Enron và việc các công ty lữ hành mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang khí tự nhiên và điện lực, sau đó là kết thúc bất ngờ vào năm 2002 với sự sụp đổ của nhiều công ty theo mô hình Enron.

Thị trường dầu mỏ thế giới phát triển trong sự bao bọc của chính sách bảo hộ của Mỹ - mức độ nhập khẩu thường được Washington điều chỉnh cùng với Uỷ ban đường bộ Texas, theo đó việc giao dịch hàng hoá toàn cầu khổng lồ sẽ được thực hiện bởi hàng ngàn chủ tàu chở dầu hoặc được kiểm soát bởi các công ty lớn nhất thế giới. Trong đó, Thị trường Trao đổi Hàng hoá New York (NYMEX) là những trung tâm kinh doanh toàn cầu hoá nhất, chính là tâm điểm của mọi thị trường năng lượng của thế giới.

Sự phát triển của thị trường dầu mỏ tương lai NYMEX là thành tựu nổi bật trong lịch sử không chỉ đối với ngành kinh doanh dầu mỏ mà còn cả với nền kinh tế toàn cầu. Thị trường khí tự nhiên và điện lực gần đây đã thoát ra khỏi thời kỳ thị trường sơ khai. Trong khi đó, dầu mỏ đã được hầu hết chính phủ các nước nới lỏng kiểm soát về mức độ nhập khẩu vào những năm 1980, khí tự nhiên được nới lỏng kiểm soát vào đầu những năm 1990 và điện lực được nới lỏng kiểm soát vào cuối những năm 1990 và hiện chúng chỉ còn bị Chính phủ kiểm soát tại một số nước mà thôi. Ngành công nghiệp khí tự nhiên và điện lực đang trở thành một trong những chủ thể truyền thống đem lại nhiều

- 28 -

lợi ích nhất trong nền kinh tế. Do vậy, thị trường giao dịch các mặt hàng này ngày càng phát triển.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường năng lượng thế giới hiện nay gồm:

 Các nhân tố chính trị: các quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), các cuộc tấn công khủng bố ở Trung Đông, tình hình nội chiến ở Nga, tình hình tại Irắc

 Kiểu thời tiết: mùa đông ở bán cầu Bắc, mùa bão, các đợt sóng ở miền Nam nước

Mỹ/ miền Bắc Châu Á

 Triển vọng kinh tế: triển vọng tăng trưởng, giá tương đối của các nguồn năng lượng cạnh tranh

Được thúc đẩy bởi sự phát triển kinh tế và tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đối với năng lượng trên thế giới ngày càng tăng. Nhu cầu đối với dầu mỏ tăng trung bình hàng năm 3.5% so với thập kỷ trước do việc sử dụng các thiết bị động cơ, và nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa. Nhu cầu đối với điện lực cũng tăng với mức trung bình hàng năm 6%, mặc dù tốc độ tăng ban đầu có thể chậm lại do sự bão hoà của thị trường và hiệu quả sử dụng cuối cùng.

“Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng trên thế giới, trong hai thập kỷ tới sẽ chưa có thay đổi lớn về tỉ trọng các dạng năng lượng sử dụng. Tiêu thụ năng lượng vẫn tăng mạnh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong đó các nước Châu Á đang phát triển sẽ chiếm 40% trong tổng số năng lượng tiêu thụ tăng trên toàn cầu. Trong 20 năm tới than vẫn tiếp tục là nguồn nhiên liệu chính cho sản xuất điện, nhưng khí tự nhiên sẽ dần khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực này nhờ hiệu suất sử dụng cao hơn và các lợi ích trong việc bảo vệ môi trường. Năng lượng hạt nhân sẽ chiếm khoảng 5% năng lượng sơ cấp tiêu thụ trên toàn thế giới vào năm 2025, trong khi đó năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 8% ”

[24].

Sự phát triển trong năm năm cuối của thế kỷ 20 đã cho thấy sự phân tách của thị trường năng lượng thành nhiều mảng với các chủ thể tham gia, đặc điểm, rủi ro và nhu

- 29 -

cầu tín dụng khác nhau. Một phân đoạn thị trường chủ yếu được phân loại theo mức độ đối mặt với cạnh tranh (phụ thuộc vào việc nó vận hành thế nào trong thị trường cạnh tranh), loại sản phẩm giao dịch (hàng hoá hay dịch vụ), tuy nhiên không cần thiết phải phân theo loại nhiên liệu. Do vậy, nếu xu thế hiện tại vẫn tiếp diễn, các thị trường sau sẽ phát triển dần dần và trở nên thống nhất:

 Thị trường hàng hoá: thị trường bán buôn sẽ rất cạnh tranh với lãi chênh lệch (margin) thấp đối với các sản phẩm dầu thô và các sản phẩm phụ của dầu mỏ, điện lực và khí tự nhiên.

 Thị trường cạnh tranh về các dịch vụ năng lượng khác nhau: bao gồm hoạt động

marketing bán lẻ điện lực và khí tự nhiên và cũng có thể bao gồm cả các dịch vụ sử dụng năng lượng hiệu quả

 Thị trường cạnh tranh đối với hàng hoá và dịch vụ theo mô hình phân quyền sẽ

hình thành nhiều công ty cạnh tranh để phục vụ rộng rãi cư dân nông thôn các nguồn năng lượng tái tạo hoặc năng lượng hoá thạch.

 Mạng lưới thị trường dịch vụ tập hợp các tổ chức độc quyền cung cấp các dịch

vụ hỗ trợ, các công ty phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, các mạng lưới quy mô nhỏ trong các hệ thống cô lập dựa vào các hệ thống năng lượng hỗn hợp, tái tạo.

Thị trường xăng dầu thế giới trong tương lai sẽ tiếp tục có nhiều biến động, những xung đột về địa lý chính trị không thể lường trước ở các nước sản xuất dầu mỏ bao gồm Vịnh Ả rập, các nước Châu Phi… và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn lớn nhằm giành quyền cung cấp dầu/sản phẩm từ dầu vì lợi ích kinh tế. Ngày nào con người còn chưa tìm được các sản phẩm thay thế cho xăng dầu, nền an ninh năng lượng của tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ còn bị đe doạ, bao gồm các siêu cường như Mỹ, Trung Quốc… cho đến các nước đang phát triển như Việt Nam.

Giá dầu trên thế giới tiếp tục có những biến động rất khó đoán biết và có xu hướng tăng cao. Hiện tại, giá dầu tiếp tục duy trì ở mức trên 60 USD/thùng. Điều này cũng khiến cho giá các chế phẩm từ dầu liên tục có những biến động bất ngờ. Nhìn vào Hình 2.1 thể hiện giá dầu thô WTI thế giới từ tháng 1/2004 đến nay và dự báo đến tháng 1/2010, theo đó chúng ta thấy được rằng giá dầu thô biến động rất mạnh và với xu hướng tăng mạnh.

- 30 -

Hình 2.1: Diễn biến và dự đoán giá dầu thô trên thị trƣờng thế giới từ năm 2004 đến năm 2010

Nguồn: NASEO 2008/09 Winter Fuels Outlook Conference

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 33 - 36)