Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thúc đẩy việc sử

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 86 - 88)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

3.3.1.1 Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thúc đẩy việc sử

năng lượng tại nước ta, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam như sau:

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô

3.3.1.1 Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng các công cụ phái sinh dụng các công cụ phái sinh

Hiện nay, môi trường pháp lý tại Việt Nam đối với thị trường tài chính nói chung còn kém phát triển, có rất ít quy định pháp luật đối với hoạt động kinh doanh các công cụ phái sinh, Đặc biệt, vẫn chưa có quy định cụ thể nào dành cho các công cụ phái sinh năng lượng. Một khung pháp lý phù hợp chính là nhân tố tích cực, là điều kiện rất quan trọng góp phần phát triển thị trường các công cụ phái sinh, nhất là thị trường này còn rất sơ khai tại Việt Nam. Để thị trường các công cụ phái sinh đối với các mặt hàng năng lượng của nước ta phát triển lành mạnh và đồng bộ, Chính phủ Việt Nam phấn đấu hoàn thiện khung pháp lý theo hướng:

 Các quy định, quyết định ban hành luôn sát với những thay đổi của thị trường,

đáp ứng yêu cầu chính đáng của các chủ thể tham gia thị trường là các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng dịch vụ và các công ty tham gia giao dịch trên thị trường, mở rộng mạnh mẽ quyền tham gia thị trường các công cụ phái sinh của tổ chức, doanh nghiệp này.

- 81 -

 Tạo điều kiện tối đa để xây dựng một thị trường tài chính hiện đại, trong đó có

thị trường các công cụ phái sinh đối với mặt hàng năng lượng

 Đảm bảo tính cạnh tranh cao trên thị trường, nghĩa là thị trường giao ngay phải

đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, làm tăng nhu cầu tự bảo hiểm và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp, đồng thời làm giảm nguy cơ lũng đoạn thị trường.  Phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể, các định hướng phát triển thị trường các

công cụ phái sinh đối với mặt hàng năng lượng tại Việt Nam, tương thích với tập quán quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập

Do vậy, để có thể phát triển việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam, môi trường pháp lý nước ta cần được điều chỉnh thông qua các giải pháp cụ thể sau:

 Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu

quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường các công cụ phái sinh của khu vực và quốc tế đối với các hàng hóa nói chung và đối với mặt hàng năng lượng nói riêng

 Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử

lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường các công cụ phái sinh

 Hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động kinh doanh các

công cụ phái sinh năng lượng, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh năng lượng đẩy mạnh sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng, đồng thời thông qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám sát hoạt động của thị trường các công cụ phái sinh và của từng đối tượng, thành viên tham gia thị trường.

 Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường các công cụ phái sinh theo thông lệ

quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường

 Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị

trường các công cụ phái sinh; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường; thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện giám sát, điều phối chính sách và công cụ cảnh báo, điều hành hoạt động kinh doanh

- 82 -

các công cụ phái sinh đối với các hàng hoá nói chung và đối với mặt hàng năng lượng nói riêng.

 Thay đổi các quy định về thủ tục giao dịch: Đây là giải pháp giúp khuyến khích

các doanh nghiệp tích cực sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá nói chung, và biến động giá năng lượng nói riêng. Việt Nam đã có một số văn bản cho phép và hướng dẫn tiến hành các giao dịch phái sinh, tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ mang tính dạo đầu và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có quy định về thủ tục giao dịch nào đối với các giao dịch phái sinh năng lượng. Do đó, nhà nước ta cần tạo ra sự thay đổi hướng đến sự đơn giản, rõ ràng trong thủ tục giao dịch.

 Sớm ban hành hướng dẫn quy định về hạch toán kế toán và cơ chế thuế trong hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh, đảm bảo phản ánh chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; cơ chế thuế đảm bảo sự công bằng khi doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh để bảo đảm giá cho kinh doanh hàng vật chất (cụ thể là mặt hàng năng lượng).

 Có hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo đảm biến động giá trong kinh doanh năng lượng, xây dựng cơ chế xác nhận kết quả kinh doanh chính xác của doanh nghiệp khi sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)