Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 80)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

3.1.5 Đánh giá chung

3.1.5.1 Các kết quả dạt được

Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và Chuẩn mực Quốc tế được chấp nhận chung. Theo đó, các công cụ phái sinh đã bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam khoảng từ năm 2000 đến nay. Từ đó đến nay, đã có ngày càng nhiều các hàng hoá phái sinh được giao dịch, như tiền tệ, lãi suất, hàng hoá như cao su, cà phê, một số loại nông sản khác,... Các loại công cụ phái sinh cũng dần được phát triển, đến nay đã có đủ các loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Những thành tựu ban đầu này có được một phần là do Việt Nam đã và đang thực sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho nước ta có nhiều điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển một thị trường tài chính hiện đại, trong đó có thị trường phái sinh.

Các hợp đồng phái sinh năng lượng hiện vẫn chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, một số công ty kinh doanh năng lượng như Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam,... đã vận dụng hợp đồng kỳ hạn khá thành công để phòng ngừa, hạn chế rủi ro biến động giá năng lượng. Số lượng hợp đồng năng lượng kỳ hạn mà các doanh nghiệp này thực hiện được vào khoảng 20% kim ngạch nhập khẩu năng lượng tại Việt Nam. Đây có thể coi là một khởi đầu tốt, tạo đà cho việc áp dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu và giá các mặt hàng năng lượng khác tại nước ta.

3.1.5.2 Các hạn chế và nguyên nhân

Dù thị trường phái sinh nói chung và thị trường hàng hoá phái sinh tại Việt Nam đã có một số thành tựu nhất định, nhưng các thị trường này còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Việc mua/ bán công cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động không thường xuyên. Các công cụ phái sinh hầu như không được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu

- 75 -

gây ra những hạn chế làm cho các công cụ phái sinh chưa được sử dụng phổ biến để phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại nước ta:

Thứ nhất, mức độ tham gia thị trường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chưa có nhu cầu và cũng chưa có hiểu biết nhiều về bản chất của các loại công cụ hàng hoá phái sinh, các doanh nghiệp kinh doanh năng lượng vẫn còn được nhà nước bảo hộ giá nên chưa có động lực bảo hiểm biến động giá bằng các công cụ phái sinh. Các doanh nghiệp còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Các doanh nghiệp không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm soát được chi phí của mình trong tương lai. Thay vào đó, họ chỉ mong muốn kiếm đuợc lợi nhuận và không muốn lỗ. Khi mục tiêu chỉ nhằm vào đánh cuộc với biến động giá, thì khi biến động giá này không đúng như kỳ vọng, các doanh nghiệp lập tức không sử dụng tiếp các sản phẩm phái sinh nữa. Có trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng mua kỳ hạn xong, thấy biến động bất lợi thì đòi hủy hợp đồng. Như vậy doanh nghiệp hiện mới chỉ nhìn vào lợi nhuận của sản phẩm phái sinh, chứ không thấy được lợi ích phòng ngừa rủi ro mang lại.

Thứ hai, các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có nguồn nhân lực chuyên sâu về công cụ phái sinh còn hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển; đối tác mua, bán công cụ tài chính phái sinh với các ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp lại hạn chế. Đồng thời, doanh thu từ các sản phẩm phái sinh vẫn còn hạn chế nên các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm. Do đó, các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các hợp đồng công cụ năng lượng phái sinh.

Thứ ba, Chính phủ còn chưa quan tâm đúng mức đến việc cố định các mức giá dự kiến trong hoạch định chiến lược. Trong hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, hầu như chúng ta không bao giờ thấy Chính phủ chỉ đạo cho các bộ ngành làm thế nào để chốt giá đầu vào, mà thực chất là sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hiện có sẵn trên các thị trường thế giới. Điển hình là các thị trường tương lai dầu, sắt thép, và các mặt hàng nông hải sản khác trên các sàn giao dịch tương lai quốc tế. Hậu quả của phương thức hoạch định chính sách còn nặng về tính chủ quan như thế khiến cho các

- 76 -

mục tiêu kinh tế vĩ mô liên tục thay đổi hoặc chệch hướng xa so với dự kiến. Giá các mặt hàng năng lượng trên thị trường thế giới biến động rất mạnh trong thời gian qua đã làm cho ngành tài chính nước ta liên tục phải điều chỉnh dự toán thu ngân sách từ các lĩnh vực này, đó là chưa kể những tác động tiêu cực khác đến đời sống và tâm lý của người dân.

Thứ tư, khuôn khổ pháp lý: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu; cơ chế nghiệp vụ chưa có. Hiện nay, nhà nước ta vẫn chưa có một cơ chế, chính sách nào dành cho các công cụ phái sinh năng lượng, cơ chế, chính sách dành cho các công cụ phái sinh nói chung còn thiếu và không phù hợp. Các quy định về chế độ ghi sổ kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm. Đồng thời, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày thông tin"; IFRS 7 "Các công cụ tài chính: công bố". Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khoán cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. Hiện tại, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cũng chỉ cấp giấy phép hạn chế cho một số tổ chức tín dụng, một số doanh nghiệp được mua/bán đối với một số công cụ tài chính phái sinh nhất định. Một chính sách khác cũng cản trở đến sự phát triển của công cụ phái sinh là việc tính thuế. Đối với hợp đồng tương lai, lãi thì bị đánh thuế, còn lỗ không được khấu trừ vào phần thu nhập tính thuế, trong khi lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp có được chính là chênh lệch giữa mức giá theo hợp đồng tương lai và giá thành sản xuất. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp tham gia giao dịch. Trong khi đó ở các nước khác, sản phẩm phái sinh không phải đóng thuế vì công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời. Các quy định này bóp chết sự phát triển của công cụ phái sinh. Nó vừa gây kìm hãm, vừa khó thực hiện. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam hiện nay,

- 77 -

việc phải nhập khẩu đầu vào gần như 100% với giá thả nổi trên thị trường năng lượng thế giới, trong khi không có công cụ để quản lý rủi ro về giá, là một rủi ro lớn. Rủi ro càng lớn khi hiện nay, Chính phủ khống chế giá bán xăng dầu, các doanh nghiệp hoàn toàn bị động trước diễn biến giá dầu thế giới và hoàn toàn bất ngờ với diễn biến giá xăng dầu trong nước. Là đơn vị kinh doanh nhưng các doanh nghiệp không chủ động quyết định được cả giá mua vào, lẫn giá bán ra. Bản thân cơ chế điều hành giá xăng dầu trong nước hiện nay làm cho các doanh nghiệp kinh doanh rất bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước. Các doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu cung ứng đủ nhu cầu xăng dầu nội địa trong khi không biết trước được giá bán đầu ra. Sự chênh lệch như vậy giữa giá nhập khẩu và giá bán là hoàn toàn có thể xẩy ra.

Thứ năm, chi phí giao dịch có liên quan để mua/bán/giao dịch công cụ tài chính phái sinh còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm: chi phí tìm kiếm thông tin; chi phí thương lượng với đối tác; chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng; chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế... (uncertaily cost - chi phí rủi ro không dự đoán được); chi phí ủy quyền tác nghiệp; chi phí thực hiện và giám sát.

Thứ sáu, tại Việt Nam vẫn còn thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh. Đây là thực trạng ở Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch không bao nhiêu. Chính vì vậy, số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam là rất hạn chế. Các thông tin về sản phẩm phái sinh còn khó tiếp cận. Điều này liên quan đến mức độ “khó hiểu” và không đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm phái sinh của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và của các tài liệu đào tạo. Sở dĩ như vậy là vì sản phẩm phái sinh là một chủ đề khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh có thể giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu vấn đề này cho doanh nghiệp.

Thứ bảy, Việt Nam còn thiếu nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều doanh

- 78 -

nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng họ không biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản.

3.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM

PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƢỢNG TẠI VIỆT NAM

Để có thể phát triển việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng, Việt Nam cần đưa ra các giải pháp phù hợp trên cơ sở định hướng phát triển của Chính phủ như sau:

3.2.1 Định hƣớng phát triển thị trƣờng năng lƣợng Việt Nam

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để thị trường năng lượng nước ta phát triển lành mạnh hơn, Chính phủ Việt Nam định hướng sẽ dỡ bỏ chính sách trợ giá đối với các mặt hàng xăng dầu, cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tính theo giá thị trường, từ đó từng bước tự do hóa thị trường năng lượng, thúc đẩy thị trường năng lượng Việt Nam ngày càng phát triển. Động thái này sẽ tạo ra thay đổi lớn trên thị trường năng lượng Việt Nam, mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động quyết định hoạt động kinh doanh của mình, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn khi phải tự đối mặt với những biến động bất thường của giá xăng dầu trên thị trường quốc tế. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải tự tìm những giải pháp phòng ngừa rủi ro. Nếu như không có các biện pháp quản lý rủi ro trong khi phải nhập khẩu xăng dầu thả nổi theo thông lệ quốc tế và giá bán trong nước không được bù lỗ thì sự thiệt hại của các doanh nghiệp là rất đáng kể.

3.2.2 Định hƣớng phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lƣợng tại Việt Nam

3.2.2.1 Hình thành và phát triển đồng bộ thị trường các công cụ phái sinh

Trong “Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo quyết định số 128/2007/QĐ- TTg ngày 02/08/2007, mục tiêu tổng quát Chính phủ hướng đến là “phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị

- 79 -

trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực” [2, tr.1]. Cấu trúc của thị trường vốn được đề cập trong Đề án này bao gồm “thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung...”[2, tr.2].

Như vậy, thị trường các công cụ phái sinh sẽ được định hướng phát triển trên cở sở cơ cấu hợp lý trong thị trường vốn nhằm đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.

Để thị trường các công cụ phái sinh nói chung và thị trường các công cụ phái sinh đối với các mặt hàng năng lượng nói riêng được phát triển đồng bộ, nhà nước ta còn định hướng phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực. Đồng thời, Việt Nam sẽ tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường. Nhà nước ta sẽ chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường: phát triển các loại công cụ phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn ....

3.2.2.2 Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trƣờng phái sinh

Nhà nước ta chủ trương tăng số lượng hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực tài chính cho các tổ chức, công ty kinh doanh năng lượng, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cung cấp các sản phẩm phái sinh, trong đó có các sản phẩm phái sinh đối với mặt hàng năng lượng. Đồng thời Chính phủ chủ trương đa dạng hoá các loại

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)