Rủi ro biến động giá năng lượng

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 36)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

2.1.1.2Rủi ro biến động giá năng lượng

Giá năng lượng biến động mạnh hơn giá các hàng hoá khác và giá này cũng rất nhạy cảm theo khu vực địa lý. Sự biến động tăng của giá năng lượng gây khó khăn cho dòng tiền, việc quản lý tín dụng và việc thâm nhập vào các khoản đầu tư triển vọng đáng giá. Các dữ liệu giá cả trong lịch sử minh hoạ cho sự biến động cao của giá năng lượng. Hình 2.2 so sánh giá giao ngay đối với các mặt hàng đường (sugar), vàng (gold), dầu thô (WTI Crude Oil) và chỉ số chứng khoán (S&P 500) từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 12 năm 2001. Có thể thấy giá đường khá ổn định vào khoảng 10 xu một pound, ngoại trừ đợt tăng đỉnh điểm vào cuối năm 200 đầu năm 2001. Giá vàng lên xuống trong mức từ 350$ đến 420$/ounce từ năm 1989 đến năm 1995, và đã sụt giảm từ giữa năm 1996. Chỉ số S&P 500 đã tăng vừa phải và đạt đỉnh vào đầu năm 2000, và sau đó đã giảm nhanh chóng. $0 $25 $50 $75 $100 $125 $150 1/1/ 2004 1/1/ 2005 1/1/ 2006 1/1/ 2007 1/1/ 2008 1/1/ 2009 1/1/ 2010

Giá dầu WTI (USD/ thùng)

- 31 -

Hình 2.2: Giá giao ngay đối với 1 số mặt hàng từ 1/1999 đến 9/2001

Nguồn: Energy Information Administration

Trái ngược với mô hình về giá giao ngay của các hàng hoá khác, giá năng lượng thể hiện một xu thế không thể thấy rõ. Ví dụ, hình 2.3 thể hiện giá giao ngay trên thị trường đối với dầu thô, dầu đốt, xăng không chì và khí tự nhiên. Giá của dầu thô thể hiện sự biến động ngẫu nhiên xung quanh mức trung bình vào khoảng 20$/thùng, đồng thời giá dầu đốt và giá gas có xu hướng biến thiên theo giá dầu. Giá khí tự nhiên tại thị trường giao ngay luôn đạt đỉnh điểm định kỳ mà không thể cảnh báo rõ ràng được.

- 32 -

Hình 2.3: Giá giao ngay đối với một số mặt hàng năng lƣợng từ 1/1999 đến 5/2002

Nguồn: Energy Information Administration

Giá điện bán buôn kể từ năm 1999 (xem hình 2.4) ở Midwest (ECAR) và ở khu vực Pennsylvania-Maryland-New Jersey (PJM), ở ranh giới California-Oregon (COB) và ở Palo Verde, trung tâm nhập khẩu chủ yếu điện vào California, đã tăng đột biến trong những tháng hè. Bên cạnh đó, giá điện bán buôn ở West Coat cũng biến động rất mạnh vào mùa đông và mùa xuân năm 2001.

- 33 -

Hình 2.4: Giá bán buôn điện ở một số khu vực từ 3/1999 đến 3/2002

Nguồn: Energy Information Administration

Khí tự nhiên và điện đặc biệt phụ thuộc vào sự biến động giá theo nhu cầu đáp ứng sự thay đổi của thời tiết. Hàng dự trữ là một khoản hữu hạn giúp làm giảm sự bùng nổ của giá cả vì những người sử dụng khí tự nhiên tiêu biểu không dự trữ một lượng lớn hàng dự trữ, và điều kiện để dự trữ điện thường ít và khá tốn kém (bơm thuỷ lực, bể chứa, dung tích nhàn rỗi...). Việc vận chuyển với chi phí thấp thấp đến những khu vực có giá cao là rất khó khăn với những ngành này do sự giới hạn khả năng của hệ thống vật chất kết nối giữa khách hàng với nhà cung cấp. Khả năng hạn chế dự trữ và sự thiếu hụt các nhà cung cấp thay thế rẻ hơn từ các khu vực khác có thể làm giá cả biến động mạnh ở khu vực cầu tăng đột biến.

Sự biến động giá là nguyên nhân gây nên sự di chuyển giữa cung và cầu của hàng hoá. Giá khí tự nhiên và giá điện bán buôn đặc biệt biến động theo mùa. Cầu tăng nhanh phản ứng lại sự biến đổi thời tiết, trong khi đó việc tăng khả năng sản suất thì

- 34 -

giới hạn và đắt đỏ. Ngoài ra, không chỉ không thể di chuyển năng lượng đến nơi có nhu cầu một cách nhanh chóng mà lượng dự trữ nội địa thì có hạn, đặc biệt là mặt hàng điện. Các chính sách công nhằm phấn đấu làm giảm sự biến động giá đã tập trung vào việc tăng năng lực dự trữ sản xuất và khả năng vận chuyển. Gần đây, người ta đã nhấn mạnh tới khả năng làm cho người sử dụng có thể xác định được giá năng lượng để họ thực hành tiết kiệm khi nguồn cung khan hiếm, từ đó làm hạn chế đẩy giá cả lên cao.

Tóm lại, qua các phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy nhóm ngành tài chính có mức biến động tổng thể thấp nhất và nhóm ngành điện có mức biến động cao nhất. Nhìn chung, các mặt hàng năng lượng có biến động riêng biệt cao hơn các loại mặt hàng khác.

2.1.2 Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lƣợng bằng các công cụ phái sinh

2.1.2.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng

Các nhà đầu tư, các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp muốn phòng tránh rủi ro là vì họ có nhiều động lực để hành động chống lại rủi ro. Sự đa dạng hoá đầu tư trong các ngành kinh doanh không liên quan đến nhau, thường là ở các khu vực khác nhau, có thể là cách hiệu quả để làm giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào hiệu suất của một ngành hay một dự án riêng biệt nào đó. Về mặt lý thuyết thì có thể đa dạng hoá tất cả mọi rủi ro của một dự án cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đa dạng hoá kinh doanh rất tốn kém và thường thất bại do sự phức tạp của việc điều hành kinh doanh đa dạng. Về cơ bản, sự thành công của hầu hết các dự án ràng buộc chặt chẽ với tình trạng chung của nền kinh tế với mục đích để vận mệnh của các ngành kinh doanh và các dự án khác nhau không độc lập mà phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy, ở thế giới thực tại, việc đa dạng hoá kinh doanh thường không phải là biện pháp kháng cự lại được rủi ro.

Một phương pháp phòng ngừa rủi ro khác được tạo ra bởi sự biến động giá là phương pháp sử dụng hợp đồng cố định giá dài hạn: chủ doanh nghiệp đầu tư vào một dự án khí tự nhiên đơn giản có thể ký một hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp gas. Ví dụ, vào tháng 1 năm 2008 chúng ta có thể chốt giá gas là 3.59USD/Btu, chốt giá gas năm 2009 là 3.92USD/Btu,... Tuy nhiên, chiến lược bảo hiểm giá như vậy vẫn còn một số rủi ro. Nếu giá thị trường giao ngay đối với khí tự nhiên năm 2009 hạ xuống chỉ còn

- 35 -

3.70USD/Btu thay vì 3.92USD/Btu, khi đó giá năng lượng của doanh nghiệp đó có thể kém cạnh tranh do chủ doanh nghiệp khác có thể mua được khí tự nhiên với giá 3.70USD/Btu và bán năng lượng với giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh có giá nhập gas cao hơn 3.92USD/Btu. Ngược lại, nếu giá khí tự nhiên năm 2009 tăng lên thành 4.00USD/Btu, người bán có thể chọn cách từ bỏ hợp đồng cung cấp gas.

Các hợp đồng bảo hiểm cũng là một phương pháp được sử dụng để phòng ngừa rủi ro. Ví dụ, khi xảy ra khả năng các nhà máy gas ở ví dụ trên gặp sự cố và không có khả năng cung cấp gas, chủ nhà máy có thể mua hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường doanh thu bị mất (và có thể là các chi phí sửa chữa) trong trường hợp tổn thất ngoài ý muốn. Việc bảo hiểm giúp di chuyển rủi ro từ chủ nhà máy sang đối tác của hợp đồng (trong trường hợp này là nhà cung cấp bảo hiểm). Bên đối tác sẽ chấp nhận rủi ro nếu họ ít khả năng phải đối mặt với rủi ro hơn chủ dự án.

2.1.2.2 Các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng giá năng lượng

Các công cụ phái sinh là các hợp đồng, các công cụ tài chính thu được giá trị từ một tài sản cơ sở. Không giống như chứng khoán hay tài sản bảo đảm, một hợp đồng phái sinh không đại diện cho quyền sở hữu đối với tài sản cơ sở. Trong ngành kinh doanh năng lượng, tài sản thuộc hợp đồng phái sinh chính là hàng hoá vật chất như dầu thô, gas,... Vấn đề then chốt là giá trị hàng hoá thuộc hợp đồng phái sinh không được các bên mong muốn sở hữu thì giá trị của các các công cụ phái sinh sẽ trở nên mập mờ. Khi được sử dụng một cách khôn ngoan, các công cụ phái sinh sẽ rất hiệu quả và là công cụ hữu dụng để làm giảm rủi ro tất yếu thông qua việc bảo đảm giá (hedging)

Các đặc điểm, ưu nhược điểm riêng biệt của các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng như sau:

Hợp đồng kỳ hạn:

Trên thị trường năng lượng, công ty lọc dầu có thể tham gia vào hợp đồng kỳ hạn nhằm bảo đảm có được dầu thô cho các hoạt động trong tương lai, theo đó tránh được cả sự biến động giá dầu mỏ giao ngay lẫn sự cần thiết phải dự trữ dầu mỏ cho các thời kỳ nhất định. Một số sản phẩm năng lượng điển hình được giao dịch theo hợp đồng kỳ

- 36 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn là: các mặt hàng dầu thô WTI, hỗn hợp dầu Brent Biển Bắc (dầu Brent kỳ hạn 15 ngày). Thị trường dầu Brent kỳ hạn 15 ngày là thị trường kỳ hạn dầu thô lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới.

Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng, có tính thanh khoản cao, dễ quản lý, mẫu hợp đồng và luật áp dụng đã tương đối hoàn chỉnh.

Nhược điểm: rủi ro tín dụng và rủi ro phá vỡ hợp đồng cao.  Hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai là một công cụ tự bảo hiểm hữu hiệu trong ngành kinh doanh năng lượng bởi:

 Bên quyết định giữ hợp đồng cho đến ngày đáo hạn được đảm bảo giá ở mức

mà họ đã mua ban đầu theo hợp đồng. Người mua của hợp đồng tương lai có thể luôn yêu cầu được nhận hàng, người bán của hợp đồng có thể luôn nài giao hàng.

 Bên bán của hợp đồng tương lại có thể bán dầu thậm chí khi không có quyền

sử dụng dầu. Tương tự như vậy, người mua có thể mua dầu thậm chí khi không sử dụng đến dầu.

 Hợp đồng tương lai cho phép một bên cam kết mua hay bán một lượng lớn

dầu với một cam kết ban đầu và một khoản chênh lệch ban đầu rất nhỏ. Do đó, người kinh doanh có thể kiếm được lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ lớn do sự thay đổi nhỏ của giá tương lai.

Ưu nhược điểm của hợp đồng này là:

Ưu điểm:có tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, dễ quản lý, ít rủi ro tín dụng, các bên có thể mua bán năng lượng tương lai mà không cần có nhu cầu đối với sản phẩm thực

Nhược điểm: cần giao dịch qua sở giao dịch, phải qua trung tâm thanh khoản và ít lựa chọn

Một số sản phẩm năng lượng điển hình được giao dịch theo hợp đồng tương lai là:

 Tại Thị trường Trao đổi Hàng hoá New York (NYMEX), New York giao

- 37 -

 Tại Trung tâm trao đổi dầu mỏ quốc tế (ICE), London giao dịch các mặt hàng

dầu thô Brent, Gasoil (Dầu diezel)  Hợp đồng hoán đổi :

Hợp đồng hoán đổi năng lượng đầu tiên được sử dụng tại Ngân hàng Chase Manhattan vào tháng 10/1986. Khoảng 75% các giao dịch phái sinh năng lượng trên thị trường phi tập trung của thế giới là các hợp đồng hoán đổi năng lượng, 20% là các hợp đồng quyền chọn năng lượng. còn lại là các giao dịch thỏa thuận. Do vậy, hợp đồng hoán đổi là sản phẩm tự nhiên của thị trường năng lượng với các ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm: tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, dễ quản lý, có thể quản lý rủi ro mà không cần sở hữu hàng hoá, chi phí thấp hơn chi phí giao dịch quyền chọn.

Nhược điểm: rủi ro tín dụng cao, rủi ro về khả năng thực hiện hợp đồng, số lượng tối thiểu lớn.

Một số hợp đồng hoán đổi điển hình là: hợp đồng hoán đổi MOPS dầu diezel, MOPS dầu hoả, MOPS dầu hoả/dầu diezel, MOPS dầu mazút

Hợp đồng quyền chọn:

Ưu điểm: có tính thanh khoản cao, giá có chiều sâu, là công cụ rất linh hoạt, có thể giao dịch tại cả thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

Nhược điểm: khó quản lý, chi phí cao, ít công ty giao dịch.

Các hợp đồng quyền chọn điển hình được sử dụng trên thị trường gồm: giá dầu thô WTI cố định, giá dầu thô WTI trung bình 1 tháng, giá dầu thô Brent cố định, giá dầu thô Brent trung bình 1 tháng, giá dầu Diezel cố định, giá dầu Diezel trung bình 1 tháng, MOPS Diezel 1 tháng, MOPS dầu hoả 1 tháng , MOPS dầu mazút 1 tháng.

2.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM

PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƢỢNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

Hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng, các giao dịch phái sinh năng lượng đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm này chủ yếu được giao dịch tại Mỹ, Anh và Singapore – những trung tâm giao dịch phái sinh năng

- 38 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng trên thế giới. Kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh năng lượng của các nước này là bài học lớn, rất quan trọng đối với các nước noi gương muốn phát triển một thị trường phái sinh năng lượng có hiệu quả tại nước mình. Riêng đối với các nước như Việt Nam – những nước chưa phát triển được các công cụ phái sinh năng lượng phục vụ cho việc phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng thì cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh năng lượng của các nước đang phát triển các công cụ này - điển hình như Ấn Độ.

2.2.1 Mỹ

2.2.1.1 Khái quát về thị trường năng lượng

Trước thời đại công nghiệp, phần lớn các năng lượng sản xuất trên thế giới bắt nguồn từ các nguồn năng lượng tái tạo như là gỗ. Ngày nay, phần lớn năng lượng sản xuất tại Mỹ, cũng như tại phần còn lại của thế giới công nghiệp hoá, bắt nguồn từ nhiên liệu hoá thạch (than đá, khí tự nhiên và dầu mỏ) (xem Hình 2.5)

Hình 2.5: Tiêu thụ năng lƣợng tại Mỹ phân theo nguồn năng lƣợng từ năm 1635 đến năm 2000

Nguồn: Flexible Energy, Inc

Trong lịch sử nước Mỹ trước đây, nguồn năng lượng sản xuất ra có thể tự đáp ứng nhu cầu. Trong suốt cuối những năm 1950 sản xuất và tiêu dùng năng lượng tại Mỹ gần như cân bằng. Điều này chỉ thay đổi vào suốt những năm 1960 khi tiêu thụ năng lượng tăng hơi nhanh hơn sản xuất nội địa và đến đầu những năm 1970 đã có khoảng chênh lệch lớn giữa sản xuất với tiêu dùng năng lượng (Hình 2.6)

Than đá Gỗ Xăng dầu Khí tự nhiên Điện hạt nhân Thủy điện

- 39 -

Hình 2.6: Sản xuất và tiêu thụ năng lƣợng tại Mỹ từ năm 1950 đến năm 2000

Nguồn: Flexible Energy, Inc

“Năm 2006, tổng lượng tiêu thụ năng lượng tại Mỹ đạt 99.5 nghìn triệu triệu Btu. Dự kiến đến năm 2030 tổng lượng tiêu thụ năng lượng tại Mỹ sẽ tăng thêm 18.5 nghìn triệu triệu Btu lên mức 118.00 nghìn triệu triệu Btu” [37, tr.3]. Các sản phẩm nhập khẩu dầu mỏ đại diện cho phân đoạn thị trường nhập khẩu năng lượng lớn nhất, các sản phẩm này được nhập khẩu phụ thuộc vào sự biến động giá năng lượng trên thị trường thế giới. Tháng 10 năm 1973, các thành viên Ả Rập của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) áp đặt lệnh cấm vận đối với các giao dịch bán dầu mỏ cho Mỹ. Kết quả kéo theo là giá dầu tại Mỹ tăng mạnh. Nhập khẩu giảm liền hai năm liên tiếp khiến giá dầu thô tăng đột ngột từ năm 1979 đến năm 1981. Giá dầu giữ ở mức cao trong suốt những năm 1980 làm cản trở nhập khẩu. Tuy nhiên, xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu được xác lập lại vào năm 1986 và tiếp tục tăng mạnh chưa từng có cho đến nay. Dưới ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 36)