Vai trò xác định sự biến động của giá cả

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 29)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

1.3.2 Vai trò xác định sự biến động của giá cả

Các công cụ phái sinh năng lượng đặc biệt hữu ích để quản lý rủi ro biến động giá. Việc sử dụng các công cụ này tại thị trường năng lượng không có gì đáng ngạc nhiên khi mà chúng đã được sử dụng thành công để quản lý rủi ro biến động giá nông nghiệp trong hơn một thế kỷ qua. Các công cụ phái sinh cho phép các nhà đầu tư

- 24 -

chuyển rủi ro sang những ai có thể thu được lợi ích từ việc nhận lấy rủi ro, và chúng ngày càng được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi để tách biệt các khoản lãi thu được khỏi sự biến động thất thường của giá cả.

Vai trò xác định sự biến động của giá cả của các công cụ phái sinh thể hiện rõ nhất ở hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn. Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Sở dĩ như vậy là vì giá của hợp đồng tương lai phản ánh dự đoán của thị trường về giá giao ngay trong tương lai. Trong một thị trường hiệu quả thì của hợp đồng tương lai sẽ tiến tới bằng hoặc xấp xỉ gần bằng giá giao ngay khi hợp đồng đáo hạn. Do vậy, giá của hợp đồng tương lai phản ánh khá sát tình hình cung cầu trên thị trường. Thêm nữa, thị trường tương lai trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.

Thị trường quyền chọn không trực tiếp phản ánh dự đoán về giá giao ngay trong tương lai, nhưng nó lại phản ánh sự biến động giá của hàng hoá được giao dich, tức là phản ánh độ rủi ro gắn liền với mỗi loại hàng hoá cơ sở. Những hợp đồng quyền chọn có mức phí cao chứng tỏ hàng hoá được mua bán trong hợp đồng có khả năng biến động mạnh theo hướng có lợi cho người mua và bất lợi cho người bán, và mức phí cao sẽ là phần bù đắp chi phí cho hợp đồng quyền chọn nếu thị trường biến động theo đúng dự đoán của người mua trong hợp đồng.

1.3.3 Vai trò phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tƣ

Trên thị trường năng lượng, một nhà sản xuất kinh doanh năng lượng muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình,

- 25 -

tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Sở dĩ có thể tồn tại kiểu giao dịch này có thể được thực hiện vì mỗi nhà đầu tư có nhu cầu và khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau. Sở dĩ có thể tồn tại kiểu giao dịch này có thể được thực hiện vì mỗi nhà đầu tư có nhu cầu và khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau và những nhà đầu cơ nhận thấy việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh năng lượng không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản cơ sở (các mặt hàng năng lượng), chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội.

1.3.4 Vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng tài chính

Các công cụ phái sinh vừa là công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng vừa là công cụ để kinh doanh kiếm lời thông qua hoạt động đầu cơ do thị trường các sản phẩm phái sinh cho phép đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao. Chính điều này đã hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Do vậy, thị trường các sản phẩm phái sinh có tính thanh khoản cao, huy động thêm nhiều nguồn lực xã hội. Ngoài ra, việc tham gia trên thị trường này không đòi hỏi chi phí lớn, do đó các nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia hoặc rút khỏi thị trường, thu hút được nhiều đối tượng trong nền kinh tế tham gia như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, chúng đã giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Thị trường tài chính phát triển đồng thời lại tạo cơ hội đa dạng hoá các công cụ phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng hiệu quả hơn.

Với các vai trò nêu trên, công cụ phái sinh có vai trò hết sức quan trọng đối với

các doanh nghiệp năng lượng, nhất là trong bối cảnh kinh tế tài chính của thế giới hiện nay với sự biến động phức tạp của giá năng lượng, khi mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh hiện

- 26 -

nay, việc tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho không chỉ riêng một chủ thể nào của nền kinh tế mà cho toàn thể nền kinh tế.

- 27 -

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƢỢNG

TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1 RỦI RO VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƢỢNG

TRÊN THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH

2.1.1 Rủi ro biến động giá trên thị trƣờng năng lƣợng thế giới

2.1.1.1 Thị trường năng lượng thế giới

Thị trường năng lượng thế giới là một thị trường đang nổi phát triển chậm chạp bắt nguồn từ hai thập kỷ bị ám ảnh bởi đầu cơ và thương mại. Kỷ nguyên của những thương nhân năng lượng bắt đầu từ đầu những năm 1980 với việc nới lỏng kiểm soát đối với thị trường dầu mỏ của chính quyền Reagan, chính quyền Thatcher, thời kỳ phát triển sau này được đánh dấu bằng quyền lực tập trung của Enron và việc các công ty lữ hành mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang khí tự nhiên và điện lực, sau đó là kết thúc bất ngờ vào năm 2002 với sự sụp đổ của nhiều công ty theo mô hình Enron.

Thị trường dầu mỏ thế giới phát triển trong sự bao bọc của chính sách bảo hộ của Mỹ - mức độ nhập khẩu thường được Washington điều chỉnh cùng với Uỷ ban đường bộ Texas, theo đó việc giao dịch hàng hoá toàn cầu khổng lồ sẽ được thực hiện bởi hàng ngàn chủ tàu chở dầu hoặc được kiểm soát bởi các công ty lớn nhất thế giới. Trong đó, Thị trường Trao đổi Hàng hoá New York (NYMEX) là những trung tâm kinh doanh toàn cầu hoá nhất, chính là tâm điểm của mọi thị trường năng lượng của thế giới.

Sự phát triển của thị trường dầu mỏ tương lai NYMEX là thành tựu nổi bật trong lịch sử không chỉ đối với ngành kinh doanh dầu mỏ mà còn cả với nền kinh tế toàn cầu. Thị trường khí tự nhiên và điện lực gần đây đã thoát ra khỏi thời kỳ thị trường sơ khai. Trong khi đó, dầu mỏ đã được hầu hết chính phủ các nước nới lỏng kiểm soát về mức độ nhập khẩu vào những năm 1980, khí tự nhiên được nới lỏng kiểm soát vào đầu những năm 1990 và điện lực được nới lỏng kiểm soát vào cuối những năm 1990 và hiện chúng chỉ còn bị Chính phủ kiểm soát tại một số nước mà thôi. Ngành công nghiệp khí tự nhiên và điện lực đang trở thành một trong những chủ thể truyền thống đem lại nhiều

- 28 -

lợi ích nhất trong nền kinh tế. Do vậy, thị trường giao dịch các mặt hàng này ngày càng phát triển.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường năng lượng thế giới hiện nay gồm:

 Các nhân tố chính trị: các quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), các cuộc tấn công khủng bố ở Trung Đông, tình hình nội chiến ở Nga, tình hình tại Irắc

 Kiểu thời tiết: mùa đông ở bán cầu Bắc, mùa bão, các đợt sóng ở miền Nam nước

Mỹ/ miền Bắc Châu Á

 Triển vọng kinh tế: triển vọng tăng trưởng, giá tương đối của các nguồn năng lượng cạnh tranh

Được thúc đẩy bởi sự phát triển kinh tế và tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đối với năng lượng trên thế giới ngày càng tăng. Nhu cầu đối với dầu mỏ tăng trung bình hàng năm 3.5% so với thập kỷ trước do việc sử dụng các thiết bị động cơ, và nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa. Nhu cầu đối với điện lực cũng tăng với mức trung bình hàng năm 6%, mặc dù tốc độ tăng ban đầu có thể chậm lại do sự bão hoà của thị trường và hiệu quả sử dụng cuối cùng.

“Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng trên thế giới, trong hai thập kỷ tới sẽ chưa có thay đổi lớn về tỉ trọng các dạng năng lượng sử dụng. Tiêu thụ năng lượng vẫn tăng mạnh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong đó các nước Châu Á đang phát triển sẽ chiếm 40% trong tổng số năng lượng tiêu thụ tăng trên toàn cầu. Trong 20 năm tới than vẫn tiếp tục là nguồn nhiên liệu chính cho sản xuất điện, nhưng khí tự nhiên sẽ dần khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực này nhờ hiệu suất sử dụng cao hơn và các lợi ích trong việc bảo vệ môi trường. Năng lượng hạt nhân sẽ chiếm khoảng 5% năng lượng sơ cấp tiêu thụ trên toàn thế giới vào năm 2025, trong khi đó năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 8% ”

[24].

Sự phát triển trong năm năm cuối của thế kỷ 20 đã cho thấy sự phân tách của thị trường năng lượng thành nhiều mảng với các chủ thể tham gia, đặc điểm, rủi ro và nhu

- 29 -

cầu tín dụng khác nhau. Một phân đoạn thị trường chủ yếu được phân loại theo mức độ đối mặt với cạnh tranh (phụ thuộc vào việc nó vận hành thế nào trong thị trường cạnh tranh), loại sản phẩm giao dịch (hàng hoá hay dịch vụ), tuy nhiên không cần thiết phải phân theo loại nhiên liệu. Do vậy, nếu xu thế hiện tại vẫn tiếp diễn, các thị trường sau sẽ phát triển dần dần và trở nên thống nhất:

 Thị trường hàng hoá: thị trường bán buôn sẽ rất cạnh tranh với lãi chênh lệch (margin) thấp đối với các sản phẩm dầu thô và các sản phẩm phụ của dầu mỏ, điện lực và khí tự nhiên.

 Thị trường cạnh tranh về các dịch vụ năng lượng khác nhau: bao gồm hoạt động

marketing bán lẻ điện lực và khí tự nhiên và cũng có thể bao gồm cả các dịch vụ sử dụng năng lượng hiệu quả

 Thị trường cạnh tranh đối với hàng hoá và dịch vụ theo mô hình phân quyền sẽ

hình thành nhiều công ty cạnh tranh để phục vụ rộng rãi cư dân nông thôn các nguồn năng lượng tái tạo hoặc năng lượng hoá thạch.

 Mạng lưới thị trường dịch vụ tập hợp các tổ chức độc quyền cung cấp các dịch

vụ hỗ trợ, các công ty phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, các mạng lưới quy mô nhỏ trong các hệ thống cô lập dựa vào các hệ thống năng lượng hỗn hợp, tái tạo.

Thị trường xăng dầu thế giới trong tương lai sẽ tiếp tục có nhiều biến động, những xung đột về địa lý chính trị không thể lường trước ở các nước sản xuất dầu mỏ bao gồm Vịnh Ả rập, các nước Châu Phi… và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn lớn nhằm giành quyền cung cấp dầu/sản phẩm từ dầu vì lợi ích kinh tế. Ngày nào con người còn chưa tìm được các sản phẩm thay thế cho xăng dầu, nền an ninh năng lượng của tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ còn bị đe doạ, bao gồm các siêu cường như Mỹ, Trung Quốc… cho đến các nước đang phát triển như Việt Nam.

Giá dầu trên thế giới tiếp tục có những biến động rất khó đoán biết và có xu hướng tăng cao. Hiện tại, giá dầu tiếp tục duy trì ở mức trên 60 USD/thùng. Điều này cũng khiến cho giá các chế phẩm từ dầu liên tục có những biến động bất ngờ. Nhìn vào Hình 2.1 thể hiện giá dầu thô WTI thế giới từ tháng 1/2004 đến nay và dự báo đến tháng 1/2010, theo đó chúng ta thấy được rằng giá dầu thô biến động rất mạnh và với xu hướng tăng mạnh.

- 30 -

Hình 2.1: Diễn biến và dự đoán giá dầu thô trên thị trƣờng thế giới từ năm 2004 đến năm 2010

Nguồn: NASEO 2008/09 Winter Fuels Outlook Conference

2.1.1.2 Rủi ro biến động giá năng lượng

Giá năng lượng biến động mạnh hơn giá các hàng hoá khác và giá này cũng rất nhạy cảm theo khu vực địa lý. Sự biến động tăng của giá năng lượng gây khó khăn cho dòng tiền, việc quản lý tín dụng và việc thâm nhập vào các khoản đầu tư triển vọng đáng giá. Các dữ liệu giá cả trong lịch sử minh hoạ cho sự biến động cao của giá năng lượng. Hình 2.2 so sánh giá giao ngay đối với các mặt hàng đường (sugar), vàng (gold), dầu thô (WTI Crude Oil) và chỉ số chứng khoán (S&P 500) từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 12 năm 2001. Có thể thấy giá đường khá ổn định vào khoảng 10 xu một pound, ngoại trừ đợt tăng đỉnh điểm vào cuối năm 200 đầu năm 2001. Giá vàng lên xuống trong mức từ 350$ đến 420$/ounce từ năm 1989 đến năm 1995, và đã sụt giảm từ giữa năm 1996. Chỉ số S&P 500 đã tăng vừa phải và đạt đỉnh vào đầu năm 2000, và sau đó đã giảm nhanh chóng. $0 $25 $50 $75 $100 $125 $150 1/1/ 2004 1/1/ 2005 1/1/ 2006 1/1/ 2007 1/1/ 2008 1/1/ 2009 1/1/ 2010

Giá dầu WTI (USD/ thùng)

- 31 -

Hình 2.2: Giá giao ngay đối với 1 số mặt hàng từ 1/1999 đến 9/2001

Nguồn: Energy Information Administration

Trái ngược với mô hình về giá giao ngay của các hàng hoá khác, giá năng lượng thể hiện một xu thế không thể thấy rõ. Ví dụ, hình 2.3 thể hiện giá giao ngay trên thị trường đối với dầu thô, dầu đốt, xăng không chì và khí tự nhiên. Giá của dầu thô thể hiện sự biến động ngẫu nhiên xung quanh mức trung bình vào khoảng 20$/thùng, đồng thời giá dầu đốt và giá gas có xu hướng biến thiên theo giá dầu. Giá khí tự nhiên tại thị trường giao ngay luôn đạt đỉnh điểm định kỳ mà không thể cảnh báo rõ ràng được.

- 32 -

Hình 2.3: Giá giao ngay đối với một số mặt hàng năng lƣợng từ 1/1999 đến 5/2002

Nguồn: Energy Information Administration

Giá điện bán buôn kể từ năm 1999 (xem hình 2.4) ở Midwest (ECAR) và ở khu vực Pennsylvania-Maryland-New Jersey (PJM), ở ranh giới California-Oregon (COB) và ở Palo Verde, trung tâm nhập khẩu chủ yếu điện vào California, đã tăng đột biến

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 29)