Tình hình biến động giá năng lượng tại Việt Nam trong thời gian gần

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 72 - 75)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

3.1.2 Tình hình biến động giá năng lượng tại Việt Nam trong thời gian gần

Trước đây, Chính phủ Việt Nam điều hành giá năng lượng theo hướng bao cấp, nhà nước quy định giá năng lượng cứng nhắc, nên ảnh hưởng của rủi ro biến động giá năng lượng đối với các doanh nghiệp không phải vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg về

- 67 -

quy chế kinh doanh xăng dầu, trong đó có áp dụng cơ chế quản lý giá thay cho cơ chế Nhà nước định giá cứng nhắc trước đây theo nguyên tắc:

“Vào quý IV hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định giá định hướng và mức thuế ổn định cho năm tiếp theo, công bố để làm cơ sở cho các doanh nghiệp xác định mức giá bán lẻ cụ thể. Doanh nghiệp tự quyết định giá bán trên cơ sở giá định hướng. Mức chênh lệch giữa giá bán của doanh nghiệp và giá định hướng của Nhà nước không vượt quá mức quy định đối với xăng các loại: +10%, các mặt hàng khác: + 5%”. [10]

Như vậy, từ năm 2003, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình, Nhà nước không bù lỗ.

Đây là cơ chế bước đầu thực hiện lộ trình chuyển từ cơ chế Nhà nước định giá sang áp dụng cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước, phù hợp với những yêu cầu bình ổn giá của Pháp lệnh giá. Tuy nhiên, do tình hình giá xăng dầu trên thị trường thế giới biến động khá phức tạp, sự biến động của nó không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cung-cầu, mà còn phụ thuộc vào yếu tố địa-chính trị nên việc dự báo sự vận động của giá xăng dầu thế giới gặp khó khăn; vì vậy từ khi Quyết định 187/2003/QĐ-TTg được ban hành đến tháng 5/2007, Nhà nước thường xuyên phải điều chỉnh giá định hướng (kết hợp với việc điều hành linh hoạt thuế nhập khẩu) theo biến động của giá thị trường thế giới và giá định hướng luôn trở thành “giá bán cứng” để doanh nghiệp thực hiện. Như vậy, trên thực tế vẫn là cơ chế Nhà nước định giá trực tiếp, do đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có quyền chủ động định giá theo cơ chế quy định tại Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện cơ chế thị trường thay thế Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg, cơ chế quản lý giá được quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được quy định như sau:

“Áp dụng nguyên tắc giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

- 68 -

Lộ trình thực hiện cụ thể như sau:

- Thực hiện ngay giá bán xăng theo cơ chế thị trường do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở giá nhập khẩu, các loại thuế, phí theo quy định và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giảm bù giá các loại dầu (đi-ê-zen, dầu hỏa, ma-zút); thực hiện giá bán theo cơ chế thị trường đối với dầu ma-zút trong năm 2007, đối với dầu đi-ê-zen và dầu hỏa vào năm 2008”.[3]

Nghị định 55/2007/NĐ-CP vừa được thi hành, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh tăng giá xăng một lần (thông qua cơ chế đăng ký giá “mềm” với Tổ giám sát giá xăng dầu liên Bộ) thì giá nhập khẩu xăng dầu thế giới lại biến động rất phức tạp, giá xăng thế giới tăng cao, nhưng doanh nghiệp không được điều chỉnh giá bán trong nước lên tiệm cận với giá thế giới (các Bộ quản lý yêu cầu tăng giá ở mức độ nhất định, thực hiện chia sẻ khó khăn giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng); khi giá thế giới giảm (tháng 8-2007), doanh nghiệp không giảm giá (mục đích là để bù đắp số lỗ đã phát sinh trong thời gian trước đó do giá vốn cao hơn giá bán) buộc Nhà nước phải áp dụng cơ chế bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá, ban hành mệnh lệnh hành chính yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu giảm giá bán lẻ xăng 500đ/lít. Tuy nhiên đến tháng 10-2007, giá xăng dầu thế giới lại biến động tăng cao, đỉnh điểm giá dầu thô khoảng gần 100USD/thùng vào giữa tháng 11-2007 tạo khó khăn cho doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước, buộc Nhà nước phải điều chỉnh tăng giá dầu và để doanh nghiệp tự định giá xăng (có giám sát của Liên Bộ và cho tăng ở mức độ nhất định) lên ở mức cao. Cơ chế này đang tạo ra tính phức tạp trong điều hành và vướng mắc trong kinh doanh của doanh nghiệp; các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn có môi trường cần thiết để thực hiện nguyên tắc định giá bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý và có lời để đầu tư phát triển, chưa có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh theo hướng “lời ăn, lỗ chịu”.

Tóm lại, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp sử dụng năng lượng làm nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp năng lượng khác tại Việt Nam hiện nay đều phải chịu rủi ro biến động giá năng lượng dưới tác động của sự biến động giá năng lượng trên thế giới.

- 69 -

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)