Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 78 - 80)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

3.1.4 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động

động giá

Ở Việt nam, các nghiệp vụ phái sinh mới bắt đầu được sử dùng từ đầu những năm 2000 và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang được thực hiện. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý các các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, ngoại trừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có qui chế của NHNN (Quyết định số 1133/2003/QĐ - NHNN, ngày 30/9/2003 ban hành kèm theo qui chế). Đồng thời số lượng các giao dịch còn ít khoảng gần 15 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác đã được cho phép thực hiện (trong số đó có một số giao dịch đã chưa phát sinh giao dịch). Tuy nhiên, các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ. Số lượng giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn. Một số tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện giao dịch các công cụ phái sinh như: Chi nhánh Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, HSBC,… nhưng doanh số và số các khách hàng tham gia còn hết sức khiêm tốn. Tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các ngân hàng thương mại trong các năm 1995, 2000 và 2006 chỉ là 11,7%, 15,4%, và 17,5%. Trong khi đó, theo báo cáo của IMF, thị trường phái sinh quốc tế có sự tăng trưởng rất mạnh, tính riêng từ đầu năm 2007 đến nay đã tăng 30% và đạt quy mô khoảng 370 tỷ USD. Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ, tín dụng, hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.

Mặc dù còn sơ khai nhưng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro đã được các doanh nghiệp Việt Nam vận dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá như nông sản (cà phê, cao su), năng lượng (than đá, xăng dầu). Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh năng lượng trong nước, các công cụ này mới chỉ được ứng dụng rất

- 73 -

hạn chế ở hợp đồng kỳ hạn. Có một thực tế là trong khi các doanh nghiệp về năng lượng còn tương đối bình chân thì ngược lại, có một số ít ngân hàng đã nghiên cứu, chuẩn bị sẵn các sản phẩm, dịch vụ phòng ngừa rủi ro, phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trước thềm hội nhập. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có hai ngân hàng là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hoá qua sàn giao dịch có tổ chức và thị trường OTC. Techcombank là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp các dịch vụ hàng hóa qua sàn từ năm 2004 với các mặt hàng giao dịch hiện nay là cà phê, cao su, kim loại, ngũ cốc. Cho đến nay, Techcombank vẫn đang trong quá trình chuẩn bị giới thiệu sản phẩm hợp đồng năng lượng phái sinh với khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngày 5/10/2006 đã chính thức cho ra mắt sản phẩm giao dịch hợp đồng tương lai cà phê trên thị trường quốc tế. Và gần đây, ngày 22/7/2008, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) đã cùng Công ty Ginga Vietnam Holdings Pte.Ltd (Singapore) ký kết hợp đồng liên doanh chính thức thành lập Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Năng lượng BIDV (BEST). BEST được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro về giá cho các sản phẩm năng lượng trong thời gian ngắn, trung và dài hạn; Tham gia các giao dịch tài chính phái sinh (hợp đồng tương lai, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn) với mục đích quản lý rủi ro về giá năng lượng cho khách hàng; Môi giới các giao dịch mua bán xăng dầu và các sản phẩm liên quan trong lĩnh vực năng lượng; Cung cấp thông tin, báo cáo phân tích, nghiên cứu về thị trường năng lượng Việt Nam và thế giới; Cung cấp dịch vụ tư vấn về quản lý rủi ro và các nghiệp vụ giao dịch hàng hóa năng lượng, bao gồm cả các giao dịch tài chính phát sinh liên quan; Cung cấp các dịch vụ, công cụ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực quản lý/phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu và các sản phẩm năng lượng nói chung tại Việt Nam kể cả: than, nhiên liệu sinh học, các sản phẩm hóa dầu, khí thải… và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong kinh doanh năng lượng. Như vậy, khi đi vào hoạt động, BEST sẽ là công ty bảo đảm giá năng lượng đầu tiên tại Việt Nam, mở ra triển vọng phát triển loại hình kinh doanh này tại thị trường nước ta.

- 74 -

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 78 - 80)