Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 40 - 41)

1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng

2.1.2.1Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng

Các nhà đầu tư, các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp muốn phòng tránh rủi ro là vì họ có nhiều động lực để hành động chống lại rủi ro. Sự đa dạng hoá đầu tư trong các ngành kinh doanh không liên quan đến nhau, thường là ở các khu vực khác nhau, có thể là cách hiệu quả để làm giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào hiệu suất của một ngành hay một dự án riêng biệt nào đó. Về mặt lý thuyết thì có thể đa dạng hoá tất cả mọi rủi ro của một dự án cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đa dạng hoá kinh doanh rất tốn kém và thường thất bại do sự phức tạp của việc điều hành kinh doanh đa dạng. Về cơ bản, sự thành công của hầu hết các dự án ràng buộc chặt chẽ với tình trạng chung của nền kinh tế với mục đích để vận mệnh của các ngành kinh doanh và các dự án khác nhau không độc lập mà phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy, ở thế giới thực tại, việc đa dạng hoá kinh doanh thường không phải là biện pháp kháng cự lại được rủi ro.

Một phương pháp phòng ngừa rủi ro khác được tạo ra bởi sự biến động giá là phương pháp sử dụng hợp đồng cố định giá dài hạn: chủ doanh nghiệp đầu tư vào một dự án khí tự nhiên đơn giản có thể ký một hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp gas. Ví dụ, vào tháng 1 năm 2008 chúng ta có thể chốt giá gas là 3.59USD/Btu, chốt giá gas năm 2009 là 3.92USD/Btu,... Tuy nhiên, chiến lược bảo hiểm giá như vậy vẫn còn một số rủi ro. Nếu giá thị trường giao ngay đối với khí tự nhiên năm 2009 hạ xuống chỉ còn

- 35 -

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 40 - 41)