1.5. Lƣợc sử hình thành và phát triển của Trọng tài
1.5.1 Giai đoạn từ 1960 1993
Trọng tài kinh tế nhà nước:
Ở nƣớc ta, Trọng tài kinh tế Nhà nƣớc xuất hiện và phát triển cùng với chế độ hợp đồng kinh tế. Trọng tài kinh tế xuất hiện khi hợp đồng kinh tế trở thành công cụ quan trọng trong quản lí kinh tế.
Đến năm 1960, miền Bắc đã cơ bản cải tạo xong nền kinh tế và bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nền kinh tế bắt đầu đƣợc quản lí theo kế hoạch tập trung, thống nhất, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị định 04 - TTg ngày 04/01/1960, ban hành kèm theo điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế. Mƣời ngày sau đó, ngày 14/01/1960, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 20 - TTg về việc tổ chức ngành Trọng tài Kinh tế.
Theo nghị định này, Trọng tài kinh tế đƣợc tổ chức ở cấp Trung ƣơng, khu vực, thành phố, tỉnh và bộ với chức năng chủ yếu là xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Cho đến năm 1974, hội đồng trọng tài kinh tế chỉ là một tổ chức gồm các thành viên kiêm chức ở các ngành: Tài chính, ngân hàng, vật giá, kế hoạch, và hoạt động theo chế độ họp định kì mỗi quý một lần.
Ngày 23/02/1962, chính phủ ban hành NĐ 29/CP quy định các nguyên tắc thủ tục chính thức của hội đồng trọng tài. Tiếp đến năm 1965, nhà nƣớc ban hành NĐ 94/CP đổi tên gọi các hội đồng trọng tài thành hội đồng trọng tài kinh tế, nhấn mạnh vai trò của cơ quan trọng tài trong cơng tác quản lí kinh tế và khẳng định các chức năng đặc thù của nó là giải quyết các tranh chấp kinh tế.
22
Đến năm 1975, chính phủ ban hành nghị định 54/CP/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế và ít ngày sau đó, ngày 14/4/1975, Chính phủ ban hành Nghị định 75/CP về điều lệ và tổ chức hoạt động của trọng tài kinh tế nhà nƣớc. Theo nghị định này, Trọng tài kinh tế đƣợc thành lập nhƣ một cơ quan nhà nƣớc có chức năng quản lí cơng tác hợp đồng kinh tế với nội dung: giữ vững kỉ luật nhà nƣớc về công tác hợp đồng kinh tế, giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế về xử lí vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế.
Với Nghị định số 24-HĐBT – của Hội đồng Bộ trƣởng ngày 10/8/1981, Hội đồng Trọng tài Kinh tế đƣợc thống nhất gọi là Trọng tài kinh tế, ngạch Trọng tài viên đƣợc thành lập. Ngày 14/4/1984 Hội đồng bộ trƣởng đã ban hành Nghị định số 62 - HĐBT quy định rõ hơn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trọng tài kinh tế bộ, tỉnh, huyện.
Nhƣ vậy, trong quãng thời gian từ 1960 đến 1981, trên cơ sở các văn bản pháp luật của nhà nƣớc, về hợp đồng kinh tế và Trọng tài kinh tế, cơ quan trọng tài kinh tế đã khẳng định đƣợc vai trò của mình trong việc đề cao tinh thần trách nhiệm quản lí, ý thức tổ chức kỉ luật của các xí nghiệp cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện nghĩa vụ kí kết hợp đồng kinh tế, góp phần đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của nhà nƣớc. Với tƣ cách là cơ quan quản lí nhà nƣớc, thẩm quyền của trọng tài kinh tế ở đây đƣơng nhiên là trách nhiệm, do đó khơng có cơ sở để đặt ra vấn đề pháp lí về giải quyết tranh chấp hợp đồng thƣơng mại quốc tế trong giai đoạn này.
Năm 1986, quán triệt đƣờng lối của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cùng với sự thay đổi về chủ trƣơng kế hoạch, pháp luật của nhà nƣớc, pháp luật về trọng tài kinh tế, cũng có sự thay đổi đáng kể, đánh dấu sự ra đời của Pháp lệnh trọng tài kinh tế, ngày 10/11/1990. Với phƣơng châm, vừa đảm bảo tính kế thừa những kinh nghiệm quý báu của thực tiễn 30 năm hoạt động của trọng tài, vừa quán triệt tƣ tƣởng đổi mới của Đảng. Pháp lệnh trọng tài đã tạo ra cơ sở pháp lí quan trọng cho cơ quan trọng
23
tài thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần duy trì và phát triển quan hệ kinh tế, đẩy mạnh sản xuất lƣu thơng hàng hóa, phịng ngừa và xử lí vi phạm pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, việc kí kết hợp đồng kinh tế khơng cịn là kỉ luật nhà nƣớc, là nghĩa vụ nữa mà là quyền của các đơn vị kinh tế, sự tồn tại cơ quan trọng tài với tƣ cách là cơ quan nhà nƣớc để quản lí cơng tác hợp đồng kinh tế là không cần thiết nữa.
Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân, đƣợc Quốc hội thơng qua ngày 28/12/1993, Tịa Kinh tế đã đƣợc thành lập trong Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh để xét xử các vụ án kinh tế theo pháp luật.
Nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở một số nƣớc thấy rằng, tranh chấp thƣơng mại kinh tế đƣợc giải quyết thông qua trọng tài thƣơng mại và Tòa án thƣơng mại hay Tòa án thƣờng.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và hội đồng trọng tài Hàng hải:
Trong giai đoạn này, song song với mơ hình Trọng tài kinh tế nhà nƣớc là mơ hình trọng tài kinh tế có tính chất xã hội nghề nghiệp. Đó là: Hội đồng Trọng tài Ngoại thƣơng và Hội đồng trọng tài Hàng hải đặt bên cạnh Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam.
Hội đồng Trọng tài Ngoại thƣơng đƣợc thành lập ngày 30/4/1963 bởi Nghị định 59/CP có chức năng chính là giải quyết các tranh chấp liên quan đến thƣơng mại hàng hóa mà một bên mang quốc tịch Việt Nam.
Hội đồng Trọng tài Hàng hải đƣợc thành lập ngày 05/10/1963 bởi Nghị định 153/CP, theo đó cơ quan này có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hàng hải, là một trong số các bên là cá nhân, pháp nhân, nƣớc ngoài hoặc các bên tranh chấp đều là cá nhân hoặc pháp nhân nƣớc ngoài.
24
Mặc dù hoạt động với tƣ cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp, song hai tổ chức trọng tài này chỉ là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch tập trung cho nên cũng chỉ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó mà thơi.