Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 53 - 55)

2.1. Thực trạng quy định của Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thƣơng mạ

2.1.4. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) bao gồm các Trọng tài viên là những ngƣời có kiến thức kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật, ngoại thƣơng, đầu tƣ, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm…do Ban thƣờng trực Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam chọn. Trọng tài viên có nhiệm kỳ bốn năm và sau mỗi nhiêm kỳ Trọng tài viên có thể đƣợc chọn lại. Hiện nay Trung tâm có 149 Trọng tài viên, chiếm gần 50% tổng số Trọng tài viên trong cả nƣớc[37].

Về cơ cấu tổ chức VIAC bao gồm một Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch do các Trọng tài viên bầu ra, một thƣ ký thƣờng trực. Giống nhƣ các Trọng tài viên, Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch có nhiệm kì bốn năm. Thƣ kí thƣờng trực do chủ tịch chỉ định. Ngồi ra, VIAC cịn có thể mời các chuyên gia nƣớc ngoài làm tƣ vấn

VIAC hoạt động dƣới hình thức trọng tài quy chế (trọng tài thƣờng trực) tiến hành xét xử theo quy tắc tố tụng của chính VIAC. Nguyên tắc chọn và chỉ định Trọng tài viên cũng giống nhƣ các trung tâm trọng tài quốc tế khác.

48

Với lợi thế đó, trong những năm qua, số vụ tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết bằng Trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC liên tục tăng, từ 18 vụ/năm (giai đoạn 1993 – 2003) lên 42 vụ/ năm (giai đoạn 2004 – 2010). Đội ngũ Trọng tài viên cũng khơng ngừng đƣợc mở rộng, trong đó có nhiều Trọng tài viên nƣớc ngồi. Tính đến tháng 3/2015 tổng số Trọng tài viên của Trung tâm là 149 ngƣời, tăng gần 30% so với năm 2009. Tuy nhiên, bức tranh về Trọng tài thƣơng mại tại Việt Nam vẫn chƣa thật sự khởi sắc khi phƣơng thức này chỉ giải quyết khoảng 11% tổng số tranh chấp thƣơng mại. Số vụ tranh chấp mà VIAC thụ lý trung bình một năm là 70 vụ, vẫn rất khiêm tốn nếu so với 188 vụ mà Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) giải quyết hay nhƣ Uỷ ban trọng tài Bắc Kinh là 1.500 vụ.[37]

Nguyên nhân là do những quy định của pháp lt hiện hành cịn nhiều thiếu sót, chồng chéo, chƣa rõ ràng cụ thể. Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 mặc dù đáp ứng phần nào yêu cầu thực tế song sau một thời gian đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất hợp lý. Chƣa kể, thói quen, tập quán của thƣơng nhân Việt Nam tin tƣởng Tòa án hơn trọng tài. Hơn nữa, trình độ Trọng tài viên ở Việt Nam đều là những ngƣời kiêm nhiệm trong lĩnh vực thƣơng mại. Cho nên, một số Trọng tài viên còn chƣa chuyên nghiệp. Trong khi đó, các tranh chấp thƣơng mại ngày càng phức tạp, nhất là tranh chấp có yếu tố nƣớc ngồi, địi hỏi các Trọng tài viên phải thực sự là những ngƣời uyên thâm về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ.

Tuy nhiên, xét về tiến trình phát triển chung thì hoạt động trọng tài tại Việt Nam đang ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực nhƣ: Dân sự, thƣơng mại, lao động, đầu tƣ… có yếu tố nƣớc ngồi. Đặc biệt, trọng tài đã trở thành một trong những phƣơng thức đƣợc doanh nghiệp lƣu ý khi nảy sinh các tranh chấp từ các hợp đồng thƣơng mại quốc tế, nhất là hợp đồng mua bán ngoại thƣơng.

49

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)