Hạn chế, bất cập trong việc thi hành phán quyết Trọng tài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 62)

2.2. Một số hạn chế, bất cập nhìn từ thực trạng quy định của pháp luật Việt

2.2.6 Hạn chế, bất cập trong việc thi hành phán quyết Trọng tài

Theo pháp luật Việt Nam, nếu nhƣ phán quyết của Trọng tài trong nƣớc đƣợc thi hành ngay mà không phải thông qua thủ tục công nhận tại tịa án, thì phán quyết của Trọng tài nƣớc ngồi nếu muốn thi hành tại Việt Nam buộc phải thông qua thủ tục công nhận mới đƣợc cơ quan thi hành án cƣỡng chế thi hành, quy định này đã đặt phán quyết của Trọng tài nƣớc ngoài và phán quết của Trọng tài trong nƣớc ở tình trạng bất bình đẳng. Mặc dù Việt Nam đã gia nhập Công ƣớc Newyork, nhƣng trên thực tế, các tòa án Việt Nam vẫn chƣa xét xét và tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất việc thi hành phán quyết của Trọng tài nƣớc ngoài. Trên thực tế có những trƣờng hợp bị đơn phải trả tiền bồi thƣờng thiệt hại cho ngun đơn nƣớc ngồi nhƣng Tịa án Việt Nam dựa vào quy định này của Luật để từ chối công nhận phán quyết của Trọng tài nƣớc ngoài nhằm bảo vệ lợi ích của bị đơn nƣớc mình. Điều này khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ nƣớc ngồi khơng thiện chí hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, bởi họ lo sợ nếu xảy ra tranh chấp, thì

57

dù phán quyết của Trọng tài nƣớc ngồi đƣợc tun, nhƣng khó có thể đƣợc thi hành ở Việt Nam.

2.2.7 Hạn chế về tập quán, thói quen thương mại

Ở đây, điều đầu tiên phải nói tới chính là do thói quen của các thƣơng nhân Việt Nam. Họ tin tƣởng vào Tòa án hơn là trọng tài. Họ cho rằng chỉ có Tịa án mới có thể giúp họ địi đƣợc sự cơng bằng, chỉ có bản án của Tịa án mới đƣợc đảm bảo thi hành một cách đầy đủ hơn bản án của Trọng tài. Thêm vào đó, thƣơng nhân Việt Nam chƣa có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề chọn cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế bằng trọng tài. Những điều đó dẫn tới thƣơng nhân Việt Nam rất e dè mỗi khi lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài. Do đó, số lƣợng tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết bằng trọng tài còn thấp, chiếm chƣa đến 1% số lƣợng các tranh chấp thƣơng mại[1]

Trong các Trung tâm trọng tài thƣơng mại, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) đƣợc đánh giá là Trung tâm trọng tài lớn cũng chỉ giải quyết vài chục vụ/năm. So với hàng chục nghìn vụ/năm của các Trung tâm trọng tài lớn trong khu vực và trên thế giới nhƣ Trung tâm trọng tài Singapore (SIAC) hoặc Trung tâm trọng tài Hồng Kông (HIAC) thì số vụ việc mà Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) giải quyết còn rất khiếm tốn so với tiềm năng của Trung tâm và nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng phƣơng thức trọng tài. Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp tại Tịa án ln ở mức q tải. Trong năm 2012 (tính từ 01/10/2011 đến 30/9/2012), Tòa án các cấp xét xử 332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%)[1]. Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao (tháng 3/2013), trong tổng số gần 400 vụ án cần đƣợc xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nhƣng Hội đồng này chỉ họp toàn thể để xét xử đƣợc hơn 200 vụ.

58

2.2.8 Hạn chế về trình độ của Trọng tài viên

Hiện nay, đội ngũ Trọng tài viên tuy có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật nhƣng ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp, đặc biệt là những vụ việc tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, vụ việc tranh chấp quốc tế nên chƣa thành thạo ngoại ngữ, kỹ năng hành nghề, tính chun nghiệp cịn chƣa cao. Một số Trọng tài viên cịn chƣa nắm vững về trình tự, tố tụng trọng tài, chƣa chủ động, tích cực trong việc tự học tập, cập nhật kiến thức pháp luật để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề cũng nhƣ việc trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp[1].

Cùng với đó, các tranh chấp ngày càng sâu và phức tạp, nhất là những tranh chấp có yếu tố nƣớc ngồi. Hiện nay cũng tồn tại thực trạng có một số ít Trọng tài viên chƣa nắm chắc kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm luật các nƣớc và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là thành viên. Nếu các Trọng tài viên không nắm chắc các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, song phƣơng hoặc những điều ƣớc đƣợc ký kết khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng xét xử.

2.2.9 Về chi phí để giải quyết bằng Trọng tài

Giải quyết bằng phƣơng thức trọng tài địi hỏi chi phí tƣơng đối cao, đặc biệt là hình thức trọng tài thƣờng trực. Điển hình nhƣ mức phí của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam thấp nhất cũng là 15 triệu đồng[37]. Trong khi mức án phí giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án thấp nhất là 200 ngàn đồng.

2.2.10 Bất cập về cơ chế Giám sát việc hủy phán quyết trọng tài

Hiện nay Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 chƣa có cơ chế giám sát quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Bởi lẽ, theo Điều 71 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010, quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo bất kỳ thủ tục nào, do vậy, nếu Tòa án

59

có sai xót thì khơng có cơ hội để sửa sai xót này. Điều này cũng làm tăng sự lo ngại của doanh nghiệp về nguy cơ hủy phán quyết trọng tài.

2.2.11 Cơ sở vật chất của các trung tâm Trọng tài còn nghèo nàn

Số lƣợng trung tâm trọng tài ở nƣớc ta đƣợc thành lập tƣơng đối nhiều so với số lƣợng trung tâm trọng tài của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, cơ sở vật chất của các trung tâm trọng tài chƣa đáp ứng đầy đủ để phục vụ cho hoạt động của các Trọng tài viên, trình độ của các Trọng tài viên chƣa đồng đều, gây tâm lý thiếu tin cậy của khách hàng, hạn chế sự tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ trọng tài. Mặt khác, các trung tâm trọng tài thƣơng mại hiện nay chƣa quảng bá đƣợc hình ảnh, vai trị của hoạt động trọng tài nói chung và những thế mạnh của trung tâm mình nói riêng, chƣa có cơ chế khuyến khích, thu hút đƣợc các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và nƣớc ngoài tham gia hoạt động trọng tài của các trung tâm trọng tài.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/6/2015, cả nƣớc có 11 Trung tâm trọng tài, trong đó, tại Hà Nội có 03 Trung tâm, tại thành phố Hồ Chí Minh có 07 Trung tâm và 02 Chi nhánh của Trung tâm, tại thành phố Cần Thơ có 01 Trung tâm, tại thành phố Đà Nẵng có 01 Chi nhánh của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam. Hiện nay, chƣa có Trung tâm trọng tài nào lập Chi nhánh, Văn phịng đại diện ở nƣớc ngồi[1].

60

Chƣơng 3.

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh và bổ sung những qui định mới, hoàn chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quyền tự định đoạt của các doanh nhân trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngồi. Với những sự ƣu việt so với Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại 2003, Luật trọng tài Thƣơng mại 2010 đã cho thấy đƣợc những điểm mới:

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại, tranh chấp trong đó có ít nhất 1 bên có hoạt động thƣơng mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng trọng tài.

Thứ hai, bỏ quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi không chỉ rõ

tên tổ chức trọng tài giải quyết. Nếu thỏa thuận hai bên không rõ ràng thì nguyên đơn đƣợc quyền chọn lựa tổ chức trọng tài để khởi kiện.

Thứ ba, lần đầu tiên, luật quy định tranh chấp liên quan đến ngƣời tiêu

dùng thì ƣu tiên cho ngƣời tiêu dùng đƣợc quyền chọn lựa phƣơng thức giải quyết tranh chấp là trọng tài hoặc Tịa án mà khơng cần sự chấp thuận của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, về tiêu chuẩn Trọng tài viên, không yêu cầu Trọng tài viên phải

có quốc tịch Việt Nam, có nghĩa là ngƣời nƣớc ngồi cũng có thể đƣợc chọn hoặc chỉ định làm Trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp tín nhiệm họ. Đồng thời, các tổ chức trọng tài nƣớc ngoài cũng đƣợc mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam theo qui định pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

61

Thứ năm, nâng cao vị thế của Hội đồng Trọng tài, thể hiện quyền đƣợc thu

thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ sáu, luật đã hạn chế đƣợc nguy cơ Tòa án hủy phán quyết trọng tài

nếu bên yêu cầu không chứng minh đƣợc Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ. Khi xem xét hủy Phán quyết trọng tài, Tòa án chỉ xét xử một lần.

Thứ bảy, khẳng định Tịa án có vai trị hỗ trợ hoạt động trọng tài giúp cho Hội đồng trọng tài thực hiện tốt nhiệm vụ mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn thì hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhƣ đã trình bày ở trên, vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngồi bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.1 Chủ động rà soát, đảm bảo sự thống nhất trong các quy định của Hệ thống pháp luật thống pháp luật

Các cơ quan nhà nƣớc trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình cần chủ động, tích cực rà soát, kịp thời phát hiện, hủy bỏ các văn bản lỗi thời, khơng cịn phù hợp với tình hình hiện tại hoặc mâu thuẫn với các văn bản pháp luật ban hành sau, đồng thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thƣơng mại nói chung, giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài nói riêng. Bên cạnh đó, pháp luật cần phải thống nhất và giảm thiểu những mẫu thuẫn, chồng chéo trong quy định của nhiều văn bản khác nhau về cùng một vấn đề, trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động trọng tài.

3.2 Cần mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Trọng tài thương mại

Các văn bản pháp luật hƣớng dẫn Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 nên giải thích theo hƣớng mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài, tơn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên tranh chấp. Cụ thể, nên quy định thẩm quyền

62

của trọng tài theo phƣơng pháp loại trừ, mở rộng thẩm quyền của trọng tài ra cả những tranh chấp dân sự, trừ một số tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân, quan hệ hơn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của luật dân sự. Tại sao lại nên mở rộng thẩm quyền của Trọng tài thƣơng mại ? Quy định nhƣ vậy sẽ phù hợp với pháp luật chung của thế giới. ví dụ, theo Luật Trọng tài Singapore thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự, trừ tranh chấp về hình sự và tranh chấp về hơn nhân và gia đình. Đặc biệt quy định theo hƣớng trên sẽ giúp các Trung tâm trọng tài có thêm nguồn thu nhập, qua đó góp phần tăng doanh thu, từ đó có điều kiện, cơ sở để tái đầu tƣ cho chính Trung tâm trọng tài, có điều kiện để để đảm bảo cho hoạt động của Trọng tài tốt hơn, quyền lợi của Trọng tài viên cũng đảm bảo hơn. Thêm vào đó việc trên cũng góp phần giảm áp lực cho hệ thống tòa án vốn đang trong tình trạng q tải.

3.3 Hồn thiện quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Pháp luật về trọng tài hiện hành nên có quy định về việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc thi hành các quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng nhƣ việc thay đổi, áp dụng biện pháp bổ sung, hủy bỏ các biện pháp này nên thực hiện tƣơng tự nhƣ áp dụng các biện pháp của tồn án.

Bên cạnh đó, Điều 50 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 cũng nhƣ Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 cần có hƣớng dẫn chi tiết hơn việc xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó phải dựa trên tinh thần: Tòa án hay Hội động Trọng tài nhận định sự cần thiết dựa trên hồ sơ, chí ít phải có những căn cứ cơ bản sau:

Thứ nhất, bên yêu cầu phải có căn cứ pháp lý tối thiểu cho yêu cầu chính, ví dụ nếu tranh chấp về mua bán thì phải có khế ƣớc và các chứng từ liên quan;

Thứ hai, bằng chứng, tài sản tranh chấp có nguy cơ bị tiêu hủy do đặc

tính tự nhiên của nó; giữa yêu cầu áp dụng lệnh KCTT và yêu cầu chính phải có những mối liên quan xác đáng.

63

Để nhận định về sự cần thiết này, sau khi nhận đơn, bằng chứng và biện pháp bảo đảm, Hội đồng Trọng tài phải họp hoặc trao đổi và thống nhất quyết định giữa các trọng tài viên; hình thức phiên họp hay trao đổi này chƣa đƣợc quy định chi tiết tại Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010.

3.4 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thỏa thuận Trọng tài 3.4.1 Về định nghĩa về thỏa thuận Trọng tài: 3.4.1 Về định nghĩa về thỏa thuận Trọng tài:

Pháp luật nên quy định rõ ràng các tranh chấp phát sinh từ quan hệ thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp của Trọng tài thƣơng mại, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng vẫn có thể đƣợc giải quyết bằng Trọng tài. Điều này hoàn toàn phù hợp với pháp luật trọng tài quốc tế. Luật trọng tài của hầu hết các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Anh, Đức, Hàn Quốc, Nga, Nhật... đều quy định tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hay khơng hợp đồng đều có thể đƣợc giải quyết bằng trọng tài.

3.4.2 Về hình thức của thỏa thuận trọng tài:

Luật Trọng tài nên quy định theo hƣớng mở rộng hình thức đối với thỏa thuận trọng tài, tránh trƣờng hợp các bên rõ ràng là có thỏa thuận trọng tài nhƣng thỏa thuận đó lại không đƣợc công nhận về mặt hình thức, làm mất quyền yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp của các bên tranh chấp. Tuy nhiên xét ở góc độ nào đó thì hình thức của thỏa thuận trọng tài cũng không nên quy định q rộng và khơng có những giới hạn cần thiết, nếu không sự kiện này dễ dàng có thể bị một bên lợi dụng.

Bên cạnh đó, Pháp luật về Trọng tài nên bổ sung các quy định về trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện đƣợc hoặc không thể thực hiện đƣợc và thẩm quyền của tòa án đƣợc xét xử. Luật mẫu của UNCITRAL và pháp luật trọng tài các nƣớc đều quy định rất rõ ràng về vấn đề này. Ví dụ Khoản 1, Điều 8 Luật mẫu Trọng tài của UNCITRAL quy định: Tịa án, nơi có khiếu kiện về

vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh

64

chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài, trừ khi thấy rằng thỏa thuận trọng tài vơ hiệu, khơng có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được.

Việc pháp luật trọng tài ghi nhận đối với trƣờng hợp này một mặt tạo điều kiện cho hoạt động trọng tài phát triển vì tịa án sẽ khơng có cơ sở can thiệp vào vụ việc nếu nhƣ các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mặt khác còn tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)