Tố tụng Trọng tài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 39 - 50)

2.1. Thực trạng quy định của Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thƣơng mạ

2.1.2. Tố tụng Trọng tài

2.1.2.1. Đơn kiện (thông báo trọng tài), thời hiệu khởi kiện và thụ lý đơn kiện

Để giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi đến đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. Nhƣ chúng ta đã biết thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài đƣợc xác định bởi sự lựa chọn của các bên có tranh chấp. Chỉ có trung tâm trọng tài nào đƣợc các bên lựa chọn mới có thẩm quyền giải quyết. Nếu nguyên đơn gửi đơn kiện đến không đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn thì đơn kiện đó chắc chắn sẽ không đƣợc thụ lý.

34

Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 quy định tại Điều 30: “Trường hợp

giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn

khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn..”

Quy định này đã xác định rõ thời điểm bắt đầu quá trình trọng tài đối với mỗi loại trọng tài. Đối với Trọng tài vụ việc là khi bị đơn nhận đƣợc đơn kiện của nguyên đơn. Đối với Trọng tài thƣờng trực là từ khi trung tâm trọng tài nhận đƣợc đơn kiện của nguyên đơn.

Tùy thuộc vào hình thức trọng tài do các bên lựa chọn mà thủ tục gửi đơn kiện là khác nhau. Nhƣng dù dƣới hình thức nào đi chăng nữa thì đơn kiện đều phải có các nội dung chủ yếu sau đây: ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có; các yêu

cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; tên, địa chỉ người được

nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Để giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn; nội dung đơn kiện cũng phải đảm bảo các yêu cầu nhƣ trên.

Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu chứng cứ. Bản sao phải có chứng từ hợp lệ. Đồng thời nguyên đơn phải nộp phí trọng tài nếu các bên khơng có thỏa thuận khác.

Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia tranh chấp và sự độc lập, vô tƣ, khách quan của các Trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp thì tại Điều 32 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 quy định: “Nếu

các bên khơng có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khơng có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được

35

đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.”

Trƣớc khi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại. Trong q trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ. Hội đồng Trọng tài có quyền khơng chấp nhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng việc đó có thể bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hỗn việc ra phán quyết Trọng tài hoặc vƣợt quá phạm vi của thỏa thuận Trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp.

Thời hiệu khởi kiện cũng là một vấn đề rất quan trọng trong tố tụng Trọng tài vì trong trƣờng hợp đã hết thời hiệu khởi kiện thì Trọng tài sẽ khơng giải quyết vụ việc nữa cho dù đơn kiện, thỏa thuận Trọng tài, chứng cứ… mà nguyên đơn gửi đến đầy đủ và hợp pháp. Theo Điều 33 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010, đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật. Cịn đối với vụ tranh chấp mà pháp luật khơng quy định thì thời hiệu khởi kiện u cầu giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trƣờng hợp bất khả kháng. Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện đƣợc tính vào từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi khơng cịn sự kiện bất khả kháng.

Khi nhận đƣợc đơn kiện, trung tâm trọng tài phải xem xét xem vụ kiện đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không, đặc biệt là thỏa thuận Trọng tài của các bên có chọn đích danh Trung tâm trọng tài mà nguyên đơn gửi đơn đến hay không. Nếu thỏa thuận Trọng tài và tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại, nguyên đơn và bị đơn đều là tổ chức, cá nhân kinh doanh, trung tâm trọng tài sẽ thụ lý đơn kiện và có trách nhiệm giải quyết.

Nhƣ vậy, ta có thể kết luận rằng quá trình tố tụng trọng tài tại trung tâm trọng tài bắt đầu từ khi trung tâm trọng tài nhận đƣợc đơn kiện. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc đơn kiện, trung tâm trọng tài

36

phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn, những tài liệu kèm theo mà nguyên đơn cung cấp và danh sách Trọng tài viên của trung tâm.

2.1.2.2. Bản tự bảo vệ của bị đơn

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn kiện và các tài liệu kèm theo, của nguyên đơn do trung tâm trọng tài gửi đến, nếu khơng có thỏa thuận gì khác, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Bản tự bảo vệ phải có các nội dung chủ yếu sau đây: ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ; tên và địa chỉ của bị đơn; cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có, phản bác một phần hay toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn về thẩm quyền của Trọng tài và thỏa thuận Trọng tài (chẳng hạn vụ tranh chấp không đƣợc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài; khơng có thỏa thuận Trọng tài hoặc thỏa thuận Trọng tài vô hiệu;) tên và địa chỉ của ngƣời đƣợc bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Theo yêu cầu của bị đơn, thời hạn bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ và kèm theo chứng cứ có thể dài hơn ba mƣơi ngày nhƣng phải trƣớc ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp.

Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Đơn kiện lại phải đƣợc gửi cho hội đồng trọng tài, đồng thời gửi cho nguyên đơn trƣớc ngày mở phiên họp của hội đồng trọng tài giải quyết đơn kiện của nguyên đơn.

Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn ba mƣơi ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn kiện lại. Bản trả lời phải đƣợc gửi cho bị đơn và hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết đơn kiện lại cùng một lúc với việc giải quyết đơn kiện.

2.1.2.3. Vấn đề chọn địa điểm, thời gian, ngôn ngữ và luật áp dụng cho quá

trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài

Về địa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp:

Địa điểm trọng tài đƣợc hiểu là nơi tiến hành các phiên họp xét xử trọng tài. Việc chọn địa điểm trọng tài trƣớc tiên phụ thuộc vào quyền của các

37

bên tham gia tranh chấp. Nhƣng nếu các bên không lựa chọn đƣợc thì hội đồng trọng tài sẽ tiến hành lựa chọn địa điểm trọng tài.

Cụ thể, Luật trọng tài thƣơng mại quy định: Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp tại Việt Nam hoặc nước ngồi; nếu khơng thỏa thuận được thì Hội đồng trọng tài quyết định nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên trong việc giải quyết.

Tại Điều 18, Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) quy định: việc xét xử được tiến hành tại Việt Nam theo yêu cầu của các bên hoặc trong trường hợp cần thiết, chủ tịch ủy ban trọng tài có thể quyết định việc xét xử tiến hành ở một địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Về thời gian tiến hành hoạt động Trọng tài:

Xuất phát từ nguyên tắc thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà pháp luật các nƣớc thƣờng trao cho các đƣơng sự quyền xác định thời gian tiến hành phiên họp trọng tài sao cho thuận lợi nhất cho mình. Nhƣng khi các bên không thỏa thuận đƣợc thì quyền đó sẽ thuộc hội đồng trọng tài. Luật Trọng tài Thƣơng mại quy định: Thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng trọng tài quy định nếu các bên khơng có thỏa thuận khác.

Điều cần lƣu ý ở đây là các bên chỉ có quyền thỏa thuận về thời gian diễn ra phiên họp trọng tài cịn q trình giải quyết tranh chấp thì các bên phải tuân theo quy định của Hội đồng trọng tài.

Về ngôn ngữ được sử dụng để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

Vấn đề này pháp luật các nƣớc thƣờng dành cho các bên đƣơng sự quyền đƣợc lựa chọn, thỏa thuận ngơn ngữ phù hợp với mình. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thƣơng mại quốc tế thƣờng chỉ có một ngơn ngữ đƣợc sử dụng và đó là ngơn ngữ giao dịch giữa các bên trong việc đàm phán ký kết hợp đồng. Có một số quốc gia không trao quyền này cho các bên đƣơng sự mà quy định ngôn ngữ trọng tài là ngơn ngữ của quốc gia đó.

38

Đảm bảo nguyên tắc thoả thuận, Điều 10 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 quy định nhƣ sau: Các bên có quyền thỏa thuận về sử dụng ngôn ngữ

trong tố tụng trọng tài, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì ngơn ngữ dùng

trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt.

Về việc chọn luật áp dụng:

Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 quy định: Các bên tham gia tranh chấp có quyền chọn luật áp dụng, nếu trong trường hợp các bên không lựa chọn được thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc chọn luật áp dụng. Đối

với tranh chấp có yếu tố nước ngồi, các bên có quyền lựa chọn pháp luật

theo quy định và các tập quán thương mại để giải quyết vụ tranh chấp.

Luật áp dụng đƣợc các bên lựa chọn là cơ sở điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi thỏa thuận luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, thƣờng các bên chỉ quan tâm đến hiệu lực của nó đối với quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng mà ít khi tính đến ảnh hƣởng của nó đối với quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng. Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng không chỉ là cơ sở pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể của hợp đồng đối với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó cịn là cơ sở pháp lý để cơ quan xét xử áp dụng để xác định trách nhiệm của các bên nếu sau này hợp đồng bị vi phạm.

2.1.2.4. Thành lập hội đồng trọng tài

Tòa án và Trọng tài đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, đóng vai trị là một bên trung lập với các bên trong quan hệ tranh chấp. Hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án và Trọng tài có điểm giống nhau và có thể phân biệt với các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh khác đó là chúng căn cứ vào pháp luật và hợp đồng của các bên trong quan hệ tranh chấp, xem xét sự thật vụ án và độc lập ra phán quyết, phán quyết này đƣợc đảm bảo thi hành. Vì chúng có thẩm quyền xem xét và ra phán quyết cho nên thủ tục tố tụng của Tòa án và trọng tài rất chặt chẽ và đƣợc pháp luật

39

quy định. Thủ tục tố tụng Tòa án và tố tụng trọng tài đều dựa trên những nguyên tắc chung nhƣ: Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đƣơng sự, đảm bảo sự độc lập của ngƣời tài phán... và việc thành lập hội đồng trọng tài là một trong những quy định để giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Hội đồng trọng tài chỉ đƣợc thành lập khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Các bên có tranh chấp sẽ tham gia vào việc thành lập hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp cho họ.

Thông thƣờng, việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại theo thủ tục trọng tài do một Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài viên giải quyết.

Nhƣ vậy có hai hình thức thành lập hội đồng trọng tài là hình thức trọng tài vụ việc và hình thức trọng tài thƣờng trực. Với mỗi hình thức trọng tài, trình tự, thủ tục chọn hoặc chỉ định Trọng tài viên tuân theo những quy định khác nhau. Nhƣng nhìn chung, thủ tục thành lập hội đồng trọng tài đều qua các bƣớc sau: Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài viên giải quyết thì mỗi bên chọn ra một Trọng tài viên, sau đó các Trọng tài viên đƣợc chọn phải chọn ra một Trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Đối với vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, thì Trọng tài viên đó do các bên thỏa thuận chọn ra. Trong trƣờng hợp các bên không chọn đƣợc Trọng tài viên, các Trọng tài viên không chọn đƣợc Trọng tài viên thứ ba thì sẽ có hỗ trợ từ phía trung tâm trọng tài hoặc phía Tịa án.

Cụ thể việc thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài đƣợc quy định tại Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010. Theo đó trong trƣờng hợp các bên khơng có thỏa thuận khác thì sau khi nhận đƣợc đơn kiện, trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo, cùng với danh sách Trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì sau khi nhận đƣợc đơn kiện và các tài liệu kèm theo do trung tâm trọng tài gửi tới, bị đơn phải chọn Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của trung tâm trọng

40

tài và báo cho trung tâm trọng tài biết hoặc yêu cầu Chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình. Trong trƣờng hợp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên, nếu các bị đơn không thống nhất đƣợc thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định.

Sau khi chọn đƣợc hoặc đƣợc chỉ định, hai Trọng tài viên phải chọn ra một Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của trung tâm trọng tài làm Chủ tịch hội đồng trọng tài.

Trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên suy nhất giải quyết nhƣng không chọn đƣợc Trọng tài viên thì theo yêu cầu của một bên, việc chỉ định sẽ do chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định.

Trong trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài quy định tranh chấp đƣợc giải quyết tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập thì tố tụng trọng tài đƣợc bắt đầu từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn trong đó có nêu tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn. Bị đơn phải xem xét đơn kiện và quyết định chọn Trọng tài viên cho mình, sau đó thơng báo cho nguyên đơn biết. Nếu bị đơn không chọn đƣợc Trọng tài viên cho mình thì ngun đơn có quyền đề nghị Tịa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cƣ trú chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Đối với trƣờng hợp vụ án có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên duy nhất. Tuy nhiên, nếu các bị đơn không thống nhất chọn đƣợc Trọng tài viên duy nhất thì ngun đơn có đề nghị Tịa án cấp tỉnh nơi có trụ sở hoặc cƣ trú của một trong các bị đơn chỉ định Trọng tài viên cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)