Căn cứ xác định thẩm quyền của Trọng tài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

2.1. Thực trạng quy định của Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thƣơng mạ

2.1.1. căn cứ xác định thẩm quyền của Trọng tài

Theo quy định của Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài khi có các điều kiện sau:

Thứ nhất, tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thƣơng mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thƣơng mại; hoặc các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng Trọng tài. Nhƣ vậy, chỉ các tranh chấp xảy ra trong các trƣờng hợp nêu trên mới thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thƣơng mại.

Thứ hai, “Tranh chấp đƣợc giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể đƣợc lập trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”[ Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010]. Do đó có thể thấy, điều kiện để một vụ tranh chấp đƣợc giải quyết bằng hình thức trọng tài thƣơng mại chính là sự thỏa thuận của các bên, trọng tài thƣơng mại chỉ có thể giải quyết các tranh chấp thƣơng mại nếu các bên có tranh chấp thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này không thuộc vào các trƣờng hợp vô hiệu theo quy định tại điều 18 Luật Trọng tài thƣơng mại 2010: Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; Người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có năng lực hành vi dân sự

33

theo quy định của Bộ luật Dân sự; Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định; Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vơ hiệu; Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Nhƣ vậy, trọng tài thƣơng mại có thẩm quyền giải quyết bất cứ các tranh chấp nào đƣợc pháp luật quy định là tranh chấp thƣơng mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thƣơng mại giữa các bên (trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thƣơng mại), trừ trƣờng hợp pháp luật quy định khác và các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010:

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tịa án thì Tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện được. Do đó,

khi các bên đã thỏa thuận đƣa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của Tịa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài. Nhƣ vậy, Toà án sẽ từ chối thụ lý trong trƣờng hợp có thoả thuận trọng tài giữa các bên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)