Hạn chế, bất cập trong việc hủy phán quyết của trọng tài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 59 - 62)

2.2. Một số hạn chế, bất cập nhìn từ thực trạng quy định của pháp luật Việt

2.2.5 Hạn chế, bất cập trong việc hủy phán quyết của trọng tài

Tố tụng trọng tài khơng có nhiều giai đoạn xét xử, khơng có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy khơng ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phƣơng diện. Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong q trình giải quyết tranh

54

chấp tại trọng tài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 quy định, bên không đồng ý với quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi Tịa án u cầu hủy quyết định trọng tài. Hủy quyết định của trọng tài nghĩa là, Tòa án với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét lại quyết định trọng tài. Tuy nhiên thủ tục hủy quyết định trọng tài không phải là thủ tục xét xử lại vụ kiện, không giống nhƣ thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự, dân sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 thì: Tịa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Theo đó, khi nhận đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài của một bên, Tịa án khơng xét xử lại mà chỉ đối chiếu vào các căn cứ hủy phán quyết của trọng tài. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010, các căn cứ hủy phán quyết trọng tài gồm:

Thứ nhất, khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; Thứ hai, thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không

phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

Thứ ba, vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;

trƣờng hợp phán quyết trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

Thứ tư, chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hƣởng đến tính khách quan, cơng bằng của phán quyết trọng tài;

Thứ năm, phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật Việt Nam.

Nếu bên yêu cầu chứng minh đƣợc rằng quyết định mà trọng tài đã tuyên thuộc một trong năm trƣờng hợp nêu trên thì Tịa án sẽ ra quyết định hủy phán quyết của trọng tài. Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài do phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam,

55

thì Tịa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Ngồi ra pháp luật cũng quy định có sự tham gia của Viện kiểm sát trong hoạt động hủy quyết định của trọng tài, với chức năng giám sát hoạt động của Tòa án. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành [Khoản 10 Điều 71]. Đây là điểm mới so với Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại 2003.

Tuy nhiên nhìn vào các quy định trên thì chúng ta đều dễ dàng nhận thấy các căn cứ hủy phán quyết trọng tài vẫn còn tƣơng đối nhiều, và nhiều căn cứ còn rất mơ hồ, nặng về định tính. Đặc biệt khi mà tòa án hủy phán quyết của Trọng tài thì quyết định hủy của Tòa án là quyết định cuối cùng, khơng có thủ tục kháng cáo, kháng nghị để xem xét quyết định hủy đó đã thỏa đáng hay chƣa? Đây cũng là vấn đề làm cho các doanh nghiệp, các thƣơng gia hết sức e ngại.

Theo số liệu thống kê của Tịa án, tính đến tháng 6/2014, số lƣợng phán quyết trọng tài bị hủy trong cả nƣớc là 07/33 đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, chiếm tỉ lệ khoảng 22% số đơn yêu cầu[38]. Thực tiễn cho thấy, các quyết định của Tòa án hủy phán quyết trọng tài thƣờng tập trung vào hai căn cứ sau:

Khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; Thỏa thuận trọng tài thường được các bên ghi nhận trong hợp đồng, Tòa án thường đưa ra

nhận định người ký kết hợp đồng không đủ năng lực hoặc người đại diện theo

pháp luật của doanh nghiệp đã ký thỏa thuận trọng tài vượt quá thẩm quyền để tuyên Hợp đồng vô hiệu dẫn đến thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu; phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Luật mẫu

UNCITRAL và pháp luật trọng tài nhiều nƣớc trên thế giới quy định pháp quyết trọng tài chỉ bị hủy khi trái với “trật tự cơng cộng”. Có thể thấy, cơ sở pháp lý để hủy phán quyết trọng tài trong những trƣờng hợp nêu trên theo quy định của Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 còn rất rộng, chƣa rõ, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Đây cũng là lý do mà các doanh nhân, thƣơng nhân hết sức e

56

ngại bởi căn cứ để hủy phán quyết trọng tài theo Điều 68 Luật Trọng tài thƣơng mại còn chung chung, chƣa cụ thể, cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Điển hình nhƣ căn cứ hủy phán quyết trọng tài khi “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên

tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, điều này dẫn đến tình trạng áp dụng khơng

thống nhất và nguy cơ hủy phán quyết trọng tài là khá cao.

Một điểm nữa là để áp dụng nguyên tắc này, theo quy định của Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010, Tòa án sẽ có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Nhƣ vậy khi Tòa án là cơ quan xác minh thu thập chứng cứ dễ có nguy cơ Tịa án xem xét lại nội dung vụ tranh chấp, trong khi đó theo quy định của khoản 4 Điều 71 của Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010, Tòa án chỉ xem xét về trình tự, thủ tục mà khơng xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)