Giai đoạn từ 1993 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

1.5. Lƣợc sử hình thành và phát triển của Trọng tài

1.5.2. Giai đoạn từ 1993 đến nay

Trƣớc đòi hỏi của thực tế, và sự lạc hậu của pháp luật trọng tài trong nƣớc, ngày 28/04/1993, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 204/1993/TTg về việc thành lập Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam trên cơ sở hợp nhất hai hội đồng trọng tài Ngoại thƣơng và hội đồng trọng tài Hàng hải.

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam đƣợc ghi nhận là tổ chức phi chính phủ đƣợc thành lập bên cạnh Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế nhƣ các hợp đồng mua bán ngoại thƣơng, các hợp đồng đầu tƣ, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao cơng nghệ, tín dụng và thanh tốn quốc tế.

Ngày 16/02/1996, theo tinh thần của Nghị quyết số 114/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, thẩm quyền của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam đƣợc mở rộng, ngoài thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế, Trung tâm có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội địa khi các đƣơng sự có yêu cầu.

Sự ra đời của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam, phần nào thể hiện đƣợc quan điểm mở cửa, chủ trƣơng khuyến khích việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài của Đảng và nhà nƣớc ta, song chỉ mình trung tâm đó chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng nhiều trong nền kinh tế nƣớc ta. Chính vì lẽ đó, ngày 05/9/1994, chính phủ ban hành nghị định 116/CP quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài với tƣ cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nhƣ Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội, Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn,…

25

Tại Điều 1 Nghị định số 116/CP ngày 5 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế quy định, các trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty; giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập và giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Pháp luật quy định các trung tâm có thẩm quyền nhƣ vậy, song mỗi trung tâm có thể xác định lĩnh vực hoạt động cho mình tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của các Trọng tài viên.

Sau gần 10 năm hoạt động (từ 1993 đến năm 2002) Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) và các trung tâm trọng tài khác phần nào đã thể hiện đƣợc vai trò nhất định trong việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại nói chung và tranh chấp hợp đồng thƣơng mại quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động các trung tâm này đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có lý do xuất phát từ các quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam nhƣ: Thiếu các quy định cụ thể; điều chỉnh khơng tồn diện; một số nội dung cịn lạc hậu khơng có tính thực tiễn, khơng phù hợp với trọng tài khu vực cũng nhƣ trên thế giới…

Nhằm loại bỏ các rào cản của pháp luật đối với sự phát triển của Trọng tài cũng nhƣ để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phƣơng thức này ngày càng gia tăng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng luật chơi chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ngày 25/02/2003, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại, mở ra một giai đoạn phát triển mới của trọng tài Việt Nam. Đây là văn bản điều chỉnh khá tồn diện và có tính thực tiễn trong lĩnh vực thƣơng mại. Hơn thế nữa nội dung của nó về cơ bản là phù hợp với Luật mẫu về trọng tài thƣơng mại quốc tế của UNCITRAL, cũng nhƣ những đạo luật trọng tài hiện đại trên thế giới. Tiếp đó là sự ra đời của Luât Trọng tài Thƣơng mại 2010 đã “khai tử” Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại 2003, đánh dấu bƣớc tiến chói lọi trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Trọng tài tại Việt Nam. Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 đã khắc phục

26

đƣợc những bất cấp trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại mà Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại 2003 chƣa dự trù đƣợc cũng nhƣ sự thay đổi xã hội mà Pháp lệnh không thể điều chỉnh. Bên cạnh đó, Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 cũng đáp ứng đƣợc xu hƣớng tồn cầu hóa hiện đại mà Việt Nam là một thành phần trong nên kinh tế toàn cầu xuyên quốc gia hiện nay.

Nhƣ vậy, có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của trọng tài ở Việt Nam là một quá trình kế thừa và phát triển liên tục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nƣớc. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, ở nƣớc ta việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế bằng trọng tài đƣợc sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là sau khi Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 ra đời đƣợc coi là xƣơng sống của pháp luật Việt Nam về Trọng tài.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)