Hoàn thiện quy định của pháp luật về thỏa thuận Trọng tài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 69 - 70)

3.4.1 Về định nghĩa về thỏa thuận Trọng tài:

Pháp luật nên quy định rõ ràng các tranh chấp phát sinh từ quan hệ thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp của Trọng tài thƣơng mại, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng vẫn có thể đƣợc giải quyết bằng Trọng tài. Điều này hoàn toàn phù hợp với pháp luật trọng tài quốc tế. Luật trọng tài của hầu hết các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Anh, Đức, Hàn Quốc, Nga, Nhật... đều quy định tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hay khơng hợp đồng đều có thể đƣợc giải quyết bằng trọng tài.

3.4.2 Về hình thức của thỏa thuận trọng tài:

Luật Trọng tài nên quy định theo hƣớng mở rộng hình thức đối với thỏa thuận trọng tài, tránh trƣờng hợp các bên rõ ràng là có thỏa thuận trọng tài nhƣng thỏa thuận đó lại không đƣợc công nhận về mặt hình thức, làm mất quyền yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp của các bên tranh chấp. Tuy nhiên xét ở góc độ nào đó thì hình thức của thỏa thuận trọng tài cũng không nên quy định q rộng và khơng có những giới hạn cần thiết, nếu khơng sự kiện này dễ dàng có thể bị một bên lợi dụng.

Bên cạnh đó, Pháp luật về Trọng tài nên bổ sung các quy định về trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện đƣợc hoặc không thể thực hiện đƣợc và thẩm quyền của tòa án đƣợc xét xử. Luật mẫu của UNCITRAL và pháp luật trọng tài các nƣớc đều quy định rất rõ ràng về vấn đề này. Ví dụ Khoản 1, Điều 8 Luật mẫu Trọng tài của UNCITRAL quy định: Tịa án, nơi có khiếu kiện về

vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh

64

chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài, trừ khi thấy rằng thỏa thuận trọng tài vơ hiệu, khơng có hiệu lực hoặc khơng thể thực hiện được.

Việc pháp luật trọng tài ghi nhận đối với trƣờng hợp này một mặt tạo điều kiện cho hoạt động trọng tài phát triển vì tịa án sẽ khơng có cơ sở can thiệp vào vụ việc nếu nhƣ các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mặt khác còn tạo điều kiện cho việc hỗ trợ nếu nhƣ thỏa thuận trọng tài đó có sai sót khiến cho thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện đƣợc. Tuy nhiên trong trƣờng hợp này ý chí đích thực của các bên vẫn là muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, do đó pháp luật nên ấn định một thời gian nhất định để các bên bàn bạc xác nhận thỏa thuận trọng tài mới, nếu hết thời hạn trên mà khơng có thỏa thuận trọng tài mới thì tịa án sẽ có quyền giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, đối với trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện đƣợc do trọng tài từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp, thì pháp luật trọng tài cũng cần có một quy định cụ thể về thời điểm kết thúc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài hợp lý nhất là ngay sau khi trọng tài từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)