Cơ sở vật chất của các trung tâm Trọng tài còn nghèo nàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

2.2. Một số hạn chế, bất cập nhìn từ thực trạng quy định của pháp luật Việt

2.2.11 Cơ sở vật chất của các trung tâm Trọng tài còn nghèo nàn

Số lƣợng trung tâm trọng tài ở nƣớc ta đƣợc thành lập tƣơng đối nhiều so với số lƣợng trung tâm trọng tài của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, cơ sở vật chất của các trung tâm trọng tài chƣa đáp ứng đầy đủ để phục vụ cho hoạt động của các Trọng tài viên, trình độ của các Trọng tài viên chƣa đồng đều, gây tâm lý thiếu tin cậy của khách hàng, hạn chế sự tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ trọng tài. Mặt khác, các trung tâm trọng tài thƣơng mại hiện nay chƣa quảng bá đƣợc hình ảnh, vai trị của hoạt động trọng tài nói chung và những thế mạnh của trung tâm mình nói riêng, chƣa có cơ chế khuyến khích, thu hút đƣợc các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và nƣớc ngoài tham gia hoạt động trọng tài của các trung tâm trọng tài.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/6/2015, cả nƣớc có 11 Trung tâm trọng tài, trong đó, tại Hà Nội có 03 Trung tâm, tại thành phố Hồ Chí Minh có 07 Trung tâm và 02 Chi nhánh của Trung tâm, tại thành phố Cần Thơ có 01 Trung tâm, tại thành phố Đà Nẵng có 01 Chi nhánh của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam. Hiện nay, chƣa có Trung tâm trọng tài nào lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài[1].

60

Chƣơng 3.

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CĨ YẾU TỐ NƢỚC NGỒI

BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh và bổ sung những qui định mới, hoàn chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quyền tự định đoạt của các doanh nhân trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài. Với những sự ƣu việt so với Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại 2003, Luật trọng tài Thƣơng mại 2010 đã cho thấy đƣợc những điểm mới:

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại, tranh chấp trong đó có ít nhất 1 bên có hoạt động thƣơng mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng trọng tài.

Thứ hai, bỏ quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi không chỉ rõ

tên tổ chức trọng tài giải quyết. Nếu thỏa thuận hai bên khơng rõ ràng thì ngun đơn đƣợc quyền chọn lựa tổ chức trọng tài để khởi kiện.

Thứ ba, lần đầu tiên, luật quy định tranh chấp liên quan đến ngƣời tiêu

dùng thì ƣu tiên cho ngƣời tiêu dùng đƣợc quyền chọn lựa phƣơng thức giải quyết tranh chấp là trọng tài hoặc Tòa án mà không cần sự chấp thuận của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, về tiêu chuẩn Trọng tài viên, khơng u cầu Trọng tài viên phải

có quốc tịch Việt Nam, có nghĩa là ngƣời nƣớc ngồi cũng có thể đƣợc chọn hoặc chỉ định làm Trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp tín nhiệm họ. Đồng thời, các tổ chức trọng tài nƣớc ngoài cũng đƣợc mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam theo qui định pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

61

Thứ năm, nâng cao vị thế của Hội đồng Trọng tài, thể hiện quyền đƣợc thu

thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ sáu, luật đã hạn chế đƣợc nguy cơ Tòa án hủy phán quyết trọng tài

nếu bên yêu cầu không chứng minh đƣợc Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ. Khi xem xét hủy Phán quyết trọng tài, Tòa án chỉ xét xử một lần.

Thứ bảy, khẳng định Tịa án có vai trị hỗ trợ hoạt động trọng tài giúp cho Hội đồng trọng tài thực hiện tốt nhiệm vụ mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn thì hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhƣ đã trình bày ở trên, vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngồi bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)