BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THÊ GIỚI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 43 - 120)

2.2.1.Tổng hợp biến động giá vàng thế giới

2.2.1.1.Biến động giá vàng thế giới trước năm 2008

Vàng đƣợc biết đến là một hàng hóa có giá trị bền vững, làm vật ngang giá chung để trao đổi dù ở bất cứ đâu, điều này thể hiện ở chỗ vàng hội đủ 5 chức năng của tiền tệ: thƣớc đo giá trị, phƣơng tiện lƣu thông, phƣơng tiện thanh toán, phƣơng tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Do đó, biến động giá vàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tƣ nói riêng và ngƣời dân trên khắp thế giới. Trong lịch sử vàng thế giới, thời điểm 21/01/1981 là thời điểm giá vàng đạt mức kỉ lục 875 USD/ouonce. Nguyên nhân bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ suy yếu, lạm phát gia tăng, Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh ViệtNam và phải bán vàng với khối lƣợng trị giá 3,5 tỷ USD. Động thái đó làm dự trữ vàng của Mỹ giảm mạnh và đồng USD buộc phải thả nổi sau quyết định ngày 15/08/1971, Mỹ đơn phƣơng vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods và sau đó vào ngày 18/12/1973, Mỹ lại phải tuyên bố phá giá đồng USD 10%, đánh dấu thời kỳ lạm phát tràn lan và mở đầu giai đoạn giá vàng leo thang ngày một cao. Giá vàng tăng từ 232 USD/ounce năm 1972 đến 875 USD/ounce ngày 21/1/1981.

Đến thời điểm 1989-1999, khi chuẩn bị thành lập khối đồng tiền chung Châu Âu, tổng lƣợng dự trữ vàng bán ra khoảng 3,5 ngàn tấn làm giá vàng giảm mạnh và đến ngày 1/7/1999, giá vàng rớt xuống còn 252,8 USD/ounce.

Nguồn: Financial times

Biểu đồ 2.1: Biến động giá vàng thế giới trƣớc năm 2001

Khi xảy ra sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, giá vàng tại thị trƣờng London và New York trong tháng 9/2001 đạt mức 291 USD/ounce. Kể từ đó trở đi, giá vàng bắt đầu biến động lên xuống thất thƣờng, biên độ dao động không còn cao nhƣng xu hƣớng chung là đi lên. Giá vàng trong khoảng thời gian tháng 5 năm 2002 đạt 315 – 317 USD/ounce, tăng 13 – 14% so với đầu năm 2000 và tăng hơn 15% so với cùng kì năm trƣớc. Đến cuối năm 2002, giá vàng thế giới tăng mạnh, đạt 349,3 USD/ounce. Bƣớc sang năm 2003, khi Mỹ đe dọa tấn công Iraq, giá vàng liên tục tăng giá, biên độ dao động mở rộng. Tháng 1/2003, giá vàng thế giới còn xoay quanh mức 345 USD/ounce thì sang tháng 2 tăng khoảng 380 USD/ounce do tâm lý sợ xảy ra chiến tranh nên các nhà đầu tƣ và đầu cơ vào cuộc và nắm giữ vàng để bảo đảm tài sản. Đến khi Mỹ chiếm đƣợc Iraq vào tháng 5 năm 2003, giá vàng theo đà tăng từ 344,6 USD/ounce ngày 8/5 lên 369 USD/ounce ngày 22/5/2003. Đến cuối năm 2003, giá

vàng đạt mức 384 USD/ounce vào thời điểm tháng 10/2003 và 417 USD/ounce vào tháng 12/2003, tăng 20,9% so với đầu năm.

Nguồn: Financial times

Biểu đồ 2.2: Biến động giá vàng thế giới từ năm 2005 đến năm 2009

Năm 2005, 2006 giá vàng biến động và lập những kỷ lục mới, tăng 17,3% năm 2005 và vƣợt qua mức 500 USD/ounce vào cuối năm 2005. Từ thời điểm này, thế giới chứng kiến sự leo thang ngày một cao của giá vàng. Ngày 2/12/2005, giá vàng thế giới đạt 506,5 USD/ounce. Sau đó ngày 8/12 tăng lên 518,45 USD/ounce. Những ngày sau đó, giá vàng tăng lên mức rất cao, lên đến 523 USD/ounce vào ngày 9/12 và 536,5 USD/ounce ngày 12/12. Sang năm 2006, giá vàng có xu hƣớng tăng đột biến với tốc độ cao từ tháng 3/2006 và đạt mức giá kỉ lục 730 USD/ounce vào ngày 122/5/2006 – mức giá cao nhất kể từ thời điểm kỉ lục 850 USD/ounce tháng 1/1981.

Bƣớc qua năm 2007, trong những ngày đầu năm, giá vàng bất ngờ giảm 10 USD/ounce do đồng USD mạnh lên khiến các quỹ đầu tƣ ồ ạt bán ra khi giá dầu cũng giảm xuống đột ngột còn 59 USD/thùng do thời tiết ấm lên. Tuy nhiên, bƣớc qua tháng 2, giá vàng tăng trở lại vƣợt ngƣỡng kháng cự 660 USD/ounce và các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ còn vƣợt qua mức kỉ lục của năm 2006. Sau một thời gian điều chỉnh giảm, ngày 9/3/2007 giá vàng đã tăng lại mức 650 USD/ounce. Trong tháng 3, giá vàng đã liên tục đi lên và cuối tháng 3, giá vàng đạt mức 660 USD/ounce do sản lƣợng

vàng thế giới giảm trong khi các nhà đầu cơ tiếp tục tung tiền ra tích trữ. So với cùng kì năm trƣớc, giá vàng trên nhiều thị trƣờng đã tăng 17-18%, nguyên nhân đƣợc cho là do tâm lý lo ngại thị trƣờng bất động sản Mỹ rơi vào suy thoái khiến các nhà đầu tƣ đổ xô vào vàng. Sang tháng 9/2007, giá vàng kỳ hạn tháng 12 tại New York đã tăng 10,2 USD lên mức 728 USD/ounce vào ngày 24/09 – mức giá cao nhất trong vòng 16 tháng qua. Giá vàng thế giới cao bắt nguồn từ những thông tin bất ổn về hoạt động của công ty cho vay cầm cố Northern Rock ( Anh) và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED. Giá vàng giao ngay tại London mở cửa ở mức 712,2 USD/ounce. Nhƣ vậy, giá vàng đã tăng trên 30% trong năm 2007, đạt mức cao nhất trong 28 năm qua khi giá vàng chỉ còn cách mức kỷ lục trong lịch sử 20 USD/ounce

2.2.1.2. Biến động giá vàng thế giới trước từ năm 2008 đến đầu năm 2010

Năm 2008

Nguồn: www.kitco.com

Biển đồ 2.3: Biến động giá vàng thế giới năm 2008

Qua năm 2008, thế giới lại chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục chƣa từng thấy của giá vàng, các kỷ lục cũ đều bị phá vỡ với một mức tăng gây bất ngờ cho cả thế giới bởi những yếu tố khác nhau trong đó yếu tố tỷ giá và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ

hạ từ mức 3,5% xuống còn 3%, USD mất giá mạnh mẽ so với EUR làm giá vàng giao ngay trên thị trƣờng New York tăng lên 923,25 USD/ounce. Giá vàng tăng liên tục trong suốt tháng 2, và cuối tháng 2 giá vàng chốt ở mức 971,5 USD/ounce. Kể từ khi FED bắt đầu cắt giảm lãi suất vào ngày 18/9/2007 đƣa lãi suất USD từ mức 5,25% xuống còn 3%, giá vàng đã tăng thêm 31%. Theo số liệu thống kê của Hội đồng vàng thế giới, giới đầu tƣ quốc tế đã đổ một số tiền kỷ lục 8,1 tỷ USD vào thị trƣờng vàng trong quý 4 năm 2008. Những tuần lễ trong tháng 2 đƣợc xem là tuần lễ lịch sử của giá vàng. Những diễn biến khó tin xảy ra do tác động đặc biệt mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ.

Sang tháng 3, cơn bão giá vàng, sự lên xuống đột ngột khiến cho thị trƣờng này hấp dẫn hơn bao giờ hết. Áp lực lạm phát cao và mất giá của USD vẫn là những nhân tốt thúc đẩy hoạt động đầu tƣ vào vàng. Giá vàng kỳ hạn tại Mỹ lúc đó lên mức 978,8 USD/ounce do USD mất giá và thiết lập một đáy mới chƣa từng có với EUR (1 EUR đổi 1,5495 USD). Đến ngày 14/3/2008, từ lúc mở cửa thị trƣờng, giá vàng luôn dao động ở mức cao từ 995 USD/ounce trở lên, có lúc giá vƣợt mức lịch sử 1000 USD/ounce. Kể từ đó, đồ thị giá vàng trở thành một đƣờng thẳng đứng hƣớng lên, phá kỷ lục vừa thiết lập hôm 14/3. Ngày 17/3/2008, kỷ lục lại tiếp tục bị phá vỡ, giá vàng thế giới tăng lên đến mức 1030,8 USD/ounce trong khi USD tiếp tục trƣợt giá. Khi thông tin về ngân hàng Bear Sterns chính thức bị phá sản và tập đoàn JP Morgan chính thức mua lại ngân hàng này đƣợc công bố, thị trƣờng tài chính Mỹ thật sự bị sốc. Kết quả là chốt phiên giao dịch tại Mỹ, giá vàng kỳ hạn tăng 3,1 USD/ounce lên 1002,6 USD/ounce, đánh dấu mức đóng cửa lần đầu tiên trên 1000 USD/ounce của giá vàng. Ngày 18/3, thông tin cắt giảm lãi suất 0,75% xuống còn 2,25% chính thức công bố thì giá vàng đạt 1006,75 USD/ounce. Ngay sau đó, giá vàng giảm nhanh chóng xuống còn 958,5 USD/ounce ngày 19/3 và 925 USD/ounce ngày 20/3. Trong những ngày cuối tháng 3, giá vàng không có những chuyển biến bất ngờ khi vẫn xoay quanh mức 940 –

950 USD/ounce.

Giá vàng tăng giảm bất thƣờng từ tháng 4 đến tháng 7 nhƣng vẫn ở mức cao từ trên 850 – 950 USD/ounce do những thông tin bất ổn về thị trƣờng nhà đất Mỹ. Tháng 8, giá vàng giảm lao dốc không cƣỡng đƣợc do USD sau một thời gian dài giảm giá thì quay lại phục hồi, đồng thời những tin tức về thị trƣờng tài chính đƣợc cải thiện khiến nhà đầu tƣ bán vàng ra. Ngày 1/8/2008, giá vàng còn ở mức 912,5 USD/ounce, đến ngày 8/8 giá vàng còn 852,5 USD/ounce và đến ngày 11/9 chỉ còn 740,75 USD/ounce do những thông tin về nền kinh tế Mỹ khả quan làm cho giới kinh doanh phấn khởi cũng nhƣ các quỹ đầu tƣ chuyển đổi từ vàng sang chứng khoán. Những ngày cuối tháng 9, bắt nguồn từ sự sụp đổ của AIG và Lehman Brothers, ngày 16/9 giá vàng biến động khiến tất cả các nhà đầu tƣ đều bất ngờ. Trong ba giờ đồng hồ tại phiên giao dịch New York, giá vàng đã tăng vọt 120 USD/ounce, mức cao nhất trong lịch sử biến động giá vàng từ trƣớc đến nay. Từ đó, giá vàng mỗi ngày biến động với biên độ rộng hơn 50 USD/ngày do tình hình tài chính trên thị trƣờng Mỹ ngày càng phức tạp, Bộ tài chính và chủ tịch FED phải đệ trình những gói giải pháp cứu nguy khẩn cấp mà sẽ khiến ngân sách thâm hụt và lạm phát cao.

Biểu đồ 2.4: Biến động giá vàng thế giới từ năm 2009 đến đầu năm 2010

Qua biểu đồ 2.4 có thể thấy xu hƣớng giá vàng đi lên vẫn là xu hƣớng chủ lực trong năm 2009. Trong 4 tháng đầu năm 2009, giá vàng tiếp tục tăng do những lo ngại về cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục kéo dài và tình hình lạm phát có thể trở lại khi nền kinh tế phục hồi, việc các ngân hàng liên tiếp cắt giảm lãi suất và đồng USD không ổn định, bên cạnh một số yếu tố khác đã kéo giá vàng tăng mạnh. Vàng trở thành một kênh đầu tƣ thay thế hấp dẫn, ngƣời dân và các nhà đầu tƣ lại tìm đến vàng nhƣ chỗ trú ẩn an toàn trong thời kỳ khủng hoảng.

Bắt đầu năm 2009, giá vàng ở mức 874 USD/ounce ngày 2/1/2009 và đến cuối tháng này, giá vàng đã vƣợt qua mức 900 USD/ounce và đạt 920 USD/ounce ngày 30/1/2009. Trong vòng 2 tuần sau, giá vàng liên tục phá đỉnh khi đạt mức 989 USD/ounce ngày 20/2/2009. Tuy nhiên từ tháng 3 đến tháng 5, giá vàng giảm nhẹ và xoay quanh mức từ 880 USD/ounce đến 930 USD/ounce.

Giá vàng ngày 27/8/2009 đã tụt giảm ngay sau khi những thông tin về doanh số bán nhà mới ở Mỹ đƣợc công bố, cho thấy một sự phục hồi rất lạc quan trên thị trƣờng nhà đất quốc gia này, hứa hẹn một triển vọng sáng sủa cho đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của giá vàng ngay sau đó chịu sự kháng cự tại mứa 939 – 940 USD/ounce, nghĩa là sự tụt giảm của giá vàng đƣợc nhìn nhận là chƣa tƣơng xứng với mức độ tăng giá của đô la. Nhƣ vậy, trƣớc tháng 9/2009, mức giá cao nhất trong năm là ngày 20/2 khi giá vàng lên mức 989 USD/ounce và từ đó vàng giao dịch trong biên độ 870 đến 993 USD/ounce, với mức giá trung bình của giai đoạn này là 879 USD/ounce.

Nguồn: www.kitco.com

Biểu đồ 2.5: Biến động giá vàng thế giới tháng 9/2009

Ngày 18/9/2009, giá vàng thế giới đã tăng một cú bất ngờ nhất trong vòng 26 năm qua khi nhảy vọt thêm gần 100 USD/ounce chỉ trong một ngày giao dịch lên tới 1.012 USD/ounce. Theo nhận định của các hãng tin quốc tế thì đây có thể xem là phiên tăng giá cao nhất trong lịch sử. Và cũng theo các nhà dự báo phân tích thì giá vàng thƣờng tăng vào khoảng 16 – 20 tháng 9 do trong tháng này có một số sự kiện quan trọng đẩy giá vàng lên. Đó là các nhà trang sức bắt đầu dự trữ vàng cho lễ hội Dalawi vào tháng 10, một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ. Tháng 9 cũng là tháng bắt đầu mùa cƣới ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất vàng cũng dự trữ vàng để đáp ứng cho nhu cầu lễ hội Ramzan ở các nƣớc hồi giáo nhƣ tiểu vƣơng quốc Ả Rập. Hơn nữa, nhu cầu vàng ở Trung Quốc và một số nƣớc Châu Á có xu hƣớng tăng trong những tháng sau ngày 1/10 cho đến hết ngày năm mới trong tháng 1 hoặc tháng 2.

Nguồn: www.kitco.com

Biểu đồ 2.6: Biến động giá vàng thế giới tháng 10 năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sang tháng 10/2009, giá vàng luôn xoay quanh mức 1030 USD/ounce, cao nhất là 1059 USD/ounce ngày 14/10 khi co thông tin các nƣớc sản xuất dầu thô vùng vịnh đang có ý định thay thế việc định giá và thanh toán sử dụng USD trƣớc đây bằng một rổ tiền tệ của một số nƣớc hôm 13/10 và sự cảnh báo của IMF về việc lựa chọn đồng tiền dự trữ khác với đô la Mỹ. Tính đến thời điểm tháng 10, giá vàng so với đầu năm 2009 đã tăng hơn 20%. Mặc dù giá vàng cao nhƣ vậy nhƣng các quỹ đầu tƣ lớn vẫn tiếp tục mua vào. Hôm 15/10, số lƣợng vàng đầu tƣ của Quỹ tín thác vàng SPDR Gold Strust đã tăng thêm 2,441 tấn (0,2%), 17/10, quỹ này tiếp tụ mua vào 8,8 tấn, nâng tổng số vàng đầu tƣ tại quỹ này lên đến 1.109 tấn. Các động thái tiếp tục mua vào của các nhà đầu tƣ lớn cho thấy giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa [12].

Nguồn: www.kitco.com

Biểu đồ 2.7: Biến động giá vàng thế giới tháng 11 năm 2009

Biểu đồ 2.7 cho thấy giá vàng tháng 11/2009 có xu hƣớng đi lên và ngày càng vƣợt xa mốc 1.000 USD/ounce. Ngày 3/11/2009, sau khi IMF tuyên bố bán cho Ấn Độ 200 tấn vàng, thì ngay ngày hôm sau giá vàng đã gia tăng đột biến lên mức gần 1.100 USD/ounce và đạt mức này vào ngày 7/11/2009. Các ngày tiếp theo, giá vàng thể hiện lực tăng khá mạnh và tiếp tục và đạt đỉnh cao mới là 1.145 USD/ounce ngày 18/11/2009 cho dù có các đợt điều chỉnh giảm ngay sau đó. Ngày 28/11/2009, giá vàng đã chạm đến đỉnh cao mới là 1.800 USD/ounce do có nguồn tin các nƣớc sản xuất dầu tại khu vực vùng vịnh đang tìm kiếm một tiền tệ chung để định giá dầu thay đồng USD bắt đầu từ năm 2012. Sự lo ngại về đồng USD suy yếu đã thúc đẩy các nhà đầu tƣ tăng cƣờng mua vàng nhƣ một phƣơng thức đảm bảo tài sản. Kết thúc tháng 11/2009, giá vàng giảm nhẹ xuống mức 1.179 USD/ounce.

Nguồn: www.kitco.com

Biểu đồ 2.8: Biến động giá vàng thế giới tháng 12 năm 2009

Khởi đầu tháng 12/2009, giá vàng vọt lên mức 1.213 USD/ounce ngày 2/12/2009, mức giá cao nhất từ trƣớc đến thời điểm đó. Tuy nhiên, từ ngày 3/12 giá

là đợt rớt giá mạnh nhất trong năm 2009.Ngày 11/12/2009, giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 10/12/2009 trên sàn New York đã bất ngờ giảm rất mạnh xuống mức thấp nhất trong qua tuần qua do đồng USD quay đầu tăng mạnh và tâm lý e ngại vàng sẽ còn điều chỉnh đang bao trùm khắp thị trƣờng. Giá vàng giao tháng 2 trên sàn NYMEX đóng cửa phiên giao dịch 10/12 giảm 20,6 USD (-2,8%) xuống 1.124 USD/ounce. Giá vàng giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp là do lƣợng đơn xin trợ cấp thất

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 43 - 120)