1.2.1. Cung cầu về vàng
1.2.1.1. Cung về vàng
Hiện nay, nguồn cung trên thị trƣờng Việt Nam chủ yếu từ hoạt động khai thác vàng và nhập khẩu vàng từ nƣớc ngoài, chƣa có con số thống kê cụ thể về nguồn cung từ vàng vụn (vàng tái chế) trên thị trƣờng Việt Nam, lƣợng vàng bán ra từ NHNN không đáng kể và rất hiếm. Trong đó, hoạt động khai thác vàng ở Việt Nam chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 5% nhu cầu vàng trong nƣớc, còn lại 95% chủ yếu nhập khẩu từ nƣớc ngoài do cầu đối với vàng ở Việt Nam khá lớn.
Hoạt động khai thác vàng
phát hiện thêm nhiều mỏ mới ở khắp các nơi từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Tây Ninh, Nam Bộ. Bên cạnh đó, vàng không chỉ đƣợc tìm thấy ở những mỏ tập trung mà còn xuất hiện trên hầu hết các triền sông, khe suối ở các vùng trung du, miền núi nƣớc ta từ Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn đến Sông Bé, Tây Ninh, Nam Bộ. Cụ thể là vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng Sông Hiến (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã, hoặc ở phần rìa các khối nâng Hoà Bình (mỏ Kim Bôi); Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty); Lào Cai (mỏ Sa Phìn, Minh Lƣơng); Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (vàng gốc A Vao - A Pey); Lâm Đồng (mỏ Trà Năng); Quảng Nam (mỏ Bồng Miêu và Đắc Sa).
Các kiểu quặng chứa vàng của Việt Nam: Có 4 loại chính.
- Vàng gốc: Thạch anh vàng; Thạch anh sunfua vàng; Sunfua vàng; Vàng bạc. - Vàng cộng sinh: kim loại mầu chứa vàng; đất hiếm chứa vàng; một số đá chứa
vàng.
- Vàng biểu sinh: Vàng phân bố trong các lớp đất đá trong vỏ trái đất nhất là ở vùng có đá ong.
- Vàng sa khoáng do quá trình phong hoá đất đá; vàng trong đá gốc đƣợc pha loãng và lắng đọng tập trung thành mỏ vàng sa khoáng.
Hiện nay một số xí nghiệp khai thác vàng trong nƣớc và liên doanh với nƣớc ngoài quy mô nhỏ đang hoạt động, sản lƣợng khoảng 70 kg/năm. Công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ khí. Các xí nghiệp khai thác vàng quốc doanh thƣờng bị lỗ vì công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, thiết bị không đồng bộ, công tác quản lý kém. Hiện trạng khai thác thủ công, chỉ khai thác quặng giàu, khả năng thu hồi thấp, chỉ đạt khoảng 50%, đang gây tổn thất tài nguyên, không thu hồi đƣợc các nguyên tố đi kèm và gây ô nhiễm môi trƣờng.
Cung vàng từ hoạt động nhập khẩu
tổng lƣợng cung vàng cho thị trƣờng trong nƣớc. Năm 2006, tổng lƣợng vàng nhập khẩu vào Việt Nam là 85 tấn, năm 2007 là hơn 60 tấn. Quý 1 năm 2008, con số này là 40 tấn, bằng 2/3 lƣợng vàng nhập khẩu cả năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, trƣớc khi NHNN ra lệnh cấm nhập khẩu vàng con số này là 75 tấn.
Một số đối tác nƣớc ngoài chủ yếu nhập khẩu vàng vào Việt Nam là MKS Finance – Một công ty sản xuất và kinh doanh vàng lớn nhất tại Thụy Sĩ, lớn thứ 4 trên thế giới có văn phòng đại diện ở Việt Nam, MKS chiếm khoảng 60% thị phần tại thị trƣờng vàng Việt Nam; ngân hàng HSBC; ngân hàng Standard Bank – Nam Phi; Bipielle Suisse Bank – Thụy Sĩ; Mitsui – Nhật Bản.
Ngoài ra, theo con số thống kê không chính thức, nguồn vàng vụn tích trữ trong dân là khá lớn, ƣớc tính khoảng 700 tấn vàng. Con số này đƣợc tính dựa trên tổng lƣợng vàng đã đƣợc khai thác tại Việt Nam, lƣợng nhập khẩu và lƣợng vàng đã đƣợc đƣa vào trong lƣu thông. Trƣớc kia, ngƣời dân mua vàng với mục tiêu là tích trữ, bây giờ họ mang ra đầu tƣ, chủ yếu là vàng trang sức bán lại cho các công ty vàng tái chế để xuất khẩu ra nƣớc ngoài.
1.2.1.2. Cầu về vàng
Theo số liệu từ Hội đồng vàng thế giới thì Việt Nam là một trong những nƣớc có lƣợng cầu vàng lớn trên thế giới. Hiện nay, Ấn Độ, Trung Quốc và các nƣớc ở Đông Á, Đông Nam Á vẫn chiếm vị trí dẫn đầu trong nhu cầu tiêu thụ vàng. Trong năm 2005, Việt Nam có lƣợng cầu tiêu thụ khoảng 60 tấn, con số này tăng vọt lên trong năm 2006 với lƣợng cầu khá lớn – 91.6 tấn, năm 2007 là 77,5 tấn, và trong năm 2008 con số này lại tăng lên 115,8 tấn (xem phụ lục 1). Năm 2008, lƣợng cầu đối với vàng trang sức của Việt Nam giảm 8 tấn trong khi vàng đầu tƣ lẻ (chủ yếu là vàng miếng) tăng lên 71 tấn so với năm 2007.
Chủ yếu thị trƣờng Việt Nam tiêu thụ mạnh mặt hàng vàng miếng và vàng trang sức, trong đó, vàng trang sức chiếm phần lớn lƣợng cầu tiêu thụ. Thời điểm tháng 8/
2008, thậm chí lƣợng tiêu thụ vàng miếng của Việt Nam còn cao hơn Ấn Độ - nƣớc có tổng lƣợng cầu về vàng lớn nhất thế giới. 5 doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (vàng SJC), Bảo Tín Minh Châu (vàng Rồng Thăng Long), Ngọc Thẩm, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (vàng AAA). Tổng hạn mức mà các doanh nghiệp này đƣợc NHNN quy định sản xuất trong năm 2008 là 63.400 kg vàng.
Trong năm 2008, thêm nhiều ngân hàng khác đƣợc phép sản xuất vàng miếng. Đó là Ngân hàng á Châu (ACB) bán vàng miếng ACB để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tƣ tại trung tâm giao dịch vàng của mình. Ngân hàng Đông Á liên kết với Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sản xuất vàng miếng Phƣợng Hoàng PNJ – Đông Á Bank. Ngân hàng Phƣơng Nam cũng đƣa ra các sản phẩm vàng miếng PhuongNam Bank và mới đây nhất là vàng Thần tài Sacombank. Tất cả các loại vàng miếng này đƣợc sản xuất trên dây chuyền nhập khẩu, hiện đại, có mã vạch hoặc ký mã theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối về tuổi vàng, trọng lƣợng.
1.2.2. Các hình thức kinh doanh vàng
Qua một quá trình phát triển lâu dài, thị trƣờng vàng Việt Nam hiện nay đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc so với cách đây vài chục năm. Xu hƣớng mở thể hiện rõ nét qua tính đa dạng của các chủ thể tham gia trên thị trƣờng. Bên cạnh các công ty có tỷ trọng lớn, có khả năng chi phối giá nhƣ Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, PNJ, Sacombank, ACB, SCB... còn có sự góp mặt của nhiều ngân hàng thƣơng mại, hàng ngàn tiệm vàng lớn nhỏ trên cả nƣớc cùng mạng lƣới các nhà đầu tƣ khắp mọi miền. Từ hình thức kinh doanh truyền thống là mua bán vàng vật chất thông qua các cửa hàng vàng bạc đá quý, các nhà kinh doanh và đầu tƣ vàng đã từng bƣớc chuyển sang tham gia kinh doanh vàng trên các sàn vàng hay mua bán thông qua các ngân
hàng thƣơng mại. Sau đây là một số các hình thức kinh doanh vàng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay:
1.2.2.1. Kinh doanh vàng vật chất
Từ năm 2008 trở về trƣớc, đa số các giao dịch vàng tại thị trƣờng Việt Nam là giao dịch vàng vật chất tại các công ty, cửa hàng mua bán vàng bạc đá quý và một số ngân hàng có nghiệp vụ kinh doanh vàng trên khắp cả nƣớc. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, sự xuất hiện của “ sàn vàng” khiến việc kinh doanh vàng vật chất bộc lộ các yếu tố bất lợi cho nhà đầu tƣ nhƣ: nhà đầu tƣ phải bỏ vốn 100% tiền khi mua vàng, thời gian giao dịch hạn chế (21 giờ/ngày), tính thanh khoản thấp do nhiều yếu tố nhƣ chính sách xuất nhập khẩu, năng lực sản xuất của công ty vàng bạc, tâm lý tiêu dùng..., chỉ kiếm lợi đƣợc từ đầu tƣ giá lên...Các yếu tố trên đã phần nào khiến cho thị trƣờng vàng vật chất tại Việt Nam không còn chiếm thị phần tuyệt đối nhƣ trƣớc, tuy nhiên, tại các thời điểm giá vàng trong nƣớc nhảy vọt thì thị trƣờng vàng vật chất vẫn là lƣạ chọn số một cuả ngƣời kinh doanh vàng do khả năng kiếm lời cao từ chên khih lệch giá. Đặc biệt, sau khi có lệnh ngừng kinh doanh vàng trên tài khoản thì các nhà đầu tƣ và các sàn vàng đa số chuyển qua kinh doanh vàng vật chất khiến cho thị trƣờng này ngày càng sôi động hơn.
1.2.2.2. Kinh doanh vàng trên tài khoản
Trƣớc thời điểm 31/12/2009, tại Việt Nam có rất nhiều ngân hàng và công ty vàng bạc đá quý đƣợc phép triển khai nghiệp kinh doanh vàng trên tài khoản gồm : Ngân hàng Eximbank, Sacombank, Việt Á, Á Châu và Phƣơng Đông, Phƣơng Nam ; Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh. Đây là nghiệp vụ đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc và Vụ quản lý ngoại hối cho phép triển khai từ năm 2006 và là nghiệp vụ rất triển vọng, đang đƣợc các ngân hàng triển khai và phát triển
nhanh chóng, tiêu biểu là ngân hàng Á Châu, Eximbank, Phƣơng Nam, sàn vàng Phố Wall, sàn vàng Thế giới. Kinh doanh vàng trên tài khoản đòi hỏi khoản kí quỹ rất nhỏ làm yếu tố đòn bẩy để kinh doanh trên một khối lƣợng lớn, đồng thời việc mua bán liên tục theo giá cập nhật công khai hiện đang thu hút rất nhiều nhà đầu tƣ tham gia, mỗi ngày khối lƣợng giao dịch bình quân đạt 200.000 đến 300.000 lƣợng, có ngày lên đến gần 500.000 lƣợng
Các ƣu điểm của việc kinh doanh vàng trên tài khoản nhƣ sau :
Giảm lƣợng vàng vật chất cất trữ trong dân cƣ và lƣợng ngoại tệ trên thị trƣờng vàng cũng sẽ bị hạn chế
Nguồn vàng huy động đƣợc cải thiện
Gắn kết giá cả liên thông với thị trƣờng quốc tế, vận động sát theo cung cầu, ngày càng hội nhập với việc kinh doanh vàng trên tài khoản và các sản phẩm phái sinh nhƣ các thị trƣờng tài chính trên thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế nhƣ : các đơn vị đƣợc phép kinh doanh vàng trên tài khoản nƣớc ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế. Đây là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thƣờng với biên độ lớn. Đồng thời, chính các đơn vị này cũng lập sàn vàng kinh doanh trên tài khoản trong nƣớc, kiếm lợi từ việc chênh lệch giữa giá vàng trong nƣớc và quốc tế khi có nhân tố tác động, gây nhiều biến động trên thị trƣờng trong thời gian qua. Vì vậy, Thủ tƣớng Chính Phủ đã giao NHNN bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài theo Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 của Ngân hàng Nhà nƣớc.
1.2.2.3. Tín dụng vàng
Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng đƣợc sử dụng để đảm bảo giá trị của tiền. Ví dụ trong giao dịch bất động sản, ngƣời mua khi chƣa thanh toán hoặc chƣa
mua đƣợc nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để phòng ngừa khi giá vàng lên. Ngƣợc lại, ngƣời bán nhà khi chƣa nhận đƣợc tiền mà sợ giá vàng xuống thì sẽ vay ngân hàng số vàng sắp đƣợc nhận và bán ra bên ngoài thu tiền về trƣớc, khi nhận đƣợc tiền của bên mua sẽ trả lại cho ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vàng hiện nay của các ngân hàng rất ít phục vụ mục đích này mà chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh vàng của khách hàng. Giả sử mộtnhà đầu tƣ dự đoán giá vàng tăng sẽ vay tiền ngân hàng để mua vàng gửi tiết kiệm. Số tiền vay đƣợc là do thế chấp số vàng vừa mua cho ngân hàng,s au đó, số tiền vay từ ngân hàng sẽ đƣợc trả lại cho cửa hàng vàng đã đem vàng đến bán. Ngƣợc lại, nếu nhà đầu tƣ dự đoán giá vàng giảm, họ sẽ đến ngân hàng vay vàng ra bán cho cửa hàng. Cửa hàng vàng đem tiền đến mua thì số tiền này đƣợc đƣa vào ngân hàng trƣớc để làm tài sản thế chấp cho số vàng vay ra. Nhƣ vậy, nhà đầu tƣ chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ bằng 1/10 hoặc ít hơn tùy theo quy định tỷ lệ của Ngân hàng là có thể thực hiện nghiệp vụ này. Ngân hàng thì đơn thuần thực hiện nghiệp vụ tín dụng nhƣng khách hàng lại thực hiện việc đầu tƣ. Nghiệp vụ ngày xảy ra rủi ro cho cả hai phía, nếu dự đoán sai hƣớng thì nhà đầu tƣ phải chịu mất tải sản rất nhiều, vì họ dùng vốn của mình làm đòn bẩy tài chính. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng mua vàng với giá cao đem cho vay chƣa thu hồi đƣợc để bán hoặc không mua đƣợc khi giá vàng rẻ vì đã cho vay tiền giữ vàng thì ngân hàng đã thiệt hại. Đồng thời, khi giá vàng biến động, giả sử cho vay vàng thế chấp bằng tiền mặt thì khi giá vàng tăng xảy ra rủi ro tài sản đảm bảo sẽ không đủ xử lý nợ, ngƣợc lại khi cho vay tiền đồng thế chấp vàng thì giá vàng hạ sẽ khiến ngân hàng gặp rủi ro do khách hàng khi bán vàng cũng không thể đủ lƣợng tiền mặt đã vay của ngân hàng. Vì lợi nhuận lớn nên nghiệp vụ này thu hút nhiều nhà đầu tƣ.
1.2.3.Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng
dịch vàng qua tài khoản mới phát triển từ năm 2006. Vì vậy, khung pháp lý cho loại hình giao dịch qua sàn chƣa có, gây hạn chế rất nhiều trong việc phát triển thị trƣờng vàng và tạo liên thông giữa thị trƣờng vàng trong nƣớc và thị trƣờng vàng thế giới.
Hiện nay, đã có Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 và nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 172/1999/NĐ về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng, các luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế giá trị gia tăng mới [7],[8]. Theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng…cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu do Ngân hàng nhà nƣớc cấp. Còn các hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, vàng chế biến, vàng nguyên liệu ở dạng bột, dây, lá thì không cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu đều phải tuân theo quy định của Thủ Tƣớng về điều hành quản lý xuất nhập khẩu vàng. Các doanh nghiệp nhập khẩu trong nƣớc phải thực hiện nhập khẩu theo chuyến trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kinh doanh vàng có thể đƣợc cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo năm, thay vì theo từng chuyến nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc.
Tuy nhiên, giữa năm 2008, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ngƣng cấp quota nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp trong nƣớc, và điều này đã gây những tác động không tốt lên giá vàng trong nƣớc – nhất là khi giá vàng thế giới đang có nhiều biến động mạnh nhƣ thời điểm hiện tại. Trƣớc đây, khi hoạt động xuất nhập khẩu vàng còn bị hạn chế bởi quy định về quota thì thị trƣờng vàng Việt Nam đã có những chênh lệch nhất định với thị trƣờng vàng thế giới, có thể gây thiệt hại cho ngƣời kinh doanh vàng. Hiện nay, việc nhập khẩu lại bị ngừng khiến cho khoảng cách giữa hai thị trƣờng ngày càng rộng ra. Ví dụ nhƣ vào tháng 8/ 2008, khi giá vàng thế giới xuống dƣới US$860/ oz thì ngƣời dân trong nƣớc vội vàng mua vàng vào vì dự đoán đó là điểm đáy. Tuy nhiên, trong vài ngày sau đó, giá vàng thế giới tiếp tục rơi xuống US$800/ oz nhƣng giá vàng trong nƣớc vẫn không hạ, vẫn ở mức cao hơn giá thế giới 1 – 1,2 triệu đồng/ lƣợng.
Lúc này, ngƣời dân lại lo ngại giá vàng thế giới vẫn có thể lao dốc tiếp và bán ra, chịu