Theo số liệu từ Hội đồng vàng thế giới thì Việt Nam là một trong những nƣớc có lƣợng cầu vàng lớn trên thế giới. Hiện nay, Ấn Độ, Trung Quốc và các nƣớc ở Đông Á, Đông Nam Á vẫn chiếm vị trí dẫn đầu trong nhu cầu tiêu thụ vàng. Trong năm 2005, Việt Nam có lƣợng cầu tiêu thụ khoảng 60 tấn, con số này tăng vọt lên trong năm 2006 với lƣợng cầu khá lớn – 91.6 tấn, năm 2007 là 77,5 tấn, và trong năm 2008 con số này lại tăng lên 115,8 tấn (xem phụ lục 1). Năm 2008, lƣợng cầu đối với vàng trang sức của Việt Nam giảm 8 tấn trong khi vàng đầu tƣ lẻ (chủ yếu là vàng miếng) tăng lên 71 tấn so với năm 2007.
Chủ yếu thị trƣờng Việt Nam tiêu thụ mạnh mặt hàng vàng miếng và vàng trang sức, trong đó, vàng trang sức chiếm phần lớn lƣợng cầu tiêu thụ. Thời điểm tháng 8/
2008, thậm chí lƣợng tiêu thụ vàng miếng của Việt Nam còn cao hơn Ấn Độ - nƣớc có tổng lƣợng cầu về vàng lớn nhất thế giới. 5 doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (vàng SJC), Bảo Tín Minh Châu (vàng Rồng Thăng Long), Ngọc Thẩm, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (vàng AAA). Tổng hạn mức mà các doanh nghiệp này đƣợc NHNN quy định sản xuất trong năm 2008 là 63.400 kg vàng.
Trong năm 2008, thêm nhiều ngân hàng khác đƣợc phép sản xuất vàng miếng. Đó là Ngân hàng á Châu (ACB) bán vàng miếng ACB để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tƣ tại trung tâm giao dịch vàng của mình. Ngân hàng Đông Á liên kết với Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sản xuất vàng miếng Phƣợng Hoàng PNJ – Đông Á Bank. Ngân hàng Phƣơng Nam cũng đƣa ra các sản phẩm vàng miếng PhuongNam Bank và mới đây nhất là vàng Thần tài Sacombank. Tất cả các loại vàng miếng này đƣợc sản xuất trên dây chuyền nhập khẩu, hiện đại, có mã vạch hoặc ký mã theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối về tuổi vàng, trọng lƣợng.