Sự xuống dốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 54 - 58)

Thế giới đang chứng kiến một tình trạng suy thoái kinh tế xảy ra đây chuyền và liên quan đến nhau thành chuỗi mà khởi đầu từ nƣớc Mỹ. Sức khỏe của nền kinh tế

Mỹ là vấn đề phải bàn đến trong suốt gần 2 năm qua nhƣ là nỗi ám ảnh kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng dƣới chuẩn.

Cuộc khủng hoảng tín dụng dƣới chuẩn bắt nguồn từ sự xẹp hơi của “bong bóng” nhà đất. Thị trƣờng bất động sản phát triển nhanh chóng từ năm 2001 đến 2005 do hàng loạt ngân hàng đầu tƣ và các định chế tài chính bơm vốn và lĩnh vực cho vay mua nhà dƣới chuẩn. Ngân hàng sau khi bơm vốn ra cho các định chế tài chính vay để hỗ trợ ngƣời dân mua nhà ở hoặc đầu tƣ sẽ bị kẹt vốn. Để giúp ngân hàng có tiền, các ngân hàng đầu tƣ và hai “Công ty do nhà nƣớc bảo trợ” Fannie Mac và Freddie Mac mua lại danh mục các khoản nợ vay của ngân hàng rồi lại dùng làm thế chấp phát hành “trái phiếu bất động sản”. Các trái phiếu, bất động sản này đƣợc bán cho các ngân hàng đầu tƣ và các nhà đầu tƣ khác khắp toàn cầu. Số nợ thế chấp mà hai tập đoàn này đang ôm là 5.200 tỷ USD, trong đó 3.000 tỷ USD là của Fannie Mac và 2.200 tỷ USD là của Freddie Mac mà Trung Quốc hiện cũng đang bị kẹt rất nhiều vốn ở hai tập đoàn này. Chứng khoán đã trở thành công cục chuyển giao rủi ro hiệu quả và tăng nguồn vốn lên bất tận và ngân hàng đầu tƣ cũng là đơn vị có lãi nhiều nhất. Từ đó, lợi nhuận khổng lồ kết hợp với long tham đã dẫn đến cơn sốt tăng giá bất động sản nhanh chóng và lạm dụng việccho vay dƣới chuẩn. Năm 2002, doanh số cho vay dƣới chuẩn cung cấp cho thị trƣờng khoảng 200 tỷ USD và năm 2003 là 320 tỷ USD, năm 2004 là 550 tỷ USD, năm 2005-2006 con số ngày đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nƣớc Mỹ.

Từ năm 2001, các khoản vay mua nhà tăng cao bất chấp lãi suất lúc đó khá cao, cuối năm 2005 – 2006, bong bóng nhà đất bắt đầu xẹp hơi và ảnh hƣởng thật sự vào năm 2007 khi mà lãi suất cho vay cầm cố đƣợc điều chỉnh tăng khiến hàng triệu ngƣời mua nhà với mục đích đầu cơ không thể trả nợ, cộng them giá nhà đất ngày càng sụt giảm khiến cho nhà đầu tƣ không thể bán bất động sản để trả nợ ngân hàng. Doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng 1/2008 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua

và giá nhà đất sụt giảm liên tục. Tình hình ngày càng tồi tệ đến khi thƣơng mại tiêu dùng cho thấy dấu hiệu trì trệ, chính sách thắt chặt tín dụng và thị trƣờng chứng khoán đầy bất ổn. Từ Mỹ, rối loạn lan sang đến Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Châu Á, trở thành một hiện tƣợng toàn cầu làm giá nhà đất sụt giảm mạnh. Ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã làm cho giá cổ phiếu của Bear Sterns từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008 đã mất 80% giá trị, tƣơng đƣơng số tiền 16,7 tỷ USD vốn hóa thị trƣờng. Trƣớc tình hình đó, FED tại New York đã bơm tiền ra để cứu Bear Sterns và cuối cùng ngân hàng này đã đƣợc bán lại cho JP Morgan Chase với giá 1,1 tỷ USD. Hàng loạt ngân hàng đầu tƣ trot nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chƣa kịp chuyển giao cho thị trƣờng đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD. Ngày 7/9/2008, Chính phủ Mỹ thông qua cơ quan Tài chính nhà đất liên bang tiếp quản hai công ty trong lĩnh vực cho vay thế chấp là Fannie Mac và Freddie Mac khi hai công ty này đang chìm trong khủng hoảng với những khoản nợ xấu khổng lồ và giá cổ phiếu rơi tự do. Sau đó, đến lƣợt Lehnman Brothers, ngân hàng đầu tƣ lớn thứ 4 tại Mỹ đã lỗ tới 6,7 tỷ USD trong 2 quý đầu năm và giá cổ phiếu của công ty giảm từ 67 USD xuống dƣới 4 USD/cổ phần. Sau nỗ lực sát nhập mua bán không thành, Lehnman Brothers buộc phải nộp đơn phá sản khi không đƣợc sự giải cứu từ Chính phủ.

Ngân hàng thƣơng mại lớn thứ hai tại Mỹ là Bank of America đã tung ra 50 tỷ USD mua lại Merrill Lynch, công ty tài chính đang ngập đầu trong khủng hoảng. Thêm vào cú sốc trên thị trƣờng tài chính, tập đoàn tài chính bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG cũng trƣợt tới bờ vực phá sản, cuối cùng FED đã chi ra 85 tỷ USD dƣới dạng cho vay khẩn cấp trong 2 năm để giải cứu AIG. Vào 17/9/2008, cổ phiếu của những ngân hàng đầu tƣ hàng đầu thế giới là Morgan Stanley và Goldman Sachs đã rớt lần lƣợt là 46% và 26% trong vòng 1 ngày. Sau đó, hai ngân hàng này đang nộp đơn xin chuyển đổi mô hình thành tập đoàn ngân hàng thay vì ngân hàng đầu tƣ nhƣ trƣớc đây

để có thể tiếp cận các chính sách ƣu đãi của FED, nhƣng đồng thời cũng chịu sự chi phối của FED và các cơ quan chính phủ.

Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho toàn thị trƣờng lên tới khoảng 220 – 450 tỷ USD. Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tƣ cũng bị tạm ngừng hoạt động. Cổ phiếu cac ngân hàng đầu tƣ rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Trong danh sách 25 công ty thua lỗ lớn nhất của S&P có đến 16 công ty tài chính. Các công ty viễn thông, tiêu dùng, công nghệ thông tin và y tế cũng nằm trong số những công ty đứng đầu về thua lỗ. Ngoại trừ năng lƣợng, hầu nhƣ không có lĩnh vực nào là không bị ảnh hƣởng.

Ngoài ra, theo các dữ liệu mới đƣợc Chính phủ Mỹ công bố, cho đến tháng 9/2009, tổng quy mô của thâm hụt ngân sách Mỹ là 1.417 tỷ USD, tăng gấp 3 lần năm 2008, đồng thời cũng đạt đỉnh điểm kể từ sau đại chiến thế giới thứ hai. Đối với nền kinh tế Mỹ, thâm hụt ngân sách quá lớn sẽ khiến cho môi trƣờng tài chính của nƣớc này càng thêm biến đổi xấu và nó sẽ kéo dài quá trình phục hồi của một số nền kinh tế lớn này. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này, Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để cứu thị trƣờng. Trong hai năm 2009 và 2010, dự kiến con số trái phiếu chính phủ mà Mỹ phát hành sẽ lên đến 2000 tỷ USD. Có thể thấy, trong một thời gian ngắn, cách làm này của FED có thể hỗ trợ cho sự thiếu hụt trong cán cân cung cầu của thị trƣờng trái phiếu và giải quyết vấn đề làm cho lợi nhuận tăng lên, nhƣng quá trình mua trái phiếu của FED cũng có thể là phƣơng án bơm tiền vào nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ lạm phát, từ đó đồng USD có thể mất giá trong tƣơng lai.

Từ tình hình hiện tại có thể thấy, nƣớc Mỹ rất khó để khống chế đƣợc con số thâm hụt ngân sách khi bƣớc vào năm 2010. Một mặt, do con số chi tiêu trong ngân sách Mỹ năm 2010 vẫn có thể sẽ tăng lên, mặt khác mặc dù tổng thể kinh tế Mỹ xuất hiện dấu hiệu phục hồi đáng tin cậy từ quý II/2009, nhƣng đến năm 2010 nền kinh tế này phục hồi vẫn còn yếu và vấn đề tài chính của Chính phủ vẫn khó có thể cải thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)