Hiện nay, các tác động chủ yếu tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt Nam đó chính là các chính sách quản lý của nhà nƣớc về các hình thức kinh doanh mặt hàng này. Sau quyết định đóng cửa sàn vàng do Chính phủ đƣa ra ngày 30/12/2009, các trung tâm giao dịch vàng thƣa thớt nhà đầu tƣ do một số nhà đầu tƣ đã đóng tài khoản giao dịch và một số khác giao dịch hạn chế hoặc ngừng giao dịch để xem xét tình hình. Cùng với sự co cụm và thận trọng của các nhà đầu tƣ, khối lƣợng giao dịch trên các sàn cũng sụt giảm mạnh. Tại trung tâm Giao dịch vàng SBJ thuộc Công ty vàng bạc đá quý ngân hàng Sacombank, khối lƣợng khớp lệnh từ sáng đến 15h chiều ngày 5/1/2010 mới chỉ đạt mức 71.000 lƣợng vàng, bằng khoảng 1/3 so với khối lƣợng khớp lệnh chỉ trong vòng buổi sáng của sàn này cách đó 1 tuần. Trên sàn vàng ACB, khối lƣợng khớp lệnh cùng thời điểm trên đạt chƣa đầy 10.000 lƣợng, với tổng giá trị trên 248 tỷ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo mà NHNN vừa công bố về hoạt động sàn
vàng, ở thời điểm giao dịch sôi động nhất, một ngày sàn vàng này có doanh số lên đến hơn 8.000 tỷ đồng.
Thiệt hại đối với các sàn vàng vì phải đóng cửa là điều mà ai cũng nhận thấy rõ, bao gồm thiệt hại về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, cộng với việc mất đi một nguồn thu quan trọng. Chi phí trung bình cho cơ sở hạ tầng ban đầu của một sàn vàng khoảng 10 – 20 tỷ đồng. Đối với những sàn vàng mới thành lập và không tìm đƣợc hƣớng kinh doanh khác để sử dụng cơ sở hạ tầng đã đầu tƣ thì gần nhƣ số tiền đầu tƣ ban đầu này là mất trắng. Đối với những sàn vàng đã hoạt động đƣợc một thời gian tƣơng đối thì thiệt hại sẽ nhỏ hơn, nhƣng chắc chắn vẫn sẽ thiệt hại. Ví dụ sàn vàng VGB thành lập 9/2008, hiện nay sàn vàng này có khoảng 100 đại lý với vốn đầu tƣ từ 150 triệu – 1 tỷ đồng mỗi đại lý. Ƣớc tính sơ bộ thiệt hại về cơ sở vật chất đối với hệ thống của VGB là từ 30 – 40 tỷ đồng, chƣa kể chi phí đào tạo nhân lực, thuê mặt bằng.
Bên cạnh đó, việc đóng cửa sàn vàng đồng nghĩa với việc phải sa thải nhân viên. VGB có hơn 100 nhân viên tại hội sở chính và chi nhánh, cộng thêm khoảng 400 – 500 nhân viên tại hệ thống đại lý, sàn vàng Phố Wall có hơn 100 nhân viên. Hiện tại có tổng sso 20 sàn vàng nên số nhân lực dôi dƣ sắp tới sẽ lên đến cả nghìn ngƣời.
Trong thời gian qua, việc Nhà nƣớc ra lệnh ngƣng nhập khẩu vàng đã khiến cho giá vàng tại thị trƣờng Việt Nam bị điều chỉnh thất thƣờng và không theo xu hƣớng của giá vàng thế giới khiến nhiều các doanh nghiệp kinh doanh vàng luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất khi không có quota nhập khẩu vàng, khiến giá vàng bị đẩy lên rất cao. Không đƣợc nhập khẩu vàng, trong khi nhu cầu đầu tƣ của ngƣời dân vẫn tăng cao, khiến mặt bằng giá trong nƣớc luôn chênh so với giá thế giới. Trong mấy ngày vừa qua, dù có điều chỉnh theo xu hƣớng thế giới, nhƣng giá vàng trong nƣớc vẫn cao hơn thế giới trên 200.000 đồng/chỉ. Chính sự không tƣơng thích giữa cung và cầu trên thị trƣờng đã khiến các công ty kinh doanh vàng phải nới rộng khoảng cách mua và – bán ra để bảo toàn vốn
Bên cạnh đó, việc thị trƣờng vàng trong nƣớc không liên thông với thị trƣờng vàng thế giới còn có khả năng dẫn đến tình trạng nhập lậu vàng. Tại Thái Lan, 6 tháng cuối năm 2008, nhập khẩu vàng tăng đột biến, lên tới 90 tấn mà nguyên nhân đƣợc cho là nhằm mục đích xuất khẩu sang các quốc gia lân cận. Trong khi đó, Việt Nam ngƣng nhập khẩu, có thời điểm giá vàng trong nƣớc cao hơn giá vàng thế giới từ 1 – 1,5 triệu đồng/ lƣợng khiến cho đối tƣợng nhập lậu vàng gia tăng hoạt động, biểu hiện rõ nhất là các cơ quan chức năng đã bắt giữ nhiều trƣờng hợp nhập lậu vàng từ biên giới Tây Nam. Hoạt động nhập lậu vàng nay gây.
Hơn nữa, quy định cấm nhập khẩu vàng và hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN cũng gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Khi nhu cầu mua vàng của nhà đầu tƣ lên cao nhƣng doanh nghiệp không đủ nguồn cung vàng để cung cấp cũng khiến doanh nghiệp kinh doanh vàng mất đi một khoản lợi nhuận đáng kể. Ngƣợc lại, khi giá vàng trong nƣớc thấp hơn nhiều so với giá vàng thế giới nhƣng do quy định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN cũng khiến doanh nghiệp mất cơ hội xuất khẩu vàng ra nƣớc ngoài kiếm lợi nhuận.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ VÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT
NAM