Tác động từ các chính sách của NHNN

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 76 - 120)

Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng

Nhƣ đã phân tích ở trên, cung tiền nới lỏng quá mức từ năm 2006 – 2007 đã khiến năm 2008 Việt Nam phải đối phó với những thách thức vô cùng to lớn, nhất là tình trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng cao 19,7% từ đầu năm đến tháng 7/2008 và nguy cơ là 25% vào cuối năm. Lạm phát leo thang một phần là do đầu tƣ công kém hiệu quả trong khi sử dụng một lƣợng tiền rất lớn. Mức nhập siêu tại thời điểm này là 16 tỉ đồng ( kim ngạch nhập khẩu là 64,4 tỉ trong khi xuất khẩu là 48,57 tỉ đồng). Chính vì lý do đó mà Ngân hàng nhà nƣớc quyết tâm thắt chặt tiền tệ. Từ tháng 7 năm 2006 đến hết năm 2008, Ngân hàng Nhà nƣớc đã điều chỉnh mức lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 14%, nhất là trong năm 2008 khiến vốn đầu tƣ khan hiếm, đẩy lãi suất vay lên cao. Do lo sợ lạm phát trong năm và tăng trƣởng giảm khiến nhà đầu tƣ Việt Nam chọn vàng để bảo toàn vốn kinh doanh. Đồng thời, thị trƣờng chứng khoán tụt dốc, USD đƣợc săn lùng bởi các nhà đầu tƣ muốn rút vốn cũng nhƣ các nhà sản xuất hay giới đầu cơ đều muốn tích trữ USD để phục vụ nhu cầu nhập khẩu khi hàng hóa trong nƣớc đang tăng do lạm phát để kiếm lời.

Chính những bất ổn này đã khiến có thời điểm tiền đồng Việt Nam mất giá mạnh so với USD. Những ảnh hƣởng đầu tiên có thể thấy từ tháng 6/2008, khi thị trƣờng chứng khoán tụt dốc không phanh và chỉ còn 364,71 điểm vào 20/6/2008. Ngày 11/6, tỷ giá NHNN niêm yết 1 USD = 16.461 VND nhƣng tỷ giá ngoài thị trƣờng tự do là 17.500 đồng/USD. Giá vàng giao dịch trên sàn ACB lúc này là 18.345.000 đồng/lƣợng, cao hơn giá quy đổi 425.000 đồng/lƣợng. Ngày 16/6, tỷ giá NHNN niêm

yết là 1 USD = 16.454 VND, tỷ giá tự do giao dịch tại mức 18.200 đồng/USD khiến giá vàng trên sàn là 18.437.000 đồng/lƣợng, cao hơn giá quy đổi đến 605.000 đồng/lƣợng mặc dù giá quy đổi đã đƣợc ACB sử dụng tỷ giá với biên độ cao tối đa. Không dừng lại ở đó, ngày 19/6, tỷ giá NHNN vẫn niêm yết ở mức 16.454 đồng/USD nhƣng trên thị trƣờng tự do USD đã bị đẩy lên mức 19.500 đồng/USD làm giá vàng cao hơn mức quy đổi đến 770.000 đồng/lƣợng khi khớp lệnh trên sàn tại mức giá cao kỉ lục 19.049.000 đồng/lƣợng (giá thế giới quy đổi là 18.282.000 đồng/lƣợng = 892,48 USD/ounce). Diễn biến này kéo dài đến ngày26/6 khi NHNN thông báo chính thức mức dự trữ ngoại hối trên 20 tỉ USD và kèm theo các biện pháp hành chính để ổn định tỷ giá. Ngày 30/6, tỷ giá đã hạ nhiệt, giao dịch tự do rất hạn chế ở mức 17.500 đồng, những biện pháp của ngân hàng đã phát huy tác dụng, chênh lệch giữa giá giao dịch và giá quy đổi không còn, thậm chí lo ngại tỷ giá còn sụt giảm khiến giá giao dịch thấp hơn giá quy đổi 58.000 đồng/lƣợng.

Bắt đầu từ ngày 1/7/2008 trở đi, tỷ giá đã ổn định, tỷ giá tự do gần bằng với tỷ giá NHNN niêm yết thì giá giao dịch trên sàn lại dần dần thấp hơn giá quy đổi. Cộng với tác động giá thế giới quá cao, không nhà đầu tƣ cũng nhƣ đầu cơ nào muốn mua vào ở mức giá quá cao này khiến giá vàng ngày càng sụt giảm tƣơng đối so với giá thế giới. Ngày 7/7, giá vàng là 930,78 USD/ounce, giá trên sàn là 18.867.000 đồng/lƣợng, thấp hơn giá quy đổi đến 274.000 đồng/lƣợng. Đỉnh điểm là đến ngày 15/7, giá vàng thế giới là 973,4 USD/ounce nhƣng giá tại sàn là 19.382.000 đồng/lƣợng, thấp hơn so với giá quy đổi là 620.000 đồng/lƣợng. Những động thái trên của nhà đầu tƣ cho thấy khi họ mất niềm tin vào đồng Việt Nam thì vàng sẽ tăng giá đột biến tại thị trƣờng trong nƣớc khiến cung cầu bị bóp méo. Và hậu quả của việc giá vàng bị đẩy lên cao từ biến động tỷ giá nhƣ thế sẽ không tránh khỏi kéo theo những bất ổn trong sản xuất và các khu vực khác của nền kinh tế

Hiện nay, đã có Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 và nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 172/1999/NĐ về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng, các luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế giá trị gia tăng mới. Theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng…cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu do Ngân hàng nhà nƣớc cấp. Còn các hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, vàng chế biến, vàng nguyên liệu ở dạng bột, dây, lá thì không cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu đều phải tuân theo quy định của Thủ Tƣớng về điều hành quản lý xuất nhập khẩu vàng. Các doanh nghiệp nhập khẩu trong nƣớc phải thực hiện nhập khẩu theo chuyến trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kinh doanh vàng có thể đƣợc cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo năm, thay vì theo từng chuyến nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc.

Tuy nhiên, giữa năm 2008, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ngƣng cấp quota nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp trong nƣớc, và điều này đã gây những tác động không tốt lên giá vàng trong nƣớc – nhất là khi giá vàng thế giới đang có nhiều biến động mạnh nhƣ thời điểm hiện tại. Trƣớc đây, khi hoạt động xuất nhập khẩu vàng còn bị hạn chế bởi quy định về quota thì thị trƣờng vàng Việt Nam đã có những chênh lệch nhất định với thị trƣờng vàng thế giới, có thể gây thiệt hại cho ngƣời kinh doanh vàng. Hiện nay, việc nhập khẩu lại bị ngừng khiến cho khoảng cách giữa hai thị trƣờng ngày càng rộng ra. Ví dụ nhƣ vào tháng 8/2008, khi giá vàng thế giới xuống dƣới 860 USD/ounce thì ngƣời dân trong nƣớc vội vàng mua vàng vào vì dự đoán đó là điểm đáy. Tuy nhiên, trong vài ngày sau đó, giá vàng thế giới tiếp tục rơi xuống 800 USD/ounce nhƣng giá vàng trong nƣớc vẫn không hạ, vẫn ở mức cao hơn giá thế giới 1 – 1,2 triệu đồng/ lƣợng. Lúc này, ngƣời dân lại lo ngại giá vàng thế giới vẫn có thể lao dốc tiếp và bán ra, chịu lỗ. Khi thị trƣờng vàng thế giới điều chỉnh đi lên, các công ty kinh doanh vàng lại đẩy giá lên cao và có thể biện hộ rằng thời điểm trƣớc giá vàng trong nƣớc tăng cao

khiến cho việc tiêu thụ bị chậm lại. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp ngày sẽ đƣợc lãi phần chênh lệch và ngƣời chịu thiệt lại là ngƣời dân.

Về thuế nhập khẩu đối với vàng hiện nay, mức thuế áp dụng tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nƣớc khác nhiều. Năm 1997, Ngân hàng nhà nƣớc quyết định thắt chặt quota nhập khẩu vàng và áp thuế nhập khẩu vàng ký là 5% còn vàng nguyên liệu là 3%. Thuế cao, thủ tục nhập quá khó khăn và thời gian kéo dài (48-72 tiếng) đã khiến cho tình trạng buôn lậu phát triển. Đứng trƣớc tình hình đó vào tháng 3 năm 2004, Bộ Tài chính ký quyết định giảm thuế nhập khẩu với vàng cốm từ mức 1% xuống còn 0,5% và vàng thỏi xuống từ 3% xuống còn 1%. Mức thuế này tuy đã giảm những vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới vì mức thuế nhập khẩu vàng các loại ở đa số các nƣớc này đều bằng 0%.

Trong quý I năm 2009, giá vàng trong nƣớc đột ngột giảm mạnh so với giá vàng thế giới từ 300 đến 900 nghìn đồng/lƣợng khiến trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nƣớc đã xuất khẩu đƣợc lƣợng vàng vật chất trị giá 2 tỷ USD, vì thế lƣợng vàng vật chất trong nƣớc giảm đáng kể. Đến thời điểm hiện nay, do nguồn cung hạn chế và đặc biệt do không chủ động đƣợc đầu vào nên các doanh nghiệp kinh doanh vàng khó đƣa ra đƣợc phƣơng án kinh doanh dài hạn, dẫn đến việc cầu về vàng cao mà cung không đáp ứng đủ khiến giá vàng trong nƣớc đã quay trở lại cao hơn giá vàng thế giới khoảng 200 đến 700 nghìn đồng/lƣợng (tính theo tỷ giá quy đổi). Nếu tiếp tục không cho nhập khẩu vàng thì khoảng cách giữa giá vàng trong nƣớc và giá vàng thế giới có thể tiếp tục bị đẩy xa, gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ và ngƣời tiêu dùng và nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới gia tăng.

Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đã kiến nghị với NHNN nhiều lần về việc bỏ giấy phép xuất nhập khẩu vàng nhƣng đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa đƣợc chấp nhận.

Tác động từ quy định hạn chế xuất khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước

Ngƣợc lại với quy định cấm nhập khẩu vàng của NHNN nhằm giảm nhập siêu, giấy phép hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN cũng gây ra nhiều tranh cãi. Do thói quen tiêu dùng, có khoảng 600 tấn vàng đƣợc nhập vào Việt Nam trong thời gian 10 năm trở lại đây, trị giá khoảng 18 tỉ USD, tƣơng đƣơng với gần 300 tỉ VND. Khi thị trƣờng trong nƣớc biến động với những đặc trƣng riêng khiến giá vàng trong nƣớc thấp hơn giá vàng thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam lại chƣa đƣợc phép xuất khẩu vàng ra nƣớc ngoài, mặc dù đã có nhiều kiến nghị từ phía Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam. Xuất khẩu vàng sẽ khiến ngoại tệ đƣợc thu về và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong nƣớc, tạo điều kiện cho họ thu lợi nhuận và linh hoạt hơn đối với việc kinh doanh, thu hút lƣợng vàng chết rất lớn trong dân cƣ từ hàng chục năm nay đem ra trao đổi. Ngoại tệ thu đƣợc sẽ đi vào hoạt động một cách linh hoạt và nhƣ một nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp cho nền kinh tế, đồng thời tránh đƣợc việc xuất khẩu lậu vàng qua biên giới.

Tác động do quy định cấm kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài

Từ năm 2006 đến nay, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở Việt Nam đã đƣợc phát triển nhanh chóng, đa dạnh hóa danh mục đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi thị trƣờng chứng khoán đang gặp khó khăn và chƣa thể phục hồi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chƣa có khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh qua tài khoản và làm hạn chế rất nhiều sự phát triển của thị trƣờng này. Hiện tại mới chỉ có Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN về việc kinh doanh vàng trên tài khoản nƣớc ngoài, nhƣng trên thực tế, số doanh nghiệp và ngân hàng đƣợc cấp phép là rất ít và hoạt động này còn rất hạn chế. Trong thời gian vừa qua, hoạt động giao dịch vàng trên sàn diễn ra hết sức sôi nổi với lƣợng giao dịch bình quân trong ngày của một sàn vàng khoảng 200.000 lƣợng, tƣơng đƣơng với hơn 4.000 tỷ đồng. Các sàn giao dịch vàng đã mở rộng hệ thống đại lý nhận lệnh của mình qua các điểm giao dịch của các ngân hàng

và công ty chứng khoán. Việc làm này về cơ bản đem lại lợi ích cho cả hai bên cũng nhƣ các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, nhận thấy việc kinh doanh vàng trên tài khoản tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tƣ, ngày 6/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ký ban hành thông tƣ số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài và Quyết định sso 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này.

Thông tƣ số 01/2010/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài kể từ ngày 6/1/2010, trừ các giao dịch để tất toán, đóng tài khoản kinh doanh vàng nói trên. Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài có trách nhiệm tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nƣớc ngoài trƣớc ngày 30/3/2010.

Trƣớc đó, ngày 30/12/2009, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu không đƣợc tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản trong nƣớc dƣới mọi hình thức, và chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nƣớc phải chấm dứt hoạt động.

2.3.2.2. Tác động từ tâm lý kinh doanh vàng của nhà đầu tư Việt Nam

Các nhà đầu tƣ và ngƣời dân khi mua vàng ở Việt Nam vẫn bị ảnh hƣởng ít nhiều bởi tâm lý đám đông mà ít chú ý đến những yếu tố khác ảnh hƣởng trực tiếp lên giá vàng, kiến thức đầu tƣ của họ còn rất hạn chế. Hiện tƣợng ngƣời dân đổ xô đi mua vàng hay bán vàng không mấy xa lạ ở Việt Nam. Trong quý I/2009, ngƣời dân tỏ ra sáng suốt khi xếp hàng để bán vàng chốt lãi ở các mức giá từ 19 đến 20 triệu đồng/lƣợng. Trong quý II và III, do sức hút từ sự phục hồi của thị trƣờng chứng khoán và bất động sản, thị trƣờng vàng trong nƣớc khá trầm lắng mặc dù giá vàng lần lƣợt chinh phục các mốc 21 đến 22 triệu đồng/lƣợng. Tuy nhiên, do cho rằng giá vàng khó

có thể tăng xa hơn, nhiều nhà đầu tƣ khi đó đã vay vàng để bán với hy vọng khi nào giá xuống sẽ mua vào để trả nợ. Đến quý IV, khi giá vàng lên 24 – 25 triệu đồng/lƣợng, hoạt động đầu tƣ “đánh xuống” vẫn diễn ra. Đến giữa quý IV, khi giá vàng tiến về 26 triệu đồng/lƣợng, nhiều nhà đầu tƣ bắt đầu thực sự lo ngại về khoản nợ bằng vàng và cuống cuồng mua vào để thanh toán số vàng đã vay nhằm cắt lỗ khiến tình hình nguồn cung vàng trong nƣớc thêm căng thẳng giữa lúc hoạt động nhập khẩu vàng chƣa đƣợc nối lại. Nhiều nhà đầu tƣ không vay vàng nhƣng khi thấy giá vàng liên tục leo thang cũng ồ ạt đi mua, thậm chí mua bán qua việc kí giấy xác nhận mua bán vàng với công ty kinh doanh vàng mà chƣa thực sự đƣợc cầm vàng. Và khi giá vàng hơi có dấu hiệu đi xuống thì ngay lập tức bán ra để cắt lỗ khiến giá vàng giảm giá nhanh chóng

Qua đó có thể thấy lối kinh doanh vàng của ngƣời Việt Nam đang theo chiều ngƣợc. Thông thƣờng, ngƣời ta sẽ bán ở mức giá cao và mua ở mức giá thấp, còn ngƣời Việt Nam khi giá vàng cao thì mua vào, đến lúc giá thấp thì lại đổ xô đi bán. Đây là kiểu kinh doanh theo phong trào, nhiều ngƣời dân thực sự không có đầy đủ thông tin, nhận định, tầm nhìn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về thì trƣờng vàng nên khi giá lên cao, họ lo sợ giá còn tiếp tục lên nữa. Đầu tƣ vàng có thời điểm rất lãi nhƣng mức rủi ro ở thị trƣờng này cũng rất cao do giá vàng có thời điểm đảo chiều rất nhanh. Kinh doanh trên thị trƣờng vàng cũng tƣơng tự nhƣ kinh doanh trên các thị trƣờng các, yếu tố thông tin và khả năng chớp thời cơ đóng vai trò khá quan trọng. Vì vậy, nhà đầu tƣ cần phải có kiến thức về lĩnh vực này, có nhiều nhà đầu tƣ thậm chí am tƣờng và có kinh nghiệm nhiều khi cũng vẫn bị thua lỗ do thị trƣờng đảo chiều quá nhanh hoặc đi ngƣợc xu hƣớng giá.

2.3.2.3. Sự biến động của các thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản

Trong mối tƣơng quan với các kênh đầu tƣ, thị trƣờng vàng có liên hệ khá mật thiết với thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 76 - 120)